Ngành dầu khí: lô b - ô môn sẽ nhận được quyết định đầu tư cuối cùng

, , ,

Siêu dự án Lô B cụ thể là như thế nào!

Vị trí mỏ Lô B gồm các mỏ khí Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi, Thiên Hà và Vàng Đen với tổng diện tích 3.200 km2. Các mỏ này thuộc bể Malay, Thổ Chu của Việt Nam, cách Cà Mau khoảng 250 km về phía Tây Nam. Đơn vị điều hành dự án là Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc.

Dự án điện khí Lô B là chuỗi dự án phát triển, khai thác và vận chuyển khí từ các mỏ khí thượng nguồn tại Lô B đến các nhà máy nhiệt điện khí ở hạ nguồn. Công suất điện của 4 nhà máy điện Ô Môn là 3,8 GW, cung cấp khoảng 10,2% công suất của các nhà máy điện khí trong nước vào năm 2030.

Chủ đầu tư tham gia siêu dự án bao gồm:

Chúng ta cùng xem qua những con số “khủng” của siêu dự án này:

  • Tổng trữ lượng cung cấp khoảng 102 tỷ m3 và 12,65 triệu tấn thùng condensate, trong vòng đời 23 năm.

  • Tổng giá trị đầu tư cho hợp phần thượng nguồn ước tính khoảng 17 tỷ USD.

  • Đường ống vận chuyển khí dài 400 km

  • Ở nhóm hạ nguồn, 4 nhà máy điện Ô Môn tại tỉnh Cần Thơ với tổng công suất 3,8 GW

  • Tổng giá trị đầu tư cho hợp phần hạ nguồn ước tính khoảng 12 tỷ USD.

  • Tổng nhu cầu khí cho tổ hợp 4 nhà máy điện khoảng 5 tỷ m3/năm.

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lộ trình phát triển dự án:

Vì Lô B – Ô Môn là đại dự án kết hợp các mỏ khí thượng nguồn, đường ống vận chuyển trung nguồn và các nhà máy điện hạ nguồn, do đó phải có hợp đồng quy định việc mua, vận chuyển và bán khí, cũng như hợp đồng bán điện cho lưới điện (GSPA, GTA, GSA). Để FID được phê duyệt, tất cả các thành phần này cần được các bên liên quan thực hiện đồng thời.

Hiện trạng về tiến độ của Lô B

Như chúng ta đã biết, phê duyệt FID dự kiến vào ngày 1/7/2023 đã chậm trễ, vì PVN/Phú Quốc POC chưa thể hoàn tất các đàm phán và ký kết các hợp đồng GSA, GSPA và PPA.

Do Lô B - Ô Môn là Chuỗi dự án trọng điểm quốc gia, liên quan đến nhiều cấp cùng phối hợp thực hiện, nên chúng ta cũng cần hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà Chính phủ cùng với PVN và EVN đang tích cực tháo gỡ.

Hồi cuối tháng 6 vừa qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bàn giao hồ sơ 2 dự án Nhiệt điện khí Ô Môn 3 và Ô Môn 4 cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Sau sự kiện này, chúng tôi thấy nhiều trao đổi tích cực về Chuỗi dự án.

NGÀNH DẦU KHÍ: LÔ B - Ô MÔN SẼ NHẬN ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CUỐI CÙNG. Siêu dự án Lô B cụ thể là như ...

Ngày 31/7/2023, Công ty MOECO của Nhật Bản - nhà đầu tư góp vốn trong dự án Lô B đã có thư khẩn báo cáo tình hình triển khai chuỗi Dự án khí Lô B và đề nghị sớm giải quyết các kiến nghị.

Gần nhất 7/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan tới việc triển khai chuỗi dự án khí Lô B. Theo đó, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai Dự án khí lô B đúng kế hoạch tiến độ, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

NGÀNH DẦU KHÍ: LÔ B - Ô MÔN SẼ NHẬN ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CUỐI CÙNG. Siêu dự án Lô B cụ thể là như ...

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Petrovietnam khẩn trương chỉ đạo, thực hiện đàm phán dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, quy định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đề nghị thực hiện khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài gây phát sinh khó khăn, phức tạp.

Dựa trên các thông tin chúng tôi tìm hiểu được

Để có tiến độ FID chốt thể chốt vào cuối Q4/2023, từ đó làm cơ sở triển khai chuỗi dự án và có được dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026, cần có điều kiện tối thiểu sau:

Thứ nhất, tháo gỡ ngay các vướng mắc như phê duyệt gia hạn các hợp đồng dầu khí (PSC) và chuyển ngang cam kết khối lượng bao tiêu khí trong chuỗi dự án cần được Bộ Công thương giải quyết triệt để trong Quý 3/2023.

Thứ hai, Tổng công ty Phát điện 2 cần ký hợp đồng bán khí (GSA) với PVN sớm nhất có thể để tiếp nhận khí cùng thời điểm dòng khí đầu tiên cập bờ vào cuối năm 2026.

Cuối cùng, PVN cần sớm xác nhận hoàn tất bàn giao quyền sở hữu/chủ đầu tư dự án đối với 2 dự án Nhiệt điện khí Ô Môn 3 và Ô Môn 4.

Từ những tóm tắt trên đây, chúng ta sẽ thấy Lô B nói riêng và Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn nói chung còn rất nhiều phạm vi công việc phải triển khai, có thể cần ít nhất từ 3 đến 6 trước khi có quyết định đầu tư. Trừ phi có những cơ chế riêng và sự đồng lòng nổ lực của cả hệ thống chính trị thì Dự Án mới có thể có những bước đột phá triển khai sớm hơn.

Còn hiện tại theo như chúng tôi lấy thông tin từ nhiều bên, kỳ vọng thì FID có thể sẽ được ký vào cuối Q4/2023 này.

Vậy thì nếu siêu dự án Lô B được triển khai đúng như tiến độ chúng tôi dự kiến, thì các doanh nghiệp niêm yết nào trên sàn sẽ được hưởng lợi. Cùng chúng tôi tim hiểu qua nhé.

Cái tên cần nhắc đến đầu phiên phải là PVS, doanh nghiệp được hưởng lợi lớn nhất khi dự án được triển khai. Dịch vụ cơ khí Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế chi tiết, Mua sắm, Thi công và Chạy thử cho lĩnh vực công nghiệp trên bờ và dưới biển của PVS sẽ nhận được lượng backlog khổng lồ từ dự án, bên cạnh đó, việc cung cấp kho nổi chứa dầu khí cho dự án lô B cũng rất tiềm năng. Trong giai đoạn đầu của dự án, lượng backlog mà PVS nhận được có thể lên tới hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, PVS có thể tham gia với vai trò là nhà thầu EPC với các gói thầu hạ nguồn Nhà Máy Điện lẫn trung nguồn với các dịch vụ kỹ thuật phụ trợ qua đó sẽ có thêm nguồn công việc khổng lồ từ dự án Điện Khí Lô B này.

Một Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi lớn là PVD với việc cung cấp và cho thuê giàn khoan khai thác dầu khí, PVD có thể tham gia vào các chiến dịch khoan của dự án kể từ cuối năm 2025. Dự án lô B cũng sẽ đem lại cho PVD khối lượng công việc lớn và trải dài trong nhiều năm (dự kiến dự án có hơn 1,000giếng). Đối với dự án Lạc Đà Vàng, PVD sẽ tham gia khoan ít nhất 24 giếng và cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng trong 04 năm (bắt đầu từ cuối năm 2024) với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 294 triệu USD. PVD đang được hưởng lợi khi giá thuê giàn khoan trong khu vực đang ở mức cao. Hiện tại, các giàn của PVD đã có công việc xuyên suốt trong năm 2023.

PVB có thể giành được hợp đồng cung cấp dịch vụ bọc ống cho đường ống lô B (hơn 400km chiều dài) với giá trị vào khoảng 100 triệu USD. Công việc bọc ống sẽ được hoàn thành trước khi có dòng khí đầu tiên (FirstGas). Dự án Lô B dự kiến sẽ đem lại doanh thu dồi dào cho PVB trong giai đoạn 2024 – 2025 với biên LNG ước tính vào khoảng 20%.

Như vậy PVS, PVD, PVB sẽ là 3 cổ phiếu tiềm năng nhất của ngành dầu khí trong năm 2024

1 Likes