Ngân hàng – cổ phiếu vua nào sẽ lên ngôi thời gian tới?

, , , , , , , ,
Ngân hàng nào sẽ lên ngôi vương tiếp theo
  • TCB
  • MBB
  • VPB
  • VCB
  • BID
  • CTG
  • HDB
  • ADB
  • TPB
  • SHB
  • STB

0 người bình chọn

:star_struck: Xin phép ad lập topic này để các anh em fan của cổ phiếu vua bình luận, đánh giá và đãi cát tìm vàng ra siêu cổ phiếu.

NGÂN HÀNG – CỔ PHIẾU VUA NÀO SẼ LÊN NGÔI THỜI GIAN TỚI ?

:face_with_raised_eyebrow: Đã qua rồi thời kỳ 3 ông lớn VCB, BID, CTG làm “trùm” của thị trường, sự nhanh nhẹn của các Ngân hàng tư nhân đã dần chiếm thị phần của các ông lớn và nhăm nhe lật đổ sự thống trị. Tổng tài sản/Tổng cho vay của nhóm NH tư nhân có thể thấp hơn, tuy nhiên Lợi nhuận sau thuế đã bắt đầu qua mặt BID, CTG và bám sát anh cả VCB.

Nhóm NH tư nhân này thường được hậu thuẫn bởi các tập đoàn tư nhân lớn, có tiềm lực tài chính hùng hậu và rất quyết liệt trong hoạt động kinh doanh. Các NH tư nhân phát triển mạnh về quy mô, lợi nhuận, thương hiệu, hướng đến tập khách hàng cá nhân rộng lớn thay vì mảng bán buôn như các NH nhà nước. Để có thể chiếm vị trí dẫn đầu, các ngân hàng tư nhân này đều hướng tới việc xây dựng Hệ sinh thái Tài chính bao gồm Ngân hàng là trung tâm, bên cạnh đó là Công ty Chứng khoán (CTCK), Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ), Bảo hiểm, Công ty tài chính, …


:star2: :star2: Hệ sinh thái rộng lớn luôn mang lại cả giá trị hữu hình và vô hình nên các ngân hàng luôn mong muốn thành lập thêm công ty con. Trong tình hình các ngân hàng phải chịu nhiều quy định, giám sát thì việc chuyển các hoạt động như Trái phiếu, đầu tư, bảo hiểm … sang các công ty con để đỡ vướng mắc là cách nhiều ngân hàng đang thực hiện. Ngoài ra với việc tận dụng data khách hàng, mạng lưới, nhân sự … để các công ty con như Chứng khoán, Bảo hiểm … “cross sale” là một cách tăng cường sự gắn kết với khách hàng và quan trọng nhất là tối ưu hóa được lợi nhuận. Nếu các công ty trong hệ sinh thái có khả năng phối hợp tốt với nhau thì đây sẽ là đòn bẩy cực mạnh cho hoạt động kinh doanh của Hệ sinh thái.
Trong thời gian vừa qua, do không được chấp thuận mở mới Công ty Chứng khoán, Quản lý quỹ …, nhiều ngân hàng chọn cách M&A lại các đơn vị này nhằm mở rộng hệ sinh thái. Có thể kể đến một vài thương vụ như:

  • TPBank đang muốn mua Công ty Tài chính Handico (HAFIC). Đồng thời, TPB đã hoàn thành mua Công ty QLQ Việt Cát và sẽ sớm đổi tên thành công ty con của Ngân hàng.
  • VPBank mua thành công Chứng khoán ASC, đổi tên thành Chứng khoán VPBS. Ngoài ra, VPBank cũng thành công mua lại công ty Bảo hiểm OPES.
  • Chứng khoán Việt Nam Gate Way đổi tên thành chứng khoán KS Securities và gia nhập cùng hệ sinh thái với Ngân hàng Kiên Long.

:ok_hand: :ok_hand: Theo quan điểm của Positive Flow, trong tương lai bất cứ ngân hàng nào xây dựng được hệ sinh thái vững chắc, đầy đủ dịch vụ cho khách hàng và sự phối hợp giữa các mắt xích trong hệ sinh thái càng nhịp nhàng thì sẽ tối ưu được lợi nhuận, nguồn khách hàng… Chúng tôi sẽ điểm lại 3 cổ phiếu được đánh giá là đã và đang xây dựng được hệ sinh thái và có thể sẽ là các ông vua mới của ngành ngân hàng trong tương lai.

:1st_place_medal: Thứ (1), đứng đầu không còn ai khác chính là Techcombank (TCB), đây có thể nói là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, đứng trên nhiều ông lớn nhà nước và tư nhân. Với sự phối hợp của 2 công ty con là CTCK Techcom và Công ty QLQ Techcom, nhóm của chủ tịch Hồ Hùng Anh đạt hiệu suất cực cao với lợi nhuận đem về thuộc hàng top hệ thống. Cụ thể, trong năm 2021:

  • Techcombank là ngân hàng có lợi nhuận đứng thứ 2 toàn hệ thống chỉ sau VCB, CASA dẫn đầu hệ thống trong nhiều năm dù lượng nhân sự chỉ xếp Top 8.
  • Techcom Securities (TCBS) là CTCK có lợi nhuận lớn nhất hệ thống, vượt xa các CTCK khác. Với chiến lược tập trung vào mảng trái phiếu từ rất sớm, TCBS cũng chiếm thị phần tư vấn trái phiếu lớn nhất, bỏ xa các CTCK xếp sau. Ngoài ra, TCB còn đang phát triển mảng môi giới cổ phiếu và trái phiếu với thị phần khá tốt (5%) dù hoàn toàn không sở hữu bất kỳ môi giới nào mà chỉ dùng 100% công nghệ, trái ngược với các CTCK khác khi môi giới là phòng ban luôn chiếm nhiều nhân sự nhất công ty. TCBS nếu được niêm yết cũng sẽ là một cú hích cho giá cổ phiếu TCB.
  • Công ty QLQ Techcom là đơn vị quản lý Quỹ mở trái phiếu (TCBF) lớn nhất trong hệ thống các Quỹ mở trái phiếu hiện tại với quy mô ~19.000 tỷ, trong khi quỹ đứng thứ 2 là MBF mới có ~2.000 tỷ. Nên nhớ, phần lớn Chứng chỉ quỹ PVBF được chính nhân viên ngân hàng Techcombank bán, đồng thời hầu hết các khoản đầu tư trái phiếu niêm yết trong rổ của TCBF phần lớn là các trái phiếu VIC, VHM, NVL, MSN … do chính TCBS tư vấn phát hành.
    Có thể thấy, với sự phối kết hợp hoàn hảo giữa các mắt xích của Ngân hàng, Chứng khoán và QLQ, hệ thống của Techcombank ngày càng vững mạnh và đạt lợi nhuận rất cao. TCB sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho ngôi vương của ngành ngân hàng trong tương lai.

:2nd_place_medal: Thứ (2) là Ngân hàng Quân đội MBBank (MBB). Một ngân hàng đã thay đổi cực kỳ nhiều trong những năm vừa qua khi ông Lưu Trung Thái lên làm Tổng giám đốc. MBB là một trong những ngân hàng có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất trong hệ thống, và liên tục đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới và cực kỳ cạnh tranh trong mảng bán lẻ.
Những năm gần đây, MB cũng tự xưng là MB Group bởi hệ sinh thái đa dạng của mình. Hiện, vốn điều lệ của MB đạt 37.000 tỷ đồng, có tới 6 công ty con: công ty mua bán nợ MB AMC, công ty chứng khoán MBS, công ty quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), CTCP Bảo hiểm quân đội (MIC), công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas, công ty Tài chính TNHH MB Shinsei. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, Tổng giám đốc Lưu Trung Thái khẳng định, định hướng của MB là xây dựng và triển khai mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng (MB Group).
Một kết quả và hiệu quả khác cũng được thấy rõ ở MB từ động lực phát triển các hệ sinh thái ngân hàng đó là, khi năm 2021 nguồn CASA lên tới 45%, đứng thứ 2 toàn hệ thống chỉ sau TCB và vượt trội so với “Big 4”.
Mặc dù, sự phối hợp của các thành viên trong hệ sinh thái của MB Group chưa đạt hiệu quả cao như TCB, tuy nhiên trong thời gian tới, nếu kết hợp được hệ sinh thái số vào các sản phẩm của MB và các công ty thành viên, MB cũng xứng đáng là một viên ngọc quý để theo dõi.
4

:3rd_place_medal: Đứng thứ (3) phải kể tới Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB). Ngân hàng được biết đến với mảng mạnh nhất là Cho vay tài chính với công ty tài chính FE Credit, hiện đã bán 50% vốn cho Sumitomo. Với lượng tiền mặt lớn từ việc bán vốn của FE, VPB đã nhanh chóng thực hiện 2 thương vụ M&A để mua lại 1 CTCK (VPBS, trước là ASC) và 1 Công ty Bảo hiểm. Ngay lập tức, VPBS đã tăng vốn khủng lên ~9.000 tỷ đồng, xếp Top 3 trong các công ty chứng khoán.

Trước đó, VPBank đã từng sở hữu một công ty chứng khoán là ***, song đã quyết định thoái hết vốn vào năm 2016 để tập trung vào các mảng kinh doanh chiến lược khác như cho vay tiêu dùng, SMEs. Có thể thấy với việc quay trở lại mảng chứng khoán, VPBank đang có ý định mở rộng hệ sinh thái tài chính và hoàn toàn có thể mua lại Công ty Quản lý quỹ trong tương lai.


Trên đây là 3 ngân hàng mà Positive Flow đánh giá đã xây dựng được hệ sinh thái của riêng mình và có nhiều cơ hội để trở thành siêu cổ phiếu trong tương lai. Anh em đang sở hữu cổ phiếu bank nào và có đề cử siêu cổ nào cho tương lai ?

:warning: Lưu ý: Bài viết trên chỉ là quan điểm cá nhân, không phải khuyến nghị mua/bán/nắm giữ.

2 Likes

tpb

TCB thì ko cần phải bàn nhiều rồi .

TPB cũng khá tích cực M&A hệ sinh thái, đã có CTCK vs CT QLQ rồi. Đáng để theo dõi con hàng khá nhanh nhảy chuyển đổi này

Chủ đề hôm nay là FED nâng lãi suất thì tác động như thế nào tới ngành BANK

  1. Bank là 1 ngành không một chút Cycle
    Không giống đặc trưng bank thế giới thì Bank Việt Nam hoàn toàn không Cycle và nó cũng chưa có điểm mature, hiện tại nhìn chung số lượng local bank là lớn và việc giảm tải cho Big4 (B, VC, VT AG) là chắc chắn. Nên việc tăng TTS chắc chắn vẫn tiếp tục. Trong giai đoạn nợ xấu từ 2011-2015 lợi nhuận của bank cũng vẫn tăng trưởng chứ chẳng phải sụt giảm gì, và trong giai đoạn 2015-2018 giai đoạn FED QT thì lợi nhuận bank VN tất nhiên tăng nhanh hơn giai đoạn trước đó.
    Cái mình muốn nói ở đây là Bank lợi nhuận nó không phụ thuộc vào yếu tố lãi suất như mọi người hay nghĩ. Lấy đơn cử 1 ví dụ là nếu cả nhà Cash out thì lượng tiền đó chắc chắn để ở bank, và việc để nguyên ở Bank thôi thì làm COF nó hạ xuống rồi. Nên tóm lại lợi nhuận 1 bank thì nó phụ thuộc vào 3 thứ: NIM, ROOM và NFI.
  2. FED Tăng lãi suất thì.
    Phải mô tả cơ chế ntn. FED tăng lãi suất thì nó tác động từ tâm lý tới dòng tiền tới ty tỷ thứ khác. Flow Clear nhất là: FED tăng lãi => Chênh lệch lãi VND-USD hạ xuống => Nắm giữ VND không còn là lựa chọn tốt trong điều kiện lãi suất thấp trong khi FED tăng liên tục => đổi tiền => cuối cùng là lượng VND giảm xuống do cuối cùng thì lượng tiền này cũng phải đổi vào trong SBV => Lượng tiền giảm xuống => Lãi suất VND tăng.
    Điều này lý giải tại sao lãi suất tiền gửi tăng, cho vay tăng mặc dù SBV chẳng nâng một chút lãi suất nào cả. Vậy thì bank sẽ ngồi không để bị thịt?
    Tất nhiên là không rồi. Chả ai lại ngồi không để bị thịt. Lãi suất này quay ra sẽ tăng lên người vay mà chẳng cần một cơ chế cao siêu gì cả. SBV dù có cố có nín thì cũng không thể hạ được. Bản thân SBV không nâng lãi suất như thị trường thì như ai cũng biết là lãi suất thực đi lên rồi, vay thì khó hơn mà lãi suất thì cao hơn. Việc khóa room trong lúc này chỉ vì lạm phát mà thôi.
    Tóm lại FED tăng thì lãi suất bank tăng và lãi suất cho vay tăng. Cash out tiền mặt thì bank nó cũng có tiền trong acc mà. Bank tóm lại trung gian thì vấn đề của trung gian nó nằm ở việc được cấp ROOM bao nhiêu thôi.
  3. Nhưng siết room thì
    Thì đồng nghĩa với việc siết tất cả các lĩnh vực để kiềm chế lạm phát, không tăng room thì cả làng chết, dân không vay được tiền, doanh nghiệp không có tiền sản xuất. Tín dụng USD thì không phải bên nào cũng tiếp cận được và giờ còn thêm cả quy định vay offshore bắt buộc hedge thì chịu, rất khó, khó chung chết chung chết chìm còn ông trung gian thì vẫn thu phế.
    SBV không thể ép room mãi, chính phủ không thể duy ý chí mà nhìn nhận chuyện này. Trước đây IMF cũng than phiền chuyện room tín dụng với SBV. Còn những quốc gia không có room limit thì sao ai cũng thấy rõ. Mỗi nước một cách kiểm soát khác nhau, mô hình khác nhau. ROOM vẫn là thứ không thể thay thế ở Việt Nam.
  4. Thế tiếp theo
    Từ đầu năm tới giờ SBV bán ra đâu đó 8 bio FW trong đó chắc chắn đã ra là tầm 6-7 bio USD tức là tầm vài trăm nghìn k bio VN đã đi ra. Thiếu hụt này chả có cái gì có thể bù được, ngoài tiền ngoại vào cả. Việc kiềm chế room càng khiến lượng tiền trở nên ít ỏi và tăng lãi suất mà thôi. SBV bắt buộc phải làm 2 biện pháp:
    Tăng lãi suất. Nói là tăng nhưng thực ra mức lãi suất trên thị trường đã tăng rồi. Nếu năm 2018 mức ls này là 5% thì giờ việc tăng lên nó mang tính chất định hướng thôi.
    Nới room: Cái này không nới đồng nghĩa với việc đẩy các thị trường đang khó kiểm soát như TPDN lên cao. SBV muốn cái nào, Traditional Bank có kiểm soát hay Shadow Bank khó kiểm soát.
  5. Lợi nhuận của Bank
    Nếu nói là không ảnh hưởng hẳn thì không đúng, có thể mức lãi suất cho vay vẫn lagging một chút theo hợp đồng nhưng ngược lại việc cash out và để KKH khiến bank có chút dễ thở hơn téo. NIM có thể hạ nhưng bù lại việc tăng room nửa cuối năm.
    Nợ xấu có thể là một phần tại sao bank giảm, nhưng có những ông đã dự phòng trước thì không, thì còn an toàn chán, cái này chưa cần TT01 hết hiệu lực bank đã có chuẩn bị rồi. Tóm lại chờ tới báo cáo q2, q3 sẽ rõ, 2020 2021 giờ là 2022 vấn đề của bank nó không nằm ở những bank khỏe mà nó nằm ở những máy bơm. Những bank mà sống bám vào chủ đứng sau, chứ còn commercial bank thực hiện nhiệm vụ trung gian thì … sống tốt.
    À bổ sung quan điểm của một sếp về nợ xấu thì nợ xấu là chuyện … đương nhiên nhất là nợ xấu BĐS. Cơ chế xử lý là chuyện cũng đương nhiên nốt. Cái chính nó nằm ở tỷ lệ và tỷ lệ dự phòng. Không phải ngẫu nhiên mà giờ BĐS phải đẩy ra làm TPDN. Hiện tại thì có 2 điểm khác với 2008 nếu có liquidity crisis liên quan tới BĐS xảy ra:
  6. TPDN người gánh cuối là trái chủ, bank vô can
  7. Khác rồi cái thời xin đất xây nhà không bán được. Giờ bán được tuốt, chỉ sợ chính phủ không cho bán thôi. Giờ không cho vay mua BĐS mà người vay mua là khách hàng cá nhân là chính không phải chủ thầu. Bank nắm side KHCN, chủ thầu là TPDN rồi.
  8. LTV bank cho BĐS giỏi lắm 70% . Mà không phải là 70% giá đất nhé mà là giá nhà, chứ Đất thì không có vay vủng gì sất.
  9. Cuộc chiến thị phần
    SBV cho biết giảm số lượng TCTD đồng nghĩa với việc một vài bank sẽ có cơ hội lên Big4, thị phần tăng và cuộc chiến thị phần ngày một khốc liệt giờ bank đã bắt đầu tấn công thế hệ người dùng GenZ mới lại là một cuộc chiến mới, trong đó những bank đã đang và có thị phần thì ai cũng rõ.
  10. Mua MBB vào thời điểm này chắc chắn hôm nay không lỗ (tại vì nó đang sàn)

Nguồn: not me, Hedge Academy

con HDB cũng khá ok

[ Bank cần định giá bằng gì + Đúng sai không quan trọng bằng Logic]

Đầu tiên mình xin nói là tại sao mình lên tiếng chỉ trích tất cả các phương án sử dụng DCF để định giá bank. Lý do tại sao

  1. Dòng tiền không bao giờ là thứ quyết định cho bank

Một bank nó không bao giờ xác định dòng tiền theo kiểu doanh nghiệp để mà xem xét về earning hay dividend để discount về cả. Bank thiếu tiền được xác định bằng tỷ lệ thanh khoản, Bank cũng không tạo ra dòng tiền hay bán chịu, việc xác định kiểu thiếu tiền theo kiểu doanh nghiệp là vô dụng.

  1. Earning có thể thay thế không.

Discount FE hay FF hay Div không xong thì có Discount Earning được không. Thì cũng không nốt vì Bank cũng không có giá trị Terminal , như trước đây nhận xét Bank Việt Nam còn lâu lắm mới đạt điểm mature. Nên terminal chắc tới đời con bạn cũng chưa có luôn.

  1. Tại sao bắt buộc phải là so sánh.

Analyst cho bank sẽ không quyết định được giá trị nào là hợp lý, việc lấy trung bình ngành là vớ vẩn. Nên PE hay PB hợp lý phụ thuộc vào chính bạn. Mình luôn lấy assumption cho phần này là bao nhiêu với cái appetisse của mình. Từ đó mới ra giá, giá là phản ánh kỳ vọng cái này đúng nhất cho bank.

Tóm lại Bank nó là tương đối, Bản thân analyst chỉ nên đưa ra dự báo về lợi nhuận còn bản thân nhà đầu tư và thị trường quyết định giá phù hợp.

Nguồn: Hedge Academy

[​IMG]NHNN LIỆU CÓ NỚI ROOM TÍN DỤNG ?

[​IMG]Ngày 15/07 vừa qua, NHNN họp báo có nói sẽ giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%/năm trong 2022. Cần hiểu thông điệp này của NHNN như thế nào ?
[​IMG](1) Việc giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng 14% có nghĩa là NHNN sẽ sớm mở lại băng thông tín dụng, chứ không phải siết lại như chúng ta lo ngại. Tuy nhiên mở ra cho ngành nào thì còn phải xem xét tiếp, chắc chắn các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ được ưu tiên. Các ngành Bất động sản, sắt thép sẽ bị hạn chế.
[​IMG](2) Nhiều báo giật tít là “không nới room tín dụng” nhưng thực tế NHNN chỉ đang rà soát lại chất lượng tín dụng của các NH (nhiều NH đều đã bị NHNN thanh tra đợt vừa rồi), và sau đợt thanh tra này + các dấu hiệu phục hồi tốt từ chỉ số kinh tế vĩ mô 2H22 thì NHNN sẽ sớm mở lại room cho các NH có chất lượng nợ tốt. Thực tế sau 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới là 9%, như vậy còn 5% dư địa cho cuối năm.
[​IMG](3) NHNN đã tung ra gói hỗ trợ 350.000 tỷ cho các DN, trong đó có 40k tỷ hỗ trợ 2% lãi xuất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, thực hiện trong 2 năm. Điều này càng tạo cơ sở cho việc mở lại room tín dụng cho các ngân hàng.
[​IMG](4) Ngoài ra, trong phiên họp tháng 6/2022, Chính phủ đã phát tín hiệu “ưu tiên chính sách tài khóa” hơn, đối với chính sách tiền tệ thì linh hoạt với các chỉ tiêu vĩ mô khác => Hiểu đơn giản là trong giai đoạn này một số chỉ tiêu khả năng tiền tệ đã đạt được, vì vậy cần kìm lạm phát, nên đẩy mạnh tài khóa hơn tiền tệ là trọng tâm.
[​IMG]Kết luận:

  • Việc nới room sẽ sớm thực hiện trong tháng 7 hoặc tháng 8, do đó có ưu tiên mua các bank có chất lượng tín dụng tốt và tiềm năng tăng trưởng tốt như MBB, TCB, VCB … Dòng bank là dòng đã suy thoái đầu tiên của thị trường (T6/2021), cho đến hiện tại nhiều bank đã có mức chiết khấu khá tốt và đang ở mức nền tương đương đầu năm 2021. Đây là cơ hội tốt cho các khoản đầu tư tương lai.
  • Theo dõi chặt và mua dần các DN hưởng lợi theo các chính sách tài khóa, đầu tư công => giai đoạn trước giải ngân khó do giá NVL tăng, nhưng hiện tại đã hạ nhiệt. Bác Chính cũng phát biểu ưu tiên giải quyết các nhà thầu chịu ảnh hưởng bởi giá NVL đợt rồi.

💥 1H2022 TECHCOMBANK: TĂNG TRƯỞNG TỐT NHƯNG ĐÃ CHẬM LẠI 💥


📌(1) Tổng Thu nhập và LN sau thuế:

  • Q2/2022 Techcombank đạt lần lượt 11,035 tỷ (+19,9% yoy) và 5,800 tỷ (+23% yoy).

  • Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt lần lượt 21,147 tỷ (+16,5% yoy) và 11,494 (+23,8% yoy).

  • Thu nhập lãi thuần: Q2/2022 đạt 7,793 tỷ (+ 18% yoy). Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 15,904 tỷ (+25% yoy).

👉 Techcombank tiếp tục duy trì tăng trưởng và hiệu quả vượt trội 6 tháng đầu năm 2022 tuy nhiên tốc độ đã chậm lại so với các quý trước. (Hình 1,2)
1
2

📌(2). Nợ xấu tiếp tục được duy trì ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng, giảm nhẹ còn 0.6% so với 0.7% của Q1/2022 và 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu: Tăng nhẹ lên 171% so với 160% của Q1/2022 và 2021. (Hình 3)
3

📌(3). CASA: Quý 1 và Qúy 2 vừa rồi giảm còn 47% do khách hàng có xu hướng chuyển dịch CASA sang một số sản phẩm khác như bất động sản và chứng khoán. (Hình 4)
4

📌(4). CIR (Tỷ lệ chi phí hoạt động): Ổn định ở mức 30%, thuộc TOP thấp nhất hệ thống.

📌(5). Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt khoảng 8,5% trong đó Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 59,4%, đạt 205.400 tỷ đồng, chiếm 46,6% danh mục tín dụng của Ngân hàng.


Như vậy, với kết quả này:

❗️❗️- Techcombank tiếp tục kéo dài chuỗi tăng trưởng tốt trong nhiều quý liên tiếp, nhưng tốc độ tăng đã chững lại. Nhiều lợi thế cạnh tranh của TCB như CASA đã được các ngân hàng khác học theo và có sự cạnh tranh quyết liệt.

📈- Tuy nhiên TCB vẫn còn nhiều lợi thế từ hệ sinh thái với Chứng khoán TCBS và Quản lý quỹ Techcom hoạt động vẫn rất hiệu quả trên thị trường.

TCB có phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng của VHM, VIC. Và tới đây khi thị trg trái phiếu bị SBV kiểm soát chặt hơn thì TCB còn có dư địa để phát triển không?

💥 TỔNG HỢP KQKD H1 2022 CỦA CÁC BANK 💥


📈 Như vậy tất cả các ngân hàng niêm yết đều đã ra Báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tăng trưởng lợi nhuận có giảm tốc, tuy nhiên hầu hết các NH có 6 tháng đầu năm “ăn nên làm ra” khi đều có lãi đậm. Đặc biệt nhóm NH thuộc Big 4 (VCB, BID, CTG) có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.

👇 Trong bài viết này, Positive Flow sẽ tổng hợp một số điểm nhấn đáng chú ý về tình hình kinh doanh 6T đầu năm 2022 của các NH niêm yết.

📌 (1). Về Lợi nhuận thuần: (Ảnh 1)

  • Hầu hết các bank đều có sự tăng trưởng tốt so với Q2/2021, ngoại trừ VPB, MSB và STB có tăng trưởng âm. Tăng trưởng trung bình của 15 NH có lợi nhuận cao nhất đạt 43%.

  • Các NH có sở hữu nhà nước VCB, BID, CTG trở lại cuộc đua lợi nhuận với mức tăng ấn tượng, lần lượt 50%, 43% và 106%. BID và CTG sau thời kỳ năm 2021 phải tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu, nên có mức nền khá thấp, trong khi đó VCB vẫn duy trì phong độ.

  • TCB và MBB vẫn áp sát và tăng trưởng tốt, tuy nhiên đã giảm tốc. VPB sau quý 1 tăng trưởng đột biến từ hợp đồng bảo hiểm, quý 2 tăng trưởng đã chậm lại khá nhiều.

📌 (2). Về Nợ xấu và dự phòng rủi ro: (Ảnh 2)

  • Hầu hết các NH đều gia tăng nợ xấu, nợ xấu trung bình của các NH niêm yết là ~ 2.1%, tăng mạnh so với mức 1.7% đầu năm.

  • Việc nợ xấu của các NH tăng một phần đã nằm trong dự liệu của giới chuyên gia phân tích. Trong các quý tới, bức tranh nợ xấu sẽ rõ ràng hơn khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp do dịch Covid-19 đã chính thức hết hạn vào ngày 30/6.

  • Một số NH gia tăng nợ xấu đáng chú ý như VPB (5.3%), MBB(1.2%, tăng mạnh so với 0.9% đầu năm), SHB (2.5% so với đầu năm 1.4%), … trong khi đó TCB, VCB vẫn duy trì nợ xấu mức rất thấp.

  • Top các NH hàng đầu vẫn giữ mức Dự phòng rủi ro rất cao như VCB (kỷ lục 505%), BID (262%), CTG (189%), MBB và TCB lần lượt là 221% và 176% … Đây sẽ là của để dành của các NH sau khi nợ xấu giảm đi và NH có thể hoàn nhập dự phòng rủi ro.

📌 (3). Về tăng trưởng tín dụng (Ảnh 3)

  • Trong Quý 2, có thể thấy rõ sự khác biệt khi nhiều NH vẫn tăng mạnh tín dụng (VCB, BID, TCB, ACB, LPB…), trong khi nhiều NH không đổi so với Quý 1 (MBB, CTG, TPB …). Lý do là nhiều bank đã tăng trưởng tín dụng rất mạnh trong quý 1, dẫn đến full room tín dụng và chưa thể cho vay thêm mới.

  • Sau buổi họp báo ngày 14/07, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cho cuối năm. Như vậy, NHNN sẽ sớm mở room thời gian tới, và các NH có chất lượng tín dụng tốt, hoặc nhận hỗ trợ các NH yếu kém (MBB, VCB) sẽ có nhiều cơ hội được mở room trong quý 3 này.

📌(4). CASA và NIM (Ảnh 4,5)


  • Các NH tiếp tục các chính sách tăng trưởng CASA, nổi bật nhất như VCB, MSB (rất đáng lưu ý sự vươn lên mạnh mẽ của MSB gần đây). Ngoài ra các NH có mức CASA cao trước đây như MBB, TCB cho thấy dấu hiệu chậm lại khi các NH cũng đã học theo chiến thuật tăng CASA.

  • Về NIM, dễ thấy các Bank nhà nước có sự lép vế khi NIM khá thấp. Trong khi đó các ngân hàng tư nhân như MBB, TCB, MSB, vẫn duy trì NIM rất tốt nhờ chi phí vốn thấp, trong đó VPB vẫn có NIM cao nhất nhóm NH do hợp nhất FE Credit.


🔥🔥 TỔNG KẾT:

🎯- Sau 2 quý đầu năm lợi nhuận và tín dụng tăng mạnh, dự kiến quý 3 và 4, tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm sẽ chậm lại. Cụ thể, để kiểm soát lạm phát, NHNN có thể thận trọng hơn trong việc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2022. Hạn mức được cấp thêm có thể chỉ ở mức vừa phải, đi cùng với điều kiện các NH phải hạn chế giải ngân cho các phân khúc rủi ro.

  • Ngoài ra, dự kiến các nguồn thu ngoài lãi của các NH sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm. Theo đó, ngoài việc không còn lợi nhuận từ kinh doanh trái phiếu chính phủ, doanh số thanh toán của nhóm NH thương mại Nhà nước sẽ bị sụt giảm do chương trình miễn phí chuyển khoản.

  • Dù vậy, do đã chiết khấu khá nhiều và đi ngang từ đầu năm. Một khi thị trường đã điều chỉnh xong, dự kiến nhóm Bank sẽ sớm tỏa sáng để nâng đỡ index cho cuối năm. 🔥🔥🔥

Nhớ lần MSB sụt liên tục từ 20 xuống 15, khiếp thật. Cổ phiếu vua thì vua, vào thế thì cũng không dám mở app xem báo lỗ. Nhưng sắp tới đỡ rồi. Quay lại mua bank được rồi. Nhưng mua mã nào tốt nhất trong 3 tháng tới nhỉ ?

Nghe nói TCB sắp ra hơn 6 triệu cp ESOP, nếu quen mà mua được cp đó rẻ hơn trên sàn thì hay

Ngắn hạn, đầu cơ, chạy nhanh có thể chọn STB SHB LPB VPB
Dài hạn, cơ bản, chắc chắn có thể chọn MBB TCB VCB

1 Likes

Cảm ơn @PositiveFlow
Thấy thích SHB, mã đó có vẻ cứng; không nhanh như MBB nhưng ổn định
Mặc dù SHB cho vay BDS nhiều, bao phủ nợ thấp (hình như dưới 50%) nhưng trên mạng viết ông chủ SHB trùm đòi nợ, nên không lo lắm :smiley:

HDB: khối ngoại đã chi gần 63 tỷ đồng mua ròng gần 2,4 triệu cổ phiếu HDB; qua đó đưa HDB trở thành mã ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất phiên hôm nay và nhiều thứ hai trong nhóm VN30.

🔥ACB vs Sunlife, TCB vs Manulife, STB với Dai-ichi, VIB với Prudential, và MBB vs MBAgeas Life … đang dẫn đầu mảng Bancassurance kể từ đầu năm. (Ảnh) 🔥
📈Mảng phân phối bảo hiểm (bancassurance) tiếp tục là mảng kinh doanh “màu mỡ”, đóng góp tích cực vào KQKD của nhiều NH. Nhiều nhân viên tín dụng bây giờ, bán bảo hiểm còn hơn bán sản phẩm tín dụng.
🤝Mảng bancassurance bản chất là cộng sinh giữa ngân hàng và bảo hiểm. NH với lợi thế vượt trội về data khách hàng, hệ thống chi nhánh + con người phủ sẵn thị trường, đã trở thành kênh bán bảo hiểm chính, vượt qua các Đại lý bảo hiểm truyền thống.
Cần lưu ý: doanh thu từ mảng bancassurance này sẽ đến từ phí hoa hồng MỘT LẦN (đột biến trong kì ký kết) + KPI phân phối hoặc ăn theo từng hợp đồng (tùy thỏa thuận)… VD như đầu năm 2022, nhờ khoản phí hoa hồng Banca một lần từ AIA mà VPBank có quý đầu năm với lợi nhuận vượt trội, đứng đầu toàn thị trường. Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, Vpbank sẽ chỉ nhận phí KPI theo hợp đồng, nên khả năng Q1/2023 sẽ không thể duy trì lợi nhuận đột biến như năm nay.
👍 Đặc biệt, MBB hiện tại là NH duy nhất đang tự phát triển mảng bảo hiểm riêng của mình qua công ty con MIC và MB ageas. Với mô hình sở hữu công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm, NH sẽ nhận được khoản phí trả trước và cả những khoản hoa hồng từ các công ty này trong tương lai.
🎯 TỔNG KẾT LẠI, chỉ nhìn vào doanh số bảo hiểm cũng biết được ngân hàng nào đang có nhân viên năng động và có mạng lưới KHCN tốt nhất (MBB, TCB, VPB, ACB), đặc biệt ông nào không phải share phí bảo hiểm cho bên ngoài như MBB thì càng có lợi.

1 Likes

Chủ pic cho hỏi ngân hàng ADB là ngân hàng nào???

Chắc là chủ pic viết nhầm thôi, ACB
Đợt ACB chia cổ tức 6/22, không bị giảm ngay (sau đó thì giảm theo tt chung)
Chắc là có đội hỗ trợ
image

PS: WOW, có ngân hàng ADB thật, nhưng không đăng ký mã ở 3 sàn VN :smiley:

ACB bác nhé, chả biết sửa kiểu gì nữa