Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB)
Cập nhật KQKD Q3-2024 và 9T-2024
• LNTT hợp nhất bám sát với kỳ vọng đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23% YoY nhưng giảm 8% YoY, với động cơ chính từ tăng trưởng tài sản sinh lãi (+24% YoY) và kiểm soát chi phí hoạt động với tỷ lệ CIR (TTM) giảm về 29,4% (Q3-2023: 35,4%). Đóng góp vào tăng trưởng LNTT riêng Q3-2024 theo cấu phần chính như sau: Tổng TN hoạt động tăng 13% YoY (gồm TN lãi thuần tăng 23% YoY, TN phí thuần giảm 14% YoY), CP hoạt động giảm 6% YoY, CP dự phòng rủi ro tín dụng tăng 17% YoY.
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) Q3-2024 tăng trưởng 13% YoY lên đạt 11,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó:
➢ TN lãi thuần (NII) chiếm 8,9 nghìn tỷ (+23% YoY và -6% QoQ). Lũy kế 9T-2024, NII đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 34% YoY.
• Tăng trưởng tín dụng tại NH mẹ 17,3% YTD (so với room tín dụng sau câp mới hiện tại là 18,6%), tương đương tăng 25,5% YoY, đạt 622 nghìn tỷ đồng. So với quý trước, tín dụng tăng trưởng 5,1%, tương ứng tăng thêm 30 nghìn tỷ đồng.
o Cho vay KH doanh nghiệp tăng trưởng 21,1% YTD (Q2-2024: 12,4%) hay tăng 5,8% QoQ, chiếm 2/3 phần tín dụng tăng thêm trong Q3 của TCB. Hai lĩnh vực được phân bổ chính là sản xuất (tăng gần 13 nghìn tỷ đồng) và kinh doanh BĐS (tăng 8,5 nghìn tỷ đồng).
o Cho vay KHCN tăng trưởng 11,3% YTD (Q2-2024: 4,9%), dẫn dắt bởi sản phẩm Cho vay mua nhà, tăng 13,2% YTD và 6,6% QoQ, đạt 193,6 nghìn tỷ đồng. Giải ngân cho vay mua BĐS trong quý tiếp tục đạt mức cao, hơn 28 nghìn tỷ đồng (Q2-2024: 31,2 nghìn tỷ đồng).
o Theo kỳ hạn, các khoản vay ngắn hạn được tập trung giải ngân (tăng 22,3 nghìn tỷ đồng hay tăng 11% QoQ), theo sau là cho vay dài hạn (tăng 12 nghìn tỷ đồng hay tăng 5% QoQ) trong khi cho vay trung hạn đi ngang so với quý trước.
• Quy mô tín dụng hợp nhất, bao gồm dư nợ cho vay ký quỹ và đầu tư trái phiếu DN tại TCBS, đạt 659,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng +17,6% YTD. Cho vay ký quỹ tại TCBS chỉ tăng nhẹ 3% QoQ lên 25, 5 nghìn tỷ đồng, và đã tăng 53% kể từ đầu năm.
• NIM (theo quý) của NH mẹ giảm mạnh gần 50 bps xuống 4,2%, khiến mức tăng so với cùng kỳ cũng chỉ là gần 10 bps YoY. Diễn biến này kém hơn đáng kể so với mức NIM kỳ vọng trước đó (4,6%) do lợi suất tài sản (theo quý) giảm nhanh 40 bps QoQ, vốn chịu sức ép từ việc điều chỉnh chính sách “giá linh hoạt” và tập trung cho vay ngắn hạn trong quý này, trong khi chi phi vốn (theo quý) lại tăng 10 bps QoQ khi tỷ lệ CASA tiếp tục giảm xuống 36,9% (Q2-2024: 37,6%) và chi phí huy động phản ánh xu hướng tăng kể từ đầu Q2-2024 (tăng 20 bps QoQ trong Q3).
➢ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 14% YoY do phí dịch vụ LC, tiền mặt, thanh toán giảm 33% YoY sau khi Luật các TCTD mới có hiệu lực đã quy định thư tín dụng là một hình thức cấp tín dụng và làm giảm quy mô phát hành UPAS L/C cũng như các khoản phí mà TCB thu được từ dịch vụ này.
➢ Các nguồn thu nhập ngoài lãi khác ngoài lãi khác (ngoại hối, mua/bán TP, và TN khác) giảm nhẹ 3% YoY. TN từ thu hồi nợ đã xử lý tăng tích cực 88% YoY lên gần 400 tỷ đồng, bù đắp cho sự sụt giảm của phần lãi từ mua/bán chứng khoán đầu tư (giảm 38% YoY).
CP hoạt động Q3-2024 giảm 6% YoY nhờ TCB cắt giảm 14% CP nhân sự so với cùng kỳ năm trước (quy mô nhân sự không thay đổi nhiều). Kết hợp với tăng trưởng 13% YoY của TOI, CIR (TTM) giảm xuống 29,4%, cải thiện tích cực so với mức 35,9% cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí dự phòng ghi nhận ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,4% YoY nhưng đã giảm 33% so với quý trước do không trích lập bổ sung nhiều để xử lý rủi ro mặt khác cũng khiến tỷ lệ NPL tăng lên 1,35% (Q2-2024: 1,28%). Tuy nhiên, Ban lãnh đạo kỳ vọng nợ xấu và nợ nhóm 2 đã tạo đỉnh. Đáng chú ý, trong khi dư nợ nhóm 2 mới nội bảng của riêng Ngân hàng giảm còn 1,9 nghìn tỷ đồng (so với mức gần 2 nghìn tỷ đồng tại cuối quý 2).
Triển vọng 2024
➢ Tăng trưởng tín dụng sẽ vượt mức hiện tại là 17,4% và phù hợp với hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp, hiện ở mức khoảng 18,6% (2024F: 18,4%). TCB dự kiến sẽ tiếp tục được nới room tín dụng trong những tuần tới.
➢ Chi phí vốn cả năm dưới mức 3,5%, cải thiện đáng kể so với cả năm 2023 (4,7%). CP vốn (TTM) tại cuối Q3-2024 là khoảng 3,4%, do đó, định hướng này hàm ý kỳ vọng chi phí vốn ổn định trong Q4-2024. ➢ Dự kiến NIM cả năm đạt trên 4% (2023: 4,0% và 2024F:4,3%). Định hướng này có phần thận trọng khi NIM (TTM) tại cuối Q3-2024 là hơn 4,36% dù NIM tại Q3-2024 đã có sự giảm mạnh về 4,2%, hàm ý NIM Q4-2024 tiếp tục đối mặt với sức ép.
➢ NFI có thể sẽ giảm nhẹ trong nửa cuối năm do những thay đổi về chính sách đối với UPAS LC và tác động của việc thay đổi chiến lược phân phối trong hoạt động Bancassurance (khoảng thời gian ngắn không ghi nhận phí bancassurance trong khi chờ đợi các thỏa thuận phân phối ngắn hạn sản phẩm bảo hiểm của công ty khác).
➢ Tỷ lệ NPL kiểm soát trong khoảng 1,2%-1,3% (Q3-2024: 1,35%), phù hợp với kỳ vọng nợ xấu đã tạo đỉnh trong quý vừa qua.
➢ Chi phí tín dụng sẽ vẫn dưới 1% trong kịch bản cơ sở cho năm nay (9T-2024: 0,7%), hàm ý chi phí tín dụng dao động 0,2%-0,3% cho Q4-2024, phù hợp với tỷ lệ chi phí tín dụng dự phóng hiện tại (0,95%)
➢ Bất chấp tác động tài chính từ việc chấm dứt thỏa thuận bancassurance với Prudential (ghi nhận chi phí 1,8 nghìn tỷ đồng trong Q4), TCB kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận được đưa ra tại ĐHCĐ đầu năm nay (27,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18% YoY). Dự phóng LNTT 2024F hiện tại đang là 28,7 nghìn tỷ đồng.
Triển vọng lãi suất 2025
➢ TCB kỳ vọng chi phí vốn sẽ có xu hướng tăng nhẹ một cách ổn định trong kịch bản cơ sở (lạm phát được kiểm soát và tỷ giá hối đoái USD/VND ổn định).
➢ Lợi suất tín dụng, mặc dù vẫn sẽ chịu áp lực cạnh tranh, có thể cao hơn một chút (kỳ vọng nhu cầu tín dụng toàn hệ thống năm sau sẽ mạnh mẽ hơn ở mức 14%-15%) nhưng sẽ không mở rộng NIM quá nhiều.
Hướng đi mới cho dịch vụ bancassurance
➢ TCB tin rằng họ cần phải tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của thị trường bảo hiểm, từ khâu làm sản phẩm tới khâu phân phối sau những thay đổi quan trọng của thị trường về mặt pháp lý cũng như nhu cầu.
➢ Việc bắt đầu kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (thông qua TCI, công ty mà TCB sở hữu 11% cổ phần) là một trong những bước đi ban đầu để tham gia sâu hơn vào thị trường này.
Đối với bảo hiểm nhân thọ trong ngắn hạn, TCB sẽ ký kết một thỏa thuận phân phối ngắn hạn trong tháng tới (hợp đồng có điều khoản gia hạn mỗi 6 tháng). Loại thỏa thuận này có thể mang lại thu nhập hoa hồng cao hơn so với thỏa thuận phân phối độc quyền nhưng sẽ không được hưởng các khoản phí trả trước. Về lâu dài, TCB vẫn chưa đưa ra lựa chọn cuối cùng cho mô hình hoạt động của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.