Ngân hàng Nhà nước vừa có Tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về Tỷ lệ sở hữu (TLSH) của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại TCTD

, , , , , , , , ,

🍅 Theo nghị định 01/2014/NĐ-CP thì:

  • Tổng mức sở hữu cổ phần của các NĐTNN không vượt quá 30% VĐL của một NHTM Việt Nam.

  • 1 tổ chức nước ngoài sở hữu không quá 15%, NĐT chiến lược không quá 20% vốn điều lệ.

  • NĐTNN và người liên quan không được sở hữu quá 20% VĐL.

→ Quy định chặt chẽ này khiến NĐTNN thoái lui đầu tư vào Bank Việt do tỷ lệ ko đủ chi phối, nhiều Bank phải khóa room ngoại ở tỷ lệ thấp hơn 30% này để giữ chỗ cho các NĐTNN chiến lược (TCB, HDB, SHB …).

🍅 Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết về giới hạn TLSH cổ phần của NĐTNN tại các NHTM trong các FTA, đặc biệt là EVFTA, Việt Nam phải cân nhắc tích cực đề xuất của các định chế tài chính EU về việc nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ tại 2 thương mại cổ phần trong nước trong vòng 5 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, trừ Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

→ Như vậy việc đề xuất lần này của NHNN cũng để phù hợp với quy định của các FTA.

🍅 NHNN dự kiến sẽ đề xuất nới room của các NH yếu kém để NĐTNN vào cơ cấu, ngoài ra theo kế hoạch, NHNN cũng sẽ nới room cho các Bank nhận Chuyển giao đặc biệt (CGDB) Ngân hàng yếu kém (VD như MBB nhận cơ cấu Ocean thì MBB cũng sẽ được nới room). Hiện có 4 Ngân hàng tham gia chương trình cơ cấu NH yếu kém (Vietcombank, MBBank, Vpbank và HDBank).

📌 Loại trừ VCB do là Bank nhà nước và VPBank vừa bán vốn cho Sumitomo, khả năng cao được nới tỷ lệ cổ phần nước ngoài có thể là MBB và HDB. Trong đó MBB mặc dù được nhiều quỹ ngoại ưu thích vì hoạt động KD tốt nhưng do có nhiều cổ đông lớn có yếu tố nhà nước như Viettel, SCIC, Tổng Trực thăng … (~40% cp) nên việc đầu tư có thể có nhiều vướng mắc, do đó HDB có nhiều tiềm năng được quan tâm hơn nếu có cơ hội bán vốn ở mức trên 30%.

1 Likes