Ngành cao su - chu kỳ mới khởi sắc

, , , ,

NGÀNH CAO SU - CHU KỲ MỚI KHỞI SẮC

Cây cao su là loại cây trồng nhiệt đới đặc trưng, thích hợp trồng ở vùng có độ ẩm và nhiệt độ cao, gió yên tĩnh nên thường được trông tập trung ở trong vĩ độ 10°N đến 15°N, phân bổ chủ yếu ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Phi, Châu Đại Dương và Mỹ La Tinh.

Cao su thiên nhiên có nguồn gốc ban đầu tư châu Mỹ, sau đó theo chân những người phương Tây đi xâm lược để truyền qua các châu lục khác, hiện tại đạt đỉnh cao ở Châu Á với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia là các nhà sản xuất lớn chiếm xấp xỉ 65% tổng nguồn cung toàn cầu.

Tuy nhiên, theo thời gian châu Phi đang nổi lên thành một trung tâm sản xuất mới, với một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng diện tích cao su rất nhanh là Bờ Biển Ngà.

Vì là cây công nghiệp lâu năm cần nên cây cao su có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm, trong đó 5 – CHU KÌ MỚI 7 năm đầu tiên là giai đoạn kiến thiết cơ bản, tức giai đoạn từ khi trồng đến lúc cây trưởng thành và bắt đầu cho mủ, sản lượng mủ sẽ tăng dần và đạt đỉnh cao ở các năm 18 đến 24 trước khi đi xuống và cần được cải tạo vào các năm 30 – 35. do đó cây cao su già cỗi cần được cải tạo liên tục nếu không sản lượng sẽ đi xuống dần khi diện tích trông cao su suy giảm.

Thêm vào đó, nhiệt độ tối ưu để khai thác cao su nằm trong khoảng 19°C đến 25°C, là khung nhiệt độ mà hàm lượng mủ và cao su khô sẽ tương đối cao, vì khi nhiệt độ vượt 27°C, nước bay hơi nhanh có thể khiến mủ đông đặc nhanh chóng, thời gian để các liên kết bên trong cao su rút lại khiến sụt giảm sản lượng, chính vì vậy cao su thường được khai thác vào buổi sáng lúc thời tiết lạnh nhất.

Từ trên có thể thấy cao su là cây nông sản có độ nhạy cao với thời tiết, khi có những tình trạng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt có thể ảnh hưởng đến việc khai thác, vận chuyển, thâm chí khiến cây cao su ngã đỗ, ảnh hưởng đến nguồn cung, như giai đoạn 2009 đến 2010 khi tỉnh Vân Nam bị hạn hán nghiêm trọng khiến cây cao su không trỗ lá và khiến giá cao su tăng 58% trong cùng kỳ, hay như năm 2011 khi sông Chao Phraya hứng chịu lượng mưa lớn trong thời gian dài khiến Thái Lan bị thảm hoạ lũ lụt lịch sử trong vòng 50 năm, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cao su toàn cầu và khiến giá cao su lên đỉnh lịch sử trong cùng năm.

Ờ chiều tiêu thụ, cao su tự nhiên là thành tố không thể thiếu trong việc sản xuất săm lốp và do đó phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi, trong đó nhu cầu của Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính.

Có thể thấy từ năm 2001, sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp Oto và lốp xe của Trung Quốc mở rộng năng lực sản xuất đã giúp kích thích nhu cầu cao su tự nhiên, giá cao su bắt đầu tăng dài hạn từ năm 2002 và đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2011 khi trận lũ lụt lịch sử diễn ra ở Thái Lan.

Trong đó chỉ suy giảm vào năm 2008 khi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ bùng nổ và lan rộng thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, qua đó kìm hãm giá cao su xuống dưới 10.000 RMB/tấn.

Sau đó, Trung Quốc đưa ra kế hoạch kích thích 4.000 tỷ nhân dân tệ với một trong các mũi nhọn ở ngành công nghiệp oto, nhu cầu cao su tự nhiên gia tăng và giá cao su liên tục vượt đỉnh lên mức 30.000 – 40.000 RMB/tấn.

Sang năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng nhu cầu oto trong chính Trung Quốc bắt đầu chậm lại kết hợp với việc Mỹ ngưng các gói nới lỏng định lượng cũng như thực hiện áp thuế chống bán phá giá lốp xe Trung Quốc nhập khẩu tới Mỹ trong năm 2015.

Điều này đã làm sụt giảm nhu cầu cao su tự nhiên và khiến giá cao su chưa thể hồi phục lại như giai đoạn trước khủng hoảng 2008.

Qua năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát khiến công việc khai thác bị hoãn kết hợp với thời tiết không thuận lợi trong giai đoạn 2021 – 2022 khiến sản lượng sản xuất giảm.

Tuy nhiên, chiến sự Nga – Ukraina bắt đầu từ tháng 2/2022 khiến các liên kết Đông – Tây của nền kinh tế thế giới bắt đầu đứt gãy, Trung Quốc cũng tận dụng thời cơ này để vươn lên và trở thành nhà xuất khẩu oto lớn nhất thế giới vào năm 2023 (vượt qua Nhật Bản), và đây sẽ vẫn tiếp tục là động lực để gia tăng nhu cầu cao su tự nhiên trong giai đoạn sắp tới.

DỰ PHÓNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CAO SU TỰ NHIÊN

Có thể thấy việc giá cao su tự nhiên đi ngang ở vùng đáy một thời gian quá lâu đã khiến người trồng phải chuyển đổi từ cây cao su sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, điều này diễn ra ở phần lớn các quốc gia sản xuất nhiều cao su như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ, …

Tuy nhiên, với thời gian kiến thiết xấp xỉ 8 năm trước khi cây cao su có thể cho thu hoạch khiến diện tích trồng mới để thay thế diện tích già cũ trong giai đoạn 2024 – 2030 đang bị thiếu hụt lớn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung trong toàn cầu.

Ngoài ra, việc chuyển đổi hình thái thời tiết từ pha ElNino qua Lanina trong giai đoạn giữa cuối năm 2024 có thể khiến Thái Lan đón nhận mưa lớn và lũ lụt như giai đoạn năm 2011 hoặc như cuối năm 2023 đến nay, điều này tác động tiêu cực đến nguồn cung cao su toàn cầu.

Ngoài ra, các cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ, Châu Âu với Trung Quốc xoay quanh sản phẩm xe oto cũng như pin xe điện có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn cầu xe oto trên toàn cầu, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cao su từ Trung Quốc và thế giới, đây cũng là rủi ro lớn nhất hiện tại trên thị trường từ đây đến cuối năm vào tháng 11/2024 khi Hoa Kỳ tổ chức Tổng tuyển cử để bầu Tổng thống và phân lớn thành viên mới trong Quốc Hội.

Trong xu thế tăng giá của cao su, các doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng hưởng lợi khi hoạt động kinh doanh cốt lõi hồi phục mạnh, ngoài ra, nhờ lợi thế vị trí vườn cao su phần lớn nằm ở các tỉnh Nam Bộ thuận lợi cho việc giao thương và phát triển công nghiệp, từ đó phần nhiều các công ty cao su có xu hướng chuyển đổi các vườn cây già cỗi thành các khu công nghiệp ở những tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, … giúp gia tăng được hiệu quả kinh doanh.

Từ đây chúng ta có thể định vị các cổ phiếu trong ngành như sau:

1, GVR: Với 394.000 ha đất cao sau đang quản lý, trong đó có 280.000 ha ở Việt Nam và 114.000 ha ở Lào và Campuchia. GVR là doanh nghiệp lớn nhất nắm đủ chuỗi giá trị của ngành từ hoạt động trồng đến thu hoạch, phát triển các sản phẩm phái sinh như lốp xe, đệm gối cao su, găng tay, dây chuyền băng tải, … hay tận dụng diện tích thanh lý bình quân 10.000 – 12.000 ha cao su/năm để chế biến và sản xuất các sản phẩm gỗ.

Thêm vào đó, với 152.000 ha cao su tại khu vực Đông Nam Bộ, GVR có kế hoạch chuyển đổi 15.000 ha để cho thuê và đưa mảng Khu công nghiệp thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai.

Ngoài ra, với sàn giao dịch tín chỉ carbon dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025, GVR cũng là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhờ vườn cao su gần 394.000 ha đang quản lý, đây là nguồn doanh thu và lợi nhuận đột biến có biên lãi cao có thể xuất hiện trong tương lai với GVR và các doanh nghiệp cao su khác.

2, PHR: sở hữu 15.000 ha đất cao su tại khu vực Bình Dương, PHR hoạt động chính trong 3 mảng cao su, Bất động sản khu công nghiệp và gỗ. PHR nổi lên từ năm 2017 – 2018 khi thương chiến Mỹ Trung bùng nổ khiến nhu cầu tìm kiếm các quốc gia “Trung Quốc + 1” để né thuế gia tăng, qua đó PHR hưởng lợi lớn nhờ sự chuyển dịch các dòng vốn FDI về Việt Nam và gia tăng nhu cầu khu công nghiệp trong cùng thời gian này.

Ngoài khoản lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính, PHR thường phát sinh thêm thu nhập khác từ thu tiền bồi thường khi chuyển nhượng đất cao su cho các đối tác khác làm khu công nghiệp, tiêu biểu là VSIP, như cuối năm 2023, PHR thu được 284 tỷ nhờ khoản bồi thường khi chuyển giao 691 ha đất cao su quản lý tại nông trường cao su Hội Nghĩa để làm VSIP III.

Với 3.000 ha đất chờ chuyển đổi khu công nghiệp theo quy hoạch tỉnh Bình Dương đến năm 2030, với giá tối thiểu thu được xấp xỉ 2,5 tỷ/ha (bằng nguồn thu từ VSIP), PHR dự kiến mang lại doanh thu tối thiểu 7.500 tỷ trong 6 năm tới.

3, DPR: sở hữu 9.000 ha tại Bình phước, DPR dự kiến được chuyển đổi 2.000 đất cao su sang khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, mặc dù giá cho thuê khu công nghiệp không tốt bằng khu vực Bình Dương vì địa lý xa Tp.Hồ Chí Minh và các cụm cảng lớn hơn, song việc được phát triển 2 khu công nghiệp Bắc Đồng Phú mở rộng và Nam Đồng Phú mở rộng với diện tích thương phẩm ước tính 558ha tạo động lực tăng trưởng lợi nhuận lớn cho DPR từ đây đến năm 2027, ngoài ra việc bàn giao 2.000 ha đất cao su cho tỉnh Bình Phước với đơn giá đền bù 1 tỷ/ha cũng tạo lợi nhuận an toàn và bền vững cho DPR trong giai đoạn 2024 – 2030.

4, TRC: Sở hữu hơn 4.000 ha cao su tại Tây Ninh, TRC đang triển khai dự án trồng cao su tại Campuchia với quy mô 7.600 ha, do đó TRC chỉ hoạt động trong 2 mảng cao su và thanh lý gỗ cao su.

Tuy nhiên, với việc dự án Khu công nghiệp Hiệp Thạnh (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) giai đoạn 1 với quy mô 500 ha, tổng vốn đầu tư 2.350 tỷ đồng được thông qua và triển khai trên đất trồng cao su của TRC, dự kiến đây có thể là bước tiến để TRC gia nhập mảng khu công nghiệp và tận dụng hiệu quả hơn diện tích cao su đang vận hành.

5, DRI: Với 8.592 ha vườn cao su tập trung tại khu vực Nam Lào (tại tỉnh Champasak và Salaval), DRI chủ yếu chỉ hoạt động trong mảng mủ cao su và phụ thuộc hoàn toàn vào biến động giá cao su trên thị trường.

Ngoài ra, DRI là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc cải tạo rừng, xin cấp chứng nhận FCS, hướng tới đánh giá EUDR để nhận được tín chỉ carbon, qua đó tham gia giao dịch trên sàn giao dịch chứng chỉ carbon trong giai đoạn 2025 – 2028 và là điểm nhấn tăng trưởng của DRI trong tương lai.

TRIỂN VỌNG NGÀNH CAO SU

Với ưu thế về công nghệ pin, Trung Quốc vươn lên thành nhà sản xuất xe điện số 1 thế giới và cũng là nhà xuất khẩu xe nhiều nhất thế giới trong năm 2023 với khoảng cách ngày càng nới rộng theo thời gian với các nhà sản xuất xếp sau.

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng xe điện Trung Quốc đang tạo ra động lực tăng trưởng mới đối với nguồn cầu lốp oto và xa hơn là cao su tự nhiên, trong bối cảnh các quốc gia trồng và sản xuất cao su lớn nhất thế giới đang giảm dần sản lượng vì thiếu hụt đầu tư kiến thiết cơ bản trong giai đoạn qua, và đây cũng có thể là một bước khởi đầu cho một chu kì mới của ngành cao su.

7 Likes

Xin một tim của anh chị nếu anh chị cảm thấy hay nhé!

Mọi người cmt giúp e để bài này lên top với

top