cho em xin view về ngành thuỷ sản với AD
BẢN TIN SÁNG NGÀY 23.08.2024
VN-Index hôm qua kết phiên giảm điểm nhẹ sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp nhưng vẫn đóng cửa trên mốc 1.280 điểm với thanh khoản sụt giảm hơn 20% so với phiên liền trước. Nhóm cổ phiếu VN30 và nhiều mã ngân hàng suy yếu trở lại khiến chỉ số đứt mạch tăng điểm trong khi khối ngoại bán mạnh ở nhóm Thép.
Về mặt kỹ thuật. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo ADX và DI+ vẫn đang duy trì tốt xu hướng hướng lên cho thấy VN-Index vẫn đang nằm trong nhịp tăng điểm và sẽ sớm tiến lên khu vực 1.290-1.300 điểm. Thêm vào đó, việc các chỉ báo MACD và RSI chưa cho tín hiệu hình thành đỉnh đầu tiên cho thấy nhịp tăng của thị trường vẫn còn nguyên.
Tuy nhiên, ở khung đồ thị giờ, hai chỉ báo MACD và RSI đã suy yếu và hình thành 2 đỉnh cho thấy VN-Index sẽ có những nhịp điều chỉnh nhẹ, rung lắc trong phiên trong quá trình tăng điểm.
VN-Index đã tiến về gần sát đỉnh cũ 1.300 điểm nhưng rất nhiều nhóm cổ phiếu vẫn ngụp lặn ở vùng đáy hoặc cách rất xa đỉnh so với VN-Index. Do đó dòng tiền bắt đầu có sự phân hóa và sự phân hóa này sẽ diễn ra rõ nét hơn trongg các phiên tiếp theo. Các mã có tính đầu cơ cao ngoài VN30 có phần đuối sức trong việc duy trì đà tăng, ngược lại dòng tiền luân phiên xoay vòng giữa các mã trụ trong nhóm VN30, giúp duy trì điểm số và ổn định tâm lý NĐT.
Do lực cầu giá lên bắt đầu thận trọng trở lại, nhiều cổ phiếu tăng tốt đang ở vùng đỉnh liền trước, nhu cầu chốt lời giá cao trong ngắn hạn xuất hiện. Dự kiến VN-Index tiếp tục rung lắc trong quá trình đi lên vùng 1.290-1.300 điểm. NĐT ngắn hạn được khuyến nghị tận dụng các nhịp rung lắc mạnh gia tăng tỷ trọng hoặc mua mới cổ phiếu mục tiêu.
Với NĐT ngắn hạn, lướt sóng, đánh T+ thì nhóm cổ phiếu chứng khoán và BĐS dân dụng, các mã đã giảm sâu, điều chỉnh từ tháng 08-09/2023, tháng 03-04/2024 đến nay là những lựa chọn tốt. Tuy nhiên NĐT khi tham gia với nhóm cổ phiếu này cần giữ tỷ trọng vừa phải dưới 50% vốn và cần giữ tính kỷ luật cao.
Với NĐT có ít thời gian xem bảng điện, kiểm tra thông tin, ưa thích đầu tư trung-dài hạn, có thể tham khảo các gợi ý cổ phiếu đầu tư của em cho đến cuối năm như:
Ngân hàng BID(CTG MSB)
Bán lẻ: MSN(DGW)
Dệt may: VGT(TCM)
Thủy sản: VHC(ANV)
Thép: HSG NKG HPG
Phân bón-hóa chất: DPM(DCM) DGC
Điện: HDG(PC1)
Chăn nuôi: DBC
KCN: GVR IDC(VGC)
Hàng không du lịch: ACV HVN(SKG)
Dầu khí: BSR GAS
ĐTC: VCG HHV
MSB giờ gặp cản 15 cũng khoai quá
Chốt phiên sáng nay 23.08.2023, VN-Index có những đặt điểm sau:
- Thanh khoản tiếp tục sụt giảm phiên thứ 3 liên tiếp và thấp nhất trong 6 phiên =>dòng tiền co lại khá nhanh
- Số lượng cổ phiếu đỏ gấp 3 lần số mã tăng => dòng tiền rút ra ở các vị thế
- Cầu mua giá lên gần như đứng im => thể hiện sự thận trọng của NĐT dẫn đến cổ phiếu biến động hẹp.
- Nhóm cổ phiếu trụ suy yếu rõ rệt, không có mã nào nổi bật trong sáng nay, điều tương tự cũng xảy ở phần còn lại của thị trường => thị trường thiếu nhóm dẫn dắt
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, nhiều nhất ở nhóm thép
Kết luận:
VN-Index điều chỉnh nhẹ sang phiên thứ 2 vẫn chủ yếu là do dòng tiền bên mua sụt giảm và mất đi khả năng giữ nhịp ở nhóm cổ phiếu lớn. Nhà đầu tư đã không sẵn sàng mua ở vùng giá hiện tại cũng dễ hiểu khi chỉ số đã hồi 100 điểm và đang ở đỉnh cũ, vùng điểm số VN-Index đã 2 lần thất bại trước đó. Nhưng không khó để nhận ra, chỉ số gặp khó ở thời điểm này là do bên mua thận trọng và chờ mua giá thấp hơn chứ không phải đến từ áp lực của bên bán.
Cuối tuần qua thị trường chứng khoán trong nước và thế giới đón nhận những thông tin tích cực từ dữ liệu vĩ mô xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 08/2024 và thông điệp mang tính bồ câu của chủ tịch Fed trong tiến trình giảm lãi suất sắp tới. Những lo ngại của NĐT về việc kinh tế Mỹ suy thoái, chiến tranh hay các tác động tiêu cực lên thị trường Chứng khoán châu Á sau khi NHTW Nhật Bản(BoJ) tăng lãi suất sau 17 năm đang dần ít được nhắc tới trong thời gian gần đây. Cho thấy tâm lý NĐT đang dần ổn định trở lại, đều này đang mở ra cơ hội cho VN-Index tiếp tục tăng điểm trong thời gian tới hướng lên vùng điểm số cao hơn. Tín hiệu tăng điểm được củng cố bằng phiên xác nhận tạo đáy tiếp theo tại mốc 1.185 điểm và phiên bùng nổ theo đà(FTD) thành công ngày 16/08.
Dòng tiền lớn, dòng tiền của tổ chức, các quỹ đã giúp thị trường tạo đáy, tuy nhiên dòng tiền cá nhân, dòng tiền đầu cơ đang làm nóng thị trường, do đó cổ phiếu trong giai đoạn tới sẽ phân hóa mạnh. Với cổ phiếu có tính đầu cơ cao như các mã BĐS dân dụng và chứng khoán, nhóm penny,… Anh Chị NĐT căn nhắc tham gia với tỷ trọng vốn vừa phải dưới 50% vốn, chốt lời khi tỷ suất lợi nhuận đạt yêu cầu.
Riêng với nhóm cổ phiếu BĐS dân dụng theo thống kê của em trong 10 năm qua, đây là nhóm cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất thị trường, thấp hơn rất nhiều so với thị trường chung.
Kết phiên sáng nay ngày 26.08.2024, VN-Index có những đặt điểm sau:
Điểm tích cực:
- Nhà đầu tư tiếp tục chốt lời ở vùng giá xanh
- Thị trường đang phân hóa theo chiều hướng cân bằng, nhờ dòng tiền luân chuyển khá nhanh
- Các trụ VN30 tiếp tục thay phiên nhau giữ điểm số
- Thanh khoản sáng nay tăng hơn 35% so với sáng liền trước
Điểm chưa tích cực:
- Thị trường không xuất hiện một nhóm cổ phiếu nào giao dịch nổi bật
- Thanh khoảng tăng nhưng giá biến động hẹp =>áp lực bán dày ngay phía trên vùng giá xanh
- Nhóm cổ phiếu tăng tốt hôm cuối tuần không giữ được đà tăng => hoạt động T+ đang chiếm ưu thế
- Dòng tiền đang tìm đến cổ phiếu có nền giá thấp và chưa nhiều trong thời gian qua=>tâm lý ngại rủi ro còn phổ biến trong các giao dịch.
- Nhà đầu nước ngoài sáng nay tiếp tục bán ròng.
Kết luận:
Sáng nay VN-Index tiếp tục giao dịch chậm trong bối cảnh thanh khoản tăng cho thấy NĐT đang tranh thủ chốt lời các vị thế ngắn hạn sau một nhịp tăng tốt của thị trường. Tuy nhiên xu hướng chốt lời của NĐT cũng tương tự như 1-2 phiên trước đây khi chỉ canh bán ở vùng giá xanh. Điểm dễ nhận thấy là dòng tiền chốt lời cổ phiếu ở vùng giá cao ngay lập tức được mua trở lại với những cổ phiếu chưa tăng, còn ở vùng tạo đáy. Cách giao dịch này giúp VN-Index sáng nay rất cân bằng, qua đó cũng thể hiện tâm lý thận của NĐT. Với diễn biến hiện tại thị trường hoàn toàn có thể lập lại kịch bản của phiên cuối tuần trước, đó là bên bán rút lệnh lên cao tạo cơ hội cho bên mua đẩy giá lên.
BẢN TIN SÁNG NGÀY 27.08.2024
Về thị trường chung:
VN-Index điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần, hình thành mẫu hình nến giảm điểm với khối lượng khớp lệnh tăng vượt mức trung bình 20 phiên (+7,6%). Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 16/18 ngành giảm điểm, trong đó cổ phiếu bán lẻ, thực phẩm đồ uống giảm nhiều nhất. Ở chiều ngược lại, nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính, chứng khoán có phiên giao dịch tích cực. Hôm qua là phiên thứ 4 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên HoSE.
Về mặt kỹ thuật:
Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo CMF, RSI hướng xuống cho thấy sự gia tăng áp lực bán và nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn khi VN-Index vận động tiệm cận kháng cự cứng 1.290-1.300 điểm. Tuy nhiên, hai chỉ báo MACD và RSI mới chỉ cho tín hiệu hình thành đỉnh đầu tiên nên việc thị trường rung lắc điều chỉnh với biên độ 10-15 điểm trong quá trình đi lên là điều dễ hiểu và xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ hướng lên khu vực 1.300 điểm và xa hơn là 1.320 điểm.
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index đang vận động tốt khi tích lũy đi ngang với biên độ hẹp để kéo các đường chỉ báo đang ở vùng quá mua xuống thấp hơn. Bên cạnh đó, chỉ số vẫn đang nằm trên dải mây xanh Ichimoku hướng lên, nên xu hướng chính của thị trường trong ngắn hạn vẫn sẽ hướng lên các vùng điểm số cao hơn.
Về dòng tiền:
Dòng tiền cho thấy dấu hiệu của sự chờ đợi điều chỉnh trong phiên hôm qua, bằng chứng là thanh khoản tăng vọt khi VN-Index giảm hơn 6 điểm và chậm lại khi chỉ số hồi phục. Ngoài ra dòng tiền đang cho thấy sự luân chuyển khá nhanh giữa các nhóm ngành. Dòng tiền rút ra ở nhóm bán lẻ, đồ uống thì ngay lập tức mua mạnh ở nhóm tài chính chứng khoán, bđs, các mã chưa tăng nhiều. Tuy nhiên độ rộng kết phiên nghiên về các mã giảm điểm trên nền thanh khoản yếu như vậy là kết quả của dòng tiền mua sụt giảm.
Kết luận:
VN-Index đang ở vùng kháng cự rất mạnh đỉnh giá các tháng 03, 06 và 07/2024 sau nhịp hồi phục 100 điểm nên các nhịp rung lắc ngắn hạn sẽ còn diễn ra trước lên các mốc cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới cổ phiếu mục tiêu.
VN-Index sáng nay giao dịch theo kiểu “kéo-xả” với số mã giảm điểm gấp 3 lần số mã tăng dù VN-Index chỉ mất 4 điểm khi kết phiên sáng. Nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap đang bị ép giá nhiều nhất, dù chưa đến mức độ giảm giá la liệt nhưng diễn biến sáng nay cho thấy NĐT đang e ngại kịch bản “kéo-xả” của thị trường.
Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” thường thấy mỗi khi VN-Index về lại đỉnh cũ nhưng sáng nay phản ứng của NĐT là khá tiêu cực, vì đại đa số cổ phiếu vẫn đang bị bán và giảm giá. Ngay cả VIC VHM - cổ phiếu khỏe nhất thị trường cũng không giữ được mức giá cao nhất, và hầu hết cổ phiếu có phát sinh giao dịch sáng nay đều tụt giá trở lại.
Với 91 mã tăng/278 mã giảm và hiện tượng tăng trước giảm sau, cho thấy cổ phiếu đang bị chốt lời trên diện rộng. Tuy nhiên mức giảm chỉ quanh 1% và thanh khoản ở nhóm giảm giá không quá lớn, chỉ chiếm 35% tổng giá trị giao dịch trên HoSE, nghĩa là bên cầm cổ không hạ giá bán. Vì nếu bên cầm cổ bán quyết liệt, thanh khoản sẽ phải cao hơn nhiều.
VN-Index để mất 4 điểm sáng nay và đã xuống dưới ngưỡng 1280 điểm, bước sang phiên giảm điểm thứ hai liên tục. Đây là phản ứng tiêu cực rõ nhất trong vùng đỉnh cũ 1300 điểm kể từ sau phiên bùng nổ ngày 16/8 vừa qua.
BẢN TIN SÁNG NGÀY 30.08.2024
Về thị trường chung:
VN-Index có phiên thứ 6 đi ngang liên tiếp và đóng cửa tại mốc 1.281,47 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 11/18 ngành giảm điểm, trong đó cổ phiếu Dầu khí dẫn đầu đà giảm. Ở chiều ngược lại nhóm cổ phiếu Ngân hàng giao dịch sôi động nhất nhờ thông tin nới room tín dụng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HoSE phiên thứ 7 liên tiếp.
Về mặt kỹ thuật:
Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index tạo nến sao băng (shooting star) khi lực cầu suy yếu tại vùng kháng cự 1.290 điểm. Xu hướng thị trường vẫn chưa có nhiều sự thay đổi khi chỉ số đi ngang tích lũy với thanh khoản giảm dần, cùng với việc các chỉ báo kỹ thuật RSI, MACD, CMF dường như chưa có nhiều thay đổi nên VN-Index được cho là vẫn vận động tích lũy ổn định rung lắc nhẹ với biên độ hẹp.
Về mặt dòng tiền:
Thị trường tiếp tục chịu sức ép từ ngưỡng cản 1.290 điểm và hạ nhiệt. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy nguồn cung chưa lớn nhưng dòng tiền còn thận trọng khi thị trường tăng điểm. Diễn biến thận trọng này có thể một phần là do tâm lý ngại giao dịch khi cận kỳ nghỉ Lễ kéo dài. Tuy nhiên thị trường vẫn đang có diễn biến cân bằng tại vùng 1.280 điểm, nhờ các trụ VN30 liên tục xoay tua nâng đỡ.
Kết luận:
Dự kiến phiên hôm nay, VN-Index tiếp tục tăng điểm lên vùng 1.290 điểm để kiểm tra lại lực bán tại đây. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì nắm giữ danh mục, đồng thời ưu tiên mở mua mới nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN30, các mã riêng lẻ có câu chuyện hỗ trợ tăng giá đang chiết khấu về vùng hỗ trợ như Dệt may; Thủy sản; Điện; Phân bón; Thép;… tại các nhịp rung lắc điều chỉnh trong phiên.
cảm ơn ad, chúc ad nghỉ lễ vui vẻ
BẢN TIN SÁNG NGÀY 04/09/2024
Diễn biến chung:
VN-Index tiếp tục đi ngang và đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 2/9 tại mốc 1.283,87 điểm, tăng nhẹ hơn 2 điểm so phiên liền trước. Có 10/18 nhóm ngành tăng điểm, các cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 vẫn đóng vai trò là trụ đỡ chính cho thị trường. Khối ngoại quay lại mua ròng trên HoSE trước khi nghỉ Lễ.
Về mặt kỹ thuật:
Phiên cuối tuần chỉ số hình thành mẫu nến “Doji” và đóng cửa ở mức giá tham chiếu, cho thấy xu hướng tiếp tục duy trì đi ngang và không có nhiều đột biến trong phiên. Dù đóng cửa tuần đỏ điểm (-0,11%), nhưng tín hiệu tiêu cực chưa xuất hiện, VN-Index vẫn đang trong quá trình Sideway để tích trữ thêm động lượng, hướng tới kỳ vọng vượt mốc tâm lý 1.320-1.330 điểm trong thời gian tới.
Trên đồ thị ngày các chỉ báo RSI, MACD chưa có diễn biến mới và bẻ ngang ủng hộ cho đà đi ngang của thị trường. Tuy nhiên, dải mây xanh Ichimoku đang mở rộng lên trên nên kỳ vọng VN-Index sẽ sớm có những phiên tăng điểm trong ngắn hạn chinh phục mốc 1.300 điểm và những mốc điểm cao hơn sau đó.
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index vận động bám sát đường MA20 giúp củng cố cho diễn biến hiện tại của thị trường. Bên cạnh đó, các chỉ báo RSI, MACD, và -DI đang được kéo xuống thấp cho thấy những nhịp tăng điểm sẽ sớm xuất hiện trong ngắn hạn.
Về dòng tiền:
Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy nguồn cung chưa lớn nhưng dòng tiền còn thận trọng khi thị trường tăng điểm. Diễn biến giằng co này có thể một phần là do tâm lý ngại giao dịch khi cận kỳ nghỉ lễ, dòng tiền chưa được kích hoạt và chờ đợi nhóm dẫn dắt xuất hiện. Tuy nhiên thị trường vẫn đang có diễn biến cân bằng trên vùng 1.280 điểm, nghĩa là xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn là tăng.
Kết luận:
Chỉ số chung ghi nhận phiên thứ 7 giao dịch đi ngang ở biên độ hẹp cho thấy quá trình tích lũy vẫn đang được duy trì ổn định. Áp lực bán có phần suy giảm, cùng với việc xu hướng tăng ngắn hạn vẫn được bảo toàn, VN-Index đang có cơ hội rất lớn chinh phục thành công ngưỡng cản gần 1.290-1.300 điểm để hướng lên vùng kháng cự cao hơn. NĐT được ngắn hạn khuyến nghị trải mua lại các vị thế trading bằng phương pháp cuốn chiếu khi VN-Index hoặc các mã mục tiêu điều chỉnh về các vùng hỗ trợ gần và gia tăng tỷ trọng khi lùi về các ngưỡng hỗ trợ xa hơn.
Ko thể tin được, mấy a.nái đi chơi lễ với người yêu về bỏ bê thị trường luôn
Kết phiên sáng nay 04/09/2024, VN-Index có những đặt điểm sau:
Điểm chưa tích cực
- Số mã giảm gấp hơn 5 lần số mã tăng, nhóm VN30 chỉ còn 4 mã tăng=>thị trường đang bị bán
- Thanh khoản tăng vọt 45% so với sáng liền trước nhưng giá cổ phiếu giảm=>cầu bắt đáy thụ động
- Khả năng hồi phục giá ở cổ phiếu kém=> dòng tiền bên mua rất thận trọng
- VN-Index vẫn trông chờ nhiều vào khả năng xoay trụ=>thị trường chưa xuất hiện dòng dẫn dắt
- Các trụ hồi phục rất mờ nhạt và không có sự đồng thuận, đánh mất toàn bộ sức mạnh trong sáng nay.
- Khối ngoại bán ra mạnh nhất 8 phiên gần đây
Điểm tích cực
- Cổ phiếu điều chỉnh giảm với biên độ hẹp=> Bên bán vẫn đang “nương tay”.
- Các trụ VN30 vẫn đang nâng đỡ thị trường
- Nhóm midcap vẫn xuất hiện nhiều mã tăng tốt với thanh khoản cao=>thị trường vẫn có sự phân hóa
- Thị trường không xuất hiện thông tin gì xấu đột ngột
Kết luận:
Lúc này thị trường chưa có thông tin nào đủ mạnh để kích thích thay đổi trạng thái. Trong nước khá bình yên, thậm chí là khá tốt với diễn biến tỷ giá, bơm tiền…. Diễn biến giảm giá đột ngột sáng nay cũng dẫn tới hoạt động bắt đáy mạnh hơn. Tuy nhiên nhu cầu bắt đáy đang khá thụ động(chờ giảm mua), biểu hiện qua khả năng hồi phục giá ở cổ phiếu rất kém, cho thấy nhà đầu tư cầm tiền chờ đợi tín hiệu bùng nổ hoặc giảm sâu hơn mới nhập cuộc.
VN-Index sáng nay kết phiên tương tự sáng qua, vẫn là các trụ thay phiên nhau giữ chỉ số. Cổ phiếu bên trong phần lớn vẫn giao dịch trong biên độ hẹp và khối ngoại tiếp tục bán ròng tập trung ở nhóm VN30.
VN-Index sáng nay mở cửa sắc xanh khá tốt, thời điểm cao nhất chỉ số tăng hơn 6 điểm, độ rộng ghi nhận 230 mã tăng/129 mã giảm nhưng cuối phiên sáng còn 174 mã tăng/188 mã giảm. Trạng thái tăng trước giảm sau cho thấy thị trường tiếp tục bị bán mạnh ở vùng giá xanh. Điều này được lý giải bởi:
- Tâm lý e ngại xuất hiện 1 nhịp điều chỉnh nửa sẽ đến
- Thị trường vẫn chưa xuất hiện dòng tiền mạnh hoặc nhóm cổ phiếu dẫn dắt đủ tin cậy
- Nhiều cổ phiếu có mức hồi phục giá khá tốt trong ngắn hạn
- Thị trường ở giai đoạn trống thông tin hỗ trợ
- Khối ngoại tiếp tục rút ròng
Tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024
- Khai thác, Nuôi trồng Thủy sản:
- Sản lượng thủy sản tháng Tám đạt 862,3 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng nuôi trồng 522,4 nghìn tấn, tăng 3,8%, với cá tra đạt 148,2 nghìn tấn (tăng 3,9%).
- Sản xuất Công nghiệp Tăng trưởng:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tám tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%.
- Đầu tư Nước ngoài:
- Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ lớn với 76,8% tổng vốn đầu tư.
- Nhu cầu Tiêu dùng và Sản xuất:
- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%.
- Doanh thu du lịch lữ hành tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.
- Cán cân Thương mại Hàng hóa:
- Xuất siêu hàng hóa đạt 19,07 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8%.
- Hoạt động Vận tải:
- Vận tải hành khách tháng Tám tăng 13,2%, vận tải hàng hóa cũng tăng 13,0%.
- Tổng lượt khách vận chuyển 8 tháng đạt 3.234,3 triệu lượt.
- An sinh Xã hội:
- Hỗ trợ hơn 21,3 nghìn tấn gạo cho người dân trong 8 tháng đầu năm, bao gồm cứu đói và hỗ trợ cho hộ nghèo.
Tổng thể, hoạt động kinh tế - xã hội trong tháng Tám và 8 tháng năm 2024 có nhiều tín hiệu tích cực, từ sản xuất công nghiệp đến đầu tư nước ngoài và nhu cầu tiêu dùng, góp phần vào sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Trong các thông kê số liệu 8 tháng đầu năm 2024, xuất hiện số liệu nổi bật nhất chính là lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 45% svck 2023. Trong đó đường hàng không đón hơn 9tr lượt. Như vậy ngành tiêu dùng-bán lẻ, dịch vụ ăn uống lưu trú, vận chuyển là các ngành dự kiến có KQKD tăng trưởng nổi bật trong các báo cáo KQKD sắp tới.
Trong các số liệu thống kê trên của Cục Thống Kê không công bố số liệu thu thuế online. Tuy nhiên con số thu thuế online tăng rất mạnh trong 2 năm trở lại đây, con số này thể sự dịch chuyển kinh doanh từ mô hình offline sang online của thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, và nhiều mô hình kinh doanh hoạt động theo dạng tổng kho kể từ sau đại dịch Covid-19.
Ngoài sự hồi phục và tăng trưởng trở lại của ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ ăn uống lưu trú, khách quốc tế,… thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước là con số thứ 2 đáng chú ý vào theo dõi. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,28 tỷ USD, chiếm 79,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%.