Ngân hàng - đừng kì vọng sóng lớn

, , , , , , , , ,

Để đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14,5% trong năm nay, thì tháng cuối cùng của năm 2023 toàn hệ thống ngân hàng cần giải ngân hơn 735.000 tỉ đồng. Chứng tỏ Ngân hàng phải vất vả đẩy vốn ra nền kinh tế. Đây được coi là một nhiệm vụ gần như là bất khả thi.

Tại sao lãi suất cho vay gần đây vẫn tiếp giảm, đến nỗi mà lãi suất cho vay đã bằng, thậm chí thấp hơn đại dịch COVID nhưng mà cầu tín dụng vẫn yếu.

  • Thứ nhất, lãi suất quan trọng, nhưng vay để làm gì còn quan trọng hơn. Có vay thì phải có trả, không nhìn thấy cơ hội, doanh nghiệp không dám mạnh tay vay nhiều. Ngược lại, không ít đơn vị than thở khó tiếp cận vốn vì không đủ điều kiện. Có nghĩa là linh tế trở lại thời hoàng kim sẽ là lúc ngành ngân hàng dẫn sóng

  • Thứ hai, thực tế cũng chỉ ra, tiền của NH đang chảy vào chỗ thân quen. Nhiều doanh nghiệp vay vốn NHTM lại chính là các công ty "sân sau” của chính thành viên hội đồng quản trị NHTM, trong đó phần nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Nhìn vào đại án Vạn Thịnh Phát - SCB, có thể thấy thủ thuật này ngày càng tinh vi hơn. Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, dù không giữ chức vụ gì tại SCB nhưng lại có “quyền lực tuyệt đối” chi phối toàn bộ nhà băng này. Có thể thấy, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều bất cập. Việc sửa đổi pháp luật để phù hợp thực tiễn rất cần thiết.

Vì thế mà cuối năm nay ngân hàng gặp rủi ro nợ xầu về đáo hạn trái phiếu dn, thị trường bất động sản trầm lắng, khả năng sản xuất kinh doanh, trả nợ của các doanh nghiệp gặp vấn đề
Theo quan điểm của em thì mua ngân hàng và kì vọng vào 1 con sóng lớn là sẽ không có

vừa qua em có đi gặp gỡ doanh nghiệp, cụ thể là ngân hàng BID, CTG, VIB, MBB, STB. Bác nào đang giữ các mã này liên hệ e sẽ cung cấp thông tin cho mình nhé!