Ngành Bán lẻ phục hồi

, ,

1. DIỄN BIẾN NGÀNH
Chuỗi sản phẩm không thiết yếu (điện thoại & điện máy, trang sức):

  • Chi tiêu không thiết yếu năm 2023 bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế vĩ mô yếu (chi phí vay cao, lạm phát cao, xuất khẩu trì trệ) và lượng tín dụng thấp tại các công ty tài chính tiêu dùng.

  • Môi trường kinh tế vĩ mô có thể vẫn còn nhiều thách thức trong năm 2024 nhưng một số khó khăn sẽ giảm bớt so với năm 2023, từ đó hỗ trợ phục hồi tiêu dùng. Lãi suất đã giảm đáng kể, với lãi suất vay và lãi suất huy động giảm lần lượt 200 điểm cơ bản và 450 điểm cơ bản so với mức đỉnh năm 2023. Lãi suất vay thấp hơn giúp
    làm giảm áp lực trả nợ vay mua nhà, tăng thu nhập khả dụng và gián tiếp hỗ trợ tiêu dùng. Dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi 10% svck trong năm 2024, giúp thị trường lao động phục hồi. Tuy nhiên, xuất khẩu của các ngành sử dụng nhiều lao động như thủy sản, gỗ, dệt may dự kiến sẽ lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với các ngành khác (điện tử và du lịch). Trong khi đó, lạm phát có thể vẫn là thách thức (3,8% vào năm 2024 so với 3,5% vào năm 2023) do học phí, viện phí và giá điện có thể tăng. Do đó, sự phục hồi trong tiêu dùng không thiết yếu có thể sẽ khá chậm, bất chấp môi trường lãi suất thấp và triển vọng xuất khẩu tốt hơn vào năm 2024.

  • Môi trường kinh tế vĩ mô có thể vẫn còn nhiều thách thức trong năm 2024 nhưng một số khó khăn sẽ giảm bớt so với năm 2023, từ đó hỗ trợ phục hồi tiêu dùng. Lãi suất đã giảm đáng kể, với lãi suất vay và lãi suất huy động giảm lần lượt 200 điểm cơ bản và 450
    điểm cơ bản so với mức đỉnh năm 2023. Lãi suất vay thấp hơn giúp làm giảm áp lực trả nợ vay mua nhà, tăng thu nhập khả dụng và gián tiếp hỗ trợ tiêu dùng. Dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi 10% svck trong năm 2024, giúp thị trường lao động phục hồi. Tuy nhiên, xuất khẩu của các ngành sử dụng nhiều lao động như thủy sản, gỗ, dệt may dự kiến sẽ lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với các ngành khác (điện tử và du lịch). Trong khi đó, lạm phát có thể vẫn là thách thức (3,8% vào năm 2024 so với 3,5% vào năm 2023) do học phí, viện phí và giá điện có thể tăng. Do đó, sự phục hồi trong tiêu dùng không thiết yếu có thể sẽ khá chậm, bất chấp môi trường lãi suất thấp và triển vọng xuất khẩu tốt hơn vào năm 2024.

  • Tín dụng từ các công ty tài chính tiêu dùng ở mức thấp trong năm 2023 do: (1) kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính tiêu dùng; và (2) tỷ lệ vỡ nợ cao do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Việc điều tra thu hồi nợ chủ yếu diễn ra trong nửa đầu năm 2023 và giảm dần từ nửa cuối năm 2023. Điều này tạo điều kiện cho các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động nhiều hơn từ nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất khẩu của các ngành sử dụng nhiều lao động (thủy sản, dệt may, gỗ) phục hồi chậm, các công ty tài chính tiêu dùng có thể sẽ rất thận trọng khi cấp tín dụng mới, điều này giải thích cho sự phục hồi tín dụng ở mức hạn chế. Người tiêu dùng trong nước thường mua trả góp các sản phẩm điện thoại & điện máy, trong khi đồ trang sức chủ yếu được mua bằng tiền mặt. Như vậy, việc phục hồi tín dụng từ các công ty tài chính tiêu dùng sẽ chủ yếu mang lại lợi ích cho MWG và FRT.

=> Việc phục hồi của thị trường bán lẻ ngoài phụ thuộc vào tình hình vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó tín dụng tiêu dùng cũng ảnh hưởng phần nào đến sức mua của người tiêu dùng. Với nhiều điểm sáng về phục hồi kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong 2024, ngành bán lẻ sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ khó khăn của năm 2023.

Chuỗi sản phẩm thiết yếu (bách hóa và dược phẩm):

  • Trong bối cảnh chi phí vốn cao trong nửa đầu năm 2023, tốc độ mở mới chậm lại đáng kể đối với các chuỗi ghi nhận lỗ (như BHX, Winmart, An Khang, Pharmacity), nhưng chuỗi có lợi nhuận lại được đẩy mạnh mở mới (Long Châu) để giành thị phần, trong khi các đối thủ cạnh tranh đang sửa đổi mô hình kinh doanh của họ. Với chi phí vay dự kiến thấp hơn vào năm 2024, kỳ vọng Long Châu sẽ duy trì tốc độ mở cửa mới tích cực. Kỳ vọng chuỗi BHX sẽ đạt mức hòa vốn trong nửa đầu năm 2024, do đó tạo điều kiện cho việc mở mới từ nửa cuối năm 2024.

  • Xét về tốc độ tăng trưởng svck, ngành bán lẻ dự kiến sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong số các ngành. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ dự kiến sẽ tăng mạnh trong nửa đầu năm 2024 (tăng 140% svck trong nửa đầu năm 2024 so với mức tăng 118 svck trong cả năm 2024) nhưng dự kiến sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2024. Tăng trưởng lợi nhuận sẽ mạnh hơn mức trước COVID xét về % tốc độ tăng trưởng.
    => Các chuỗi bán lẽ tập trung vào thay đổi mô hình kinh doanh thay vì mở rộng hệ thống như trước đây, điều này giúp giảm được áp lực từ chi phí tài chính gia tăng.

2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

2.1 CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ: HOSE)

Giá cổ phiếu (ngày 29/12/2023): 86.000 Đồng/CP; Giá mục tiêu 1 năm: 96.200 Đồng/CP

Luận điểm đầu tư:

  • Phục hồi nhanh hơn so với thị trường chung. Trong khi nhu cầu trang sức tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2023, doanh số bán lẻ của PNJ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 (tăng 5% svck).
  • PNJ là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và giành được thị phần từ trang sức không có thương hiệu. Trang sức có thương hiệu hiện chiếm khoảng 40%-50% tổng nhu cầu nên PNJ vẫn còn nhiều cơ hội để giành thị phần từ trang sức không có thương hiệu.
  • Biên lợi nhuận ổn định hơn so với kinh doanh bán lẻ điện thoại &điện máy do vàng được coi là tài sản lưu trữ giá trị.

Rủi ro:

  • Những biến động về giá vàng có thể làm suy yếu doanh số bán vàng miếng.
  • Thu nhập hộ gia đình thấp kéo dài có thể ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho trang sức.
  • Biên lợi nhuận gộp của doanh thu bán lẻ có nhiều biến động do cơ cấu sản phẩm.

2.2 CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT: HOSE)

Giá cổ phiếu (ngày 29/12/2023): 107.000 Đồng/CP; Giá mục tiêu 1 năm: 117.000 Đồng/CP

Luận điểm đầu tư:

  • Có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi từ nhà thuốc truyền thống (>50.000 nhà thuốc) sang nhà thuốc thương mại hiện đại (<5.000 nhà thuốc).
  • Lợi thế cạnh tranh nổi bật trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm: mặt hàng thuốc đa dạng hơn phản ánh qua số lượng SKU nhiều hơn; quy mô lớn hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tìm nguồn cung ứng trực tiếp; và ỷ trọng thuốc kê đơn cao, giúp chuỗi giành được thị phần trong kênh bệnh viện.
  • Lợi nhuận ở mảng điện thoại & điện máy sẽ phục hồi trong năm 2024 sau khi FRT bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu và hoạt động giải phóng hàng tồn kho khốc liệt trong năm 2023.

Rủi ro:

  • Đòn bẩy cao khiến lợi nhuận của công ty không ổn định.
  • Công ty có độ nhạy cao với những thay đổi chính sách liên quan đến bán lẻ thuốc.
  • Thu nhập hộ gia đình giảm kéo dài có thể ảnh hưởng đến mức chi tiêu điện thoại & điện máy.

2.3 CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG: HOSE)

Giá cổ phiếu (ngày 29/12/2023): 42.800 Đồng/CP; Giá mục tiêu 1 năm: 47.800 Đồng/CP

Luận điểm đầu tư:

  • Lợi nhuận của mảng điện thoại & điện máy sẽ phục hồi trong năm 2024 từ mức đáy năm ngoái khi bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu và hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đẩy mạnh giải phóng hàng tồn kho.
  • Doanh thu và biên lợi nhuận của mảng bách hóa liên tục cải thiện có thể đưa mảng này đến điểm hòa vốn (dự kiến trong nửa đầu năm 2024).
  • Tăng vốn thành công, thông qua đó khẳng định lại giá trị chuỗi cửa hàng bách hóa.

Rủi ro:

  • Thu nhập hộ gia đình thấp kéo dài có thể ảnh hưởng đến mức chi tiêu điện thoại & điện máy.
  • Trong kỳ review ETF vào tháng 4/2024, cổ phiếu MWG có nguy cơ bị loại khỏi DCVFM Diamond ETF (hiện đang sở hữu 52 triệu cổ phiếu MWG).
  • Việc ghi nhận chi phí bất thường liên quan đến việc đóng cửa các cửa hàng ĐMX/TGDĐ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong Q4/2023.

5 Likes

TT hiện tại đã có nhiều nhóm ngành vượt đỉnh : Công nghệ , Hàng không, Dệt may , Điện
->Vì vậy hay vì tập trung vào toàn TT , cứ tập trung vào mã CP có tiềm năng , tập trung vào những CP đang có xu hướng dẫn dắt TT

1 Likes

MWG tiếp tục chuỗi ngày thu hồi ESOP của nhân viên nghỉ việc

https://vietstock.vn/2024/05/mwg-tiep-tuc-chuoi-ngay-thu-hoi-esop-cua-nhan-vien-nghi-viec-739-1192758.htm

1 Likes

Cơn sốt giá vàng: PNJ báo lãi tháng 4 tăng trưởng 61%, hoàn thành gần nửa kế hoạch lợi nhuận cả năm

1 Likes
1 Likes

CP bán lẽ vẫn rất tiềm năng trong bối cảnh kinh tế ổn định và phục hồi sau thời kỳ khó khăn

VNIndex hôm nay xanh trở lại rồi

Chuỗi Bách Hoá Xanh bắt đầu đem tiền về cho Thế giới Di động (MWG)

VNIndex kéo lên r

Masan dự kiến bán 100% cổ phần HCS cho MMC Group, là bước đi đầu tiên tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ.

2 Likes

MSN hôm nay kéo index

Dòng tiền vào TT vẫn rất lớn

Cuối phiên quay xe

  • VNIndex tiếp tục phản ứng tích cực từ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.250. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì tín hiệu trung tính yếu.
  • Do đó, nhịp hồi phục ở VNIndex cần thêm tín hiệu để củng cố và chỉ số vẫn được hỗ trợ ngắn hạn quanh vùng 1.250.
1 Likes

MWG lead vn30

tiền vào bán lẻ kéo bán lẻ lên r

Liên tục trading, Dragon Capital nâng sở hữu tại FPT Retail (FRT) lên vượt ngưỡng 10%