Ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (ctg)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (CTG)
1 cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng và đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới, đó chính là cổ phiếu CTG.
Mới đây NHNN dự kiến gia hạn thời gian áp dụng Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc tái cơ cấu nợ thêm sáu tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30-6-2024. Việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02 đến 31/12/2024 sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của TCTD và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Thông tin này cũng đã tác động rất lớn đến cổ phiếu ngành ngân hàng ngay sau đó, khi mà hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều có phiên tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay.
Một yếu tố nữa là hiện tại, Việt Nam đang được MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và mục tiêu là nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2025. Với việc nâng hạng này, Ngân hàng Thế giới ước tính thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030. Khi nâng hạng, con số vốn hóa ngành Ngân hàng còn được kỳ vọng có thể bứt tốc hơn nữa.
Đặc biệt, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sẽ tác động tích cực tới triển vọng thu hút vốn ngoại vào ngành ngân hàng Việt Nam. Sự khác biệt về quy. mô tài sản gắn với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ uy tín là những yếu tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, theo đánh giá về dư địa tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, các chuyên gia tài chính cho rằng, một cơ sở quan trọng là tăng trưởng tín dụng 2024 được kỳ vọng đạt 14-15%. Room tín dụng thậm chí sẽ được nới cho nhóm các ngân hàng có nhiều dư địa tăng trưởng.

Quay trở lại với cổ phiếu CTG, thì đây là cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, hay còn gọi là Vietinbank. Sơ lược một chút về Vietinbank thì ngân hàng này là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay, được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

Năm 2009, Vietinbank cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE với mã CTG.

Dù có nhiều ngân hàng tư nhân mới ra đời, nhưng Vietinbank vẫn giữ được vị thế là ngân hàng hàng đầu về quy mô tổng tài sản cùng vốn chủ sở hữu. Vietinbank không chỉ phát triển trong nước mà còn có mối quan hệ ngoại giao với hơn 1000 ngân hàng đại lý ở 90 quốc gia. Điều này cho thấy vị thế rất mạnh của ngân hàng Vietin trên thị trường.

Bấm vô giới thiệu – hoạt động chính

Hiện nay các dịch vụ mà Ngân hàng Công thương cung cấp gồm: Huy động tiền gửi ngắn hạn, thanh toán cá nhân/ tổ chức, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại quốc tế, giao dịch ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, các dịch vụ ngân hàng được ngân hàng nhà nước cho phép hoạt động…

Một số điểm nổi bật trong báo cáo tài chính quý 1/2024 của CTG:

https://investor.vietinbank.vn/Handlers/ViewReport.ashx?ReportID=1155

Tính đến ngày 31/03/2024, tổng tài sản của CTG đạt gần 2.078 tỷ đồng (tăng 2,2% kể từ đầu năm). Trong đó, dư nợ cho vay đạt 1.514 tỷ đồng, tăng 2,8%, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành là 1,34% tại ngày 29/3/2024. Tăng trưởng dư nợ cho vay 1Q2024 tập trung vào phân khúc KHDN lớn (tăng 13,9% và FDI tăng 11,4%. Tuy nhiên, năm 2024, VietinBank tiếp tục định hướng tập trung tăng trưởng bán lẻ và SME, các ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt như: điện, nước, dược phẩm, thiết bị y tế, nông nghiệp và vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, các chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu…

Tiền gửi khách hàng tăng 1,2% kể từ đầu năm lên . So với cuối năm 2023, tỷ trọng tiền gửi ở phân khúc bán lẻ tại cuối 1Q2023 tiếp tục có sự tăng trưởng từ 52,4% lên 52,9%.

Về kết quả kinh doanh:

Tổng thu nhập hoạt động 1Q2024 đạt 19,1 nghìn tỷ đồng (+12% yoy). Trong đó đáng chú ý là:

§ Thu nhập lãi thuần (không gồm thu phí bảo lãnh) tăng 18,7% yoy nhờ việc cải thiện quy mô đi đôi với nâng cao hiệu quả sinh lời từ tái cấu trúc danh mục tín dụng và kiểm soát rủi ro.

§ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tiếp tục tăng trưởng +14,6% yoy do VietinBank tiếp tục tập trung vào phân khúc khách hàng FDI, SME và bán lẻ, chuyển dịch mạnh mẽ các giao dịch tại quầy sang giao dịch FX online trên nền tảng eFast và Ipay đem lại lợi nhuận, hiệu quả cao cho ngân hàng. VietinBank tiếp tục đứng Top đầu về cả doanh số và thị phần kinh doanh ngoại tệ trên thị trường.

§ Tỷ lệ CIR của VietinBank 1Q2024 đạt 25,2%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. VietinBank tiếp tục tối ưu hiệu quả sử dụng và quản trị chi phí hoạt động, ưu tiên cho các hoạt động thúc đẩy kinh doanh, chuyển đổi số và các dự án trọng điểm của ngân hàng.

§ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRRTD 1Q2024 đạt 14,3 nghìn tỷ đồng (+12,2% yoy). VietinBank chủ động dành nguồn lực trích lập DPRR theo đúng quy định nhằm gia tăng đệm dự phòng tài chính cho hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Chi phí DPRRTD 1Q2024 đạt 8 nghìn tỷ đồng (+19,7% yoy). Theo đó, lợi nhuận trước thuế 1Q2023 đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, (+3,8% yoy).

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay 1Q2024 ở mức 1,35%, tăng 0,22% so với cuối năm 2023 trong bối cảnh kinh tế địa chính trị còn nhiều biến động khó lường, nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn và tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 1Q2024 là 150,8%, tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp tác động tiêu cực tới tốc độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng, VietinBank sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu dưới 1,8% và cải thiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm 2024.