Ngành bán lẻ- vẫn là một địa điểm đầu tư an toàn năm 2024

,

Ngành bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong 2024

Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng 2023 tăng trưởng khá tích cực:

Đạt khoảng 6.232 nghìn tỷ đồng (+9,6% so vói 2022) nhờ:

(1) Tiêu dùng nội địa phục hồi dần;

(2) Lượng khách quốc tế tăng trở lại. Quy mô bán lẻ và tiêu dùng vẫn liên tục ghi nhận tăng trưởng qua cho thấy tiềm năng của thị trường tiêu thụ nội địa. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch lữ hành đều ghi nhận tốc độ tăng tốt, cho thấy hiệu quả từ các chính sách của Chính phủ (giảm thuế VAT 2%, tăng lương cơ bản, miễn thị thực visa).

Tốc độ tăng trưởng bán lẻ mặc dù chưa thể hồi phục về mức trước đại dịch nhưng hoạt động bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023

Ngành bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong 2024

KỲ VỌNG LỢI NHUẬN CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ PHỤC HỒI TỪ ĐÁY NĂM 2023

Bối cảnh 2023 khó khăn, KQKD các doanh nghiệp sụt giảm:

Lợi nhuận của nhiều nhà bán lẻ sụt giảm mạnh thậm chí thua lỗ. Nhiều chuỗi bán lẻ đã phải đóng hàng loạt cửa hàng để tối ưu chi phí, trong đó MWG phải đóng 200 cửa hàng không hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành hàng F&B của Vietnam Report, từ năm 2022 đến 2023, có đến 60% doanh nghiệp ngành giảm doanh thu, 70% doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen IQ, khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng giá trong năm 2023 ảnh hưởng tới biên lợi nhuận các chuỗi bán lẻ.

Thống kê cho thấy lợi nhuận của nhóm 5 doanh nghiệp bán lẻ (FRT, DGW, PET, MWG, PNJ) có thể đã tạo đáy vào Q2.2023 và đang bắt đầu phục hồi, tuy nhiên tốc độ phục hồi sẽ chậm

Ngành bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong 2024

Lãi suất giảm xuống mức thấp kích thích nhu cầu tín dụng tiêu dùng: Năm 2023, NHNN đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, qua đó, các loại lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn của ngân hàng thương mại cũng đồng loạt giảm thấp kích thích nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng trưởng trở lại.

Còn nhiều dư địa trong trung dài hạn: Mặc dù năm 2023 còn nhiều khó khăn với ngành bán lẻ nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng 9,6% so với năm trước. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trên 10% trong giai đoạn trước đó nhưng vẫn là mức ấn tượng.

Ngành bán lẻ ở Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong trung dài hạn nhờ

(1) Việt Nam duy trì là quốc gia tăng trưởng hàng đầu khu vực và trên thế giới;

(2) Ngành bán lẻ ở Việt Nam còn phân mảnh, các nhà bán lẻ lớn còn nhiều dư địa để chiếm thị phần từ các trợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ.

1 Likes

VIC, MSN, VNM ĐÃ NỔ
Loạt mã VIC, VHM, GAS, MSN… thu hút dòng tiền ấn tượng, nhưng vẫn chưa đủ để triệt tiêu sức ép từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. VN-Index hạ độ cao dần trong nửa sau phiên sáng nay dù thanh khoản sàn này lên cao kỷ lục kể từ đầu tháng 12 năm ngoái.

Nhóm dẫn dắt chỉ số sáng nay vẫn là các gương mặt mới xuất hiện từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán: VIC tăng 5,8%, VHM tăng 3,16%, GAS tăng 3%, MSN tăng 2,42%, VRE tăng 5,33%, VNM tăng 2%…


Đây là các cổ phiếu bỏ lỡ nhịp tăng ấn tượng từ đầu năm 2024 và đi ngang tích lũy kéo dài. Dòng tiền bắt đầu đổ vào nhóm này rõ rệt, hầu hết các mã nói trên mới chỉ trong phiên sáng đã đạt thanh khoản vượt xa cả phiên liền trước. Một vài mã như VIC, MSN hứa hẹn lập kỷ lục về giao dịch trong nhiều tháng. Top 10 cổ phiếu thanh khoản cao nhất thị trường sáng nay có mặt VHM, VIC, VNM, MSN, VRE. Đây cũng là các mã giao dịch rất lớn hiếm hoi tăng giá mạnh.
Dù vậy điểm tích cực là dòng tiền vẫn đang dồn vào nhóm cổ phiếu blue-chips chưa tăng nhiều thời gian qua. VIC, VHM, MSN, GAS, VNM… là ví dụ tiêu biểu. Nhóm này chưa thể thay thế hoàn toàn cổ phiếu ngân hàng, nhưng ít nhất cũng cân bằng lại được và duy trì sắc xanh cho chỉ số. Nếu không có sự đổi trụ tích cực thì cổ phiếu ngân hàng sẽ gây sức ép quá lớn lên tâm lý chung và độ rộng khó duy trì được mức phân hóa như hiện tại.

1 Likes