Ngành dẫn sóng?

Cuối tuần nhóm xuất khẩu(dệt may; thuỷ sản; đồ gỗ; đá; thép; cao su;…có biên độ tăng tốt nhất, duy trì sắc xanh đến hết phiên. Kiểm tra lại ở nhịp hồi từ mốc 1.165 điểm các nhóm này đang “miễn nhiễm” với biến động ngắn hạn của thị trường. Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ đà tăng giá cổ phiếu của nhóm này ngoài KQKD, yếu tố tỷ giá, hồi phục từ mức nền thấp của năm 2023,… yếu tố quan trọng nhất A/C NĐT có lẻ đã tìm thấy trong bài phân tích của mình.

1 Likes



1 Likes


Vậy là tháng này mình có 1300 điểm rồi cả nhà.

nn mua phát tím rịm. tây vẫn lợi hại tạo hiệu ứng tâm lý nđt. lúc tt nhạy cảm nđt mình hay chạy theo tây



Vượt 1.300 điểm cho anh em cùng nhau chốt lãi

2 Likes

hay quá ạ. A cho e xin 1 mã mua cuối năm ạ.

Bác @NgotMienTay có tính viết bài về Index quý 3 và ngành nào dẫn sóng sau đợt điều chỉnh không bác.

1 Likes

Gợi ý cho bác mua đầu từ trong 2-3 quý tới luôn nè: Xuất khẩu(Thép, thủy sản, dệt may, gỗ, điện tử); Bán lẻ; cảng biển-vận tải biển; Hóa chất; phân bón; năng lượng(thủy điện, điện gió, điện mặt trời); bank(tùy mã).
Đầu cơ thì canh BĐS vs Chứng khoán.

1 Likes

xuất khẩu ngon nhất



BẢN TIN SÁNG NGÀY 9/7/2024

Chỉ số đóng cửa có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên phiên hôm qua là phiên tăng điểm ít nhất trong 6 phiên nhưng thanh khoản lại tăng cao nhất cho thấy áp lực bán có phần gia tăng.

Trên đồ thị ngày VN-Index hình thành mẫu hình nến rút chân phiên thứ 4 liên tiếp nhờ lực cầu hoạt động chủ động quanh đường MA20 ngày, giúp chỉ số đóng phiên trên mốc 1.280 điểm.

Về mặt các chỉ báo kỹ thuật trên khung đồ thị ngày. Chỉ báo RSI bẻ ngang, tuy nhiên chỉ báo MACD vẫn hướng lên và đã nằm trên 0. Cả hai đều chưa có dấu hiệu hình thành đỉnh đầu tiên nên những nhịp điều chỉnh rung lắc trong phiên cũng không quá đáng lo ngại.

Thanh khoản tuy chưa có sự bứt phá, nhưng điểm tích cực là dòng tiền tiếp tục tìm đến nhóm hoặc cổ phiếu có câu chuyện riêng, KQKD dự báo tăng mạnh. Hôm qua thị trường nổi bật nhất là dòng Phân bón-Hóa chất; Dệt may; Cảng biển-vận tải biển và nhiều mã riêng lẻ khác thuộc nhóm Dầu khí; Năng lượng-điện nên thị trường vẫn đang trong nhịp tích lũy để hướng lên khu vực 1.300 điểm sau khi kiểm tra lại thành công vùng hỗ trợ quanh 1.275 điểm, giao cắt với đường MA20 ngày.

Ở khung đồ thị giờ, dải Bollinger band có tín hiệu bó hẹp và VN-Index cũng đang vận động đi ngang với biên độ không quá lớn. Đồng thời, hai chỉ báo RSI và MACD đang hướng xuống từ vùng cao cho thấy thị trường sẽ xuất hiện những nhịp rung lắc, tích lũy trong ngắn hạn để tiếp tục tích lũy động lực cho những mục tiêu cao hơn.

Tóm lại VN-Index tiếp tục rung lắc với biên độ hẹp để hướng lên vùng 1.300 điểm và cao hơn. Điểm mua tốt nhất cho NĐT ngắn hạn quanh 1.270-1.275 diểm.

VN-Index đã có một nhịp hồi phục gần 100 điểm và hiện đang tích lũy trong vùng điểm số khó từ 1.230-1.250 điểm hoặc thậm chí là 1.300 điểm. Phân tích kỹ thuật cho thấy rằng rất khó để kỳ vọng thị trường sẽ có một nhịp tăng mạnh mẽ như từ vùng 1.100 điểm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của VN-Index:

  1. Cấu trúc tăng lần này khác so với đầu năm 2024:

    • Đầu năm 2024, sự tăng điểm của VN-Index chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ngân hàng.
    • Nhịp hồi phục lần này từ 1.165-1.255 điểm lại do sự tăng giá của các nhóm cổ phiếu chưa tăng kể từ đầu năm 2024. Thị trường vận động theo kiểu “nhóm nào chưa tăng sẽ tăng bù.”
  2. Phân hóa nhóm cổ phiếu:

    • Nhóm cổ phiếu tăng giá trước đang gặp vùng cản và giảm không nhiều trong nhịp giảm vừa qua (ví dụ: TCB, LPB).
    • Các cổ phiếu như MWG, FPT, FRT, PLX, PVS, GMD, IDC, Viettel đã phá đỉnh.
    • Nhóm cổ phiếu chăn nuôi heo và nhóm chứng khoán cũng có mức giảm không lớn.
  3. Kỳ vọng vượt 1.300 điểm:

    • Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa và xoay tua giữa các nhóm ngành.
    • Để VN-Index vượt 1.300 điểm, cần dòng tiền tăng mạnh trở lại. Giao dịch theo điểm số sẽ khó thành công khi cổ phiếu xoay tua, luân chuyển.

Dự đoán ngành dẫn sóng khi VN-Index vượt 1.300 điểm:

  1. Tổng thể nền kinh tế:

    • Kết quả kinh doanh quý 1 cho thấy tăng trưởng nhưng không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.
    • Các yếu tố ảnh hưởng: tỷ giá, đồng USD tăng, lạm phát tăng, tín dụng sụt giảm, doanh nghiệp khó khăn trong tăng trưởng sản xuất, nền kinh tế hồi phục chậm.
  2. Nhóm ngân hàng:

    • Quý 1: NIM của ngành giảm do hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ.
    • Cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt về chất lượng BCTC (ví dụ: TCB và MBB).
  3. Nhóm bán lẻ:

    • Đang hồi phục tốt, nhiều cổ phiếu có lãi trở lại hoặc thu hẹp mức lỗ (ví dụ: MWG, FRT, DGW).
  4. Ngành chứng khoán:

    • Được đánh giá có mức định giá tương đối cao, hệ thống KRX tiếp tục lỡ hẹn, kế hoạch tăng vốn chưa được thông qua. Điều này ảnh hưởng đến khả năng bứt phá của nhóm này.
  5. Ngành dệt may và thủy sản:

    • Đang hồi phục nhưng tốc độ chưa như kỳ vọng. Xuất khẩu ngành thủy sản đã chạm đáy và bật trở lại.
  6. Ngành thép:

    • Doanh thu quý 1 chủ yếu từ xuất khẩu. Sản lượng thép tiêu thụ nội địa có tín hiệu tăng trưởng từ tháng 4.
  7. Ngành bất động sản:

    • Đang gặp nhiều khó khăn, cần thời gian để phục hồi.
  8. Ngành hàng không và du lịch:

    • Đang hồi phục mạnh mẽ, lượng du khách quốc tế tăng hơn 70% trong quý 1, ngành du lịch gần như hồi phục hoàn toàn.
  9. Nhóm Midcap và Penny:

    • Cổ phiếu Midcap có KQKD quý 1 ấn tượng hoặc dự báo tăng tốt trong quý 2, 3 đang có mức giá tăng tốt hơn thị trường chung.
    • Nhóm Penny có dòng tiền đầu cơ đẩy vào tăng tốt nhưng rủi ro cao hơn.

Kỳ vọng từ kỳ họp Quốc hội:

  • Tiếp tục gia hạn thuế VAT ở mức 8% cho đến hết năm 2024.
  • Luật thuế GTGT đầu vào từ 0-5% được thông qua vào cuối năm.
  • Ngành phân bón không còn miễn thuế VAT và dự thảo luật mới giúp nhóm này tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
  • Dự thảo áp dụng cả 3 luật BĐS sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Kết luận:

  • Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa và xoay tua giữa các nhóm ngành.
  • Để thành công trong giao dịch, nhà đầu tư cần chú ý đến chất lượng của từng cổ phiếu và sự biến động của các nhóm ngành.
1 Likes

BẢN TIN SÁNG NGÀY 10/07/2024

VN-Index hôm qua có phiên tăng thứ 7 liên tiếp, giá đóng cửa gần như cao nhất ngày kèm thanh khoản vượt mức trung bình 20 và cũng là phiên đạt thanh khoản cao nhất trong 10 phiên trở lại đây. Thanh khoản tăng kèm biên độ tăng giá mạnh ở thị trường chung cho thấy NĐT sao nhiều phiên chờ đã bắt đầu quay trở lại thị trường với tâm lý mua quyết liệt hơn.

Trên đồ thị ngày, VN-Index hình thành nến tăng điểm mạnh và gần như không có râu trên, đường giá đang hướng thẳng lên mốc 1.300 điểm. Diễn biến trong phiên cho thấy đà tăng của chỉ số không gặp trở lại nào từ bên bán. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD và CMF đều hướng lên giúp củng cố cho đà tăng của VN-Index.

Thanh khoản và dòng tiền đều tăng cho dấu hiệu của sự tăng điểm được duy trì, nhưng dòng tiền hiện tại đang phân hóa rất mạnh và tập trung rất cụ thể vào nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng, nhóm cổ phiếu mà NĐT biết chắc chắn có KQKD tăng trưởng trong các quý tới. Phản ánh yếu tố cơ bản được NĐT ưu tiên trong các quyết mua/bán hiện tại. Nhóm cổ phiếu NĐT ưu tiên vẫn là SẢN XUẤT; XUẤT KHẨU; NĂNG LƯỢNG; XÂY LẮP HẠ TẦNG CNTT 5G; BÁN LẺ; CẢNG BIỂN-VẬN TẢI BIỂN; BANK.

Dự kiến VN-Index tiếp tục tăng điểm trong sáng nay hướng lên vùng 1.300 điểm và đà tăng bị thu hẹp trở lại vào buổi chiều. Do nhiều mã tăng tốt và tăng nhanh trong 7 phiên vừa qua gặp áp lực chốt lời ngắn hạn hoặc mất cân bằng về các yếu tố kỹ thuật. Anh Chị NĐT ngắn hạn được khuyến nghị hạn chế mua đuổi giá xanh sáng nay, có thể canh chốt lời theo kỳ vọng với các mã đạt mục tiêu ngắn hạn.

1 Likes

Thị trường đang phù thịnh không phù suy. Cổ nào tăng thì cứ tăng tiếp, chỉnh 1-2 phiên rồi lại tăng, đặt biệt là với những mã thuộc xuất khẩu, sản xuất.

Dòng ngân hàng quay trở lại. MBB đang quá đẹp cả nhà.
Dòng ngân hàng Anh Chị NĐT có thể ưu tiên các mã thuộc NH quốc doanh như CTG BID VCB. Ngân hàng tư nhân ưu tiên ACB MBB MSB STB.

Phân lớn những cổ phiếu có đồ thị như VGS HAX; dòng phân bón(LAS DCM BFC); cao su(GVR); năng lượng-điện(REE PC1 GEG); bán lẻ(MWG FRT); Dệt may(TCM VGT); Vận tải biển(VTO HAH VOS),… đều đã vượt đỉnh.

Em cũng đang ngắm nghía CTG đó bác

Nhóm ngân hàng Quốc doanh tăng trưởng tín dụng trong các quý tới dự kiến tăng tốt hơn các ngân hàng tư nhân nhờ vào tệp khách hàng phần lớn là DN và các dự án trọng điểm quốc gia do các ngân hàng ký kết giải ngân. Ngược lại các ngân hàng có tệp khách hàng phần lớn là KH cá nhân cho vay tiêu dùng-bán lẻ gặp khó khăn trong trưởng tín dụng. Ví dụ như VIB VPB,…


Kết thúc phiên sáng nay thị trường có 1 vài điểm như sau:

  1. Thanh khoản sụt giảm trở lại 25% so sáng qua và là phiên thấp nhất kể từ đầu tuần.

  2. Áp lực chốt lời xuất hiện mạnh ở vùng giá xanh bắt đầu từ 10h30 trở đi.

  3. Chỉ số đang được neo giữ bởi các trụ Bank.

  4. Cổ phiếu bị ép giá khá mạnh trong sáng nay, loạt cổ phiếu từ xanh chuyển sang đỏ khi kết phiên. Nhiều nhất ở nhóm midcap, cổ phiếu tăng liên tục trong 4-5 phiên vừa qua.

  5. Số lượng cổ phiếu vừa và nhỏ tăng mạnh như các phiên trước đang giảm lại rất nhanh.

  6. Cầu đỡ giá khá bị động, chỉ chờ mua lúc giá giảm.

  7. Sáng nay NĐT nước ngoài tăng bán trở lại.

Việc VN-Index quay trở lại đỉnh 1300 điểm, tâm lý NĐT thận trọng, áp lực bán chốt lời là hết sức bình thường.
Kết luận: VN-Index đi chậm trở lại và cần 1-2 phiên hấp thụ lượng hàng chốt lời trước khi vượt mốc 1.300 điểm trong tuần sau.

VN-Index trả điểm đi lên cả nhà. Mục mạnh thôi anh em.