SERIES DẦU KHÍ -TẬP 1 TỔNG QUAN
Dựa trên quá trình tiếp xúc vởi rất nhiều NĐT trên thị trường, Hòa nhận thấy ngành dầu khí là ngành dễ gây hiểu nhầm. Lý do
-
Quá nhiều doanh nghiệp trong chuỗi ngành thuộc rất nhiều khối công việc.
-
Có chữ P đứng đầu trong tên mã mà hiểu nhầm cách vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. (cũng vài tình huống hài hước như PTB hay PNJ được đề cập tới)
-
Có nhiều công ty trực thuộc PVN nhưng k làm về chuỗi giá trị này cũng bị hiểu nhầm
Chính vì những bất cập vậy, đôi khi sẽ dẫn tới các quyết định đôi khi là lạ lùng và khá bất hợp lý cho NĐT mới tham gia hoặc cách NĐT không thực sự nắm rõ về nhóm ngành này. Và vì thế Hòa, dưới góc độ là người viết, sẽ hy vọng chia sẻ được cho NĐT biết về nhóm ngành này, để NĐT có thể nắm rõ nhất !
Toàn cảnh về nhóm ngành này được chia thành 3 nhóm chính Thượng nguồn (Upstream), Trung nguồn (Midstream), Hạ nguồn (Downstream).
Đây là mô tả của từng nhóm.
Và như Viewer đã thấy, có các doanh nghiệp làm lĩnh vực khác không trực thuộc nhóm dầu khí, nên hãy lưu ý điều đó.
Cập nhật các dự án trọng điểm:
• Dự án Nam Côn Sơn giai đoạn 2 cơ bản hoàn thành, trong đó dòng khí đầu tiên được khai thác vào tháng 11/2020.
• Dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam - LNG Thị Vải – hoàn thành 34% tiến độ xây dựng trong giai đoạn 1. GAS, với tư cách là nhà đầu tư kho chứa và đường ống, sẽ giúp Việt Nam nhập dòng LNG đầu tiên vào Q3/2022, bổ sung sản lượng đang dần cạn kiệt từ khu vực mỏ ngoài khơi của bể Nam Côn Sơn. LNG sẽ là nguồn cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2023.
Tổ hợp điện khí LNG thứ hai, LNG Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận, cũng đang trong giai đoạn đàm phán với các đối tác để thành lập liên doanh phát triển dự án. Dự án sẽ nhập LNG để cung cấp cho hai tổ máy điện khí khoảng 4.500MW. Tổng giá trị dự án ước tính khoảng 3 tỷ USD.
• PetroVietnam (PVN) công bố thăm dò nguồn khí mới: mỏ Kèn Bầu 2X với trữ lượng kỷ lục 230 bcm - lớn hơn Cá Voi Xanh (150 bcm) và Block B (170 bcm). Mỏ này này nằm trong lưu vực Sông Hồng, cách bờ biển tỉnh Quảng Trị 65 km và thậm chí gần đất liền hơn mỏ Cá Voi Xanh. Rõ ràng, đây là một phát hiện có ý nghĩa đối với PVN. Ngoài việc PVD sẽ đưa giàn khoan tự nâng PVDrilling VI vào hoạt động trong chiến dịch khoan thẩm định tiếp theo từ tháng 1 đến tháng 8/2021 Hòa đánh giá vẫn còn quá sớm để thảo luận về dự án này vì sẽ phải mất nhiều năm nữa để phát triển dự án (chúng tôi dự kiến không sớm hơn năm 2028).
• Dự án Block B: Về khâu thượng nguồn, việc đánh giá kỹ thuật cho 2 gói EPCI đã hoàn thành và hiện FID đang chờ phê duyệt (dự kiến ban đầu vào Q1/2021 nhưng có thể chậm hơn so với kế hoạch). Về hoạt động khai thác, các nhà máy điện hiện vẫn đang chờ phê duyệt và các cơ chế giá (cho cả khí nguyên liệu và điện) vẫn chưa được phê duyệt. Dòng khí đầu tiên được khai thác từ Block B dự kiến ban đầu vào năm 2024.
PHẦN ĐÁNG QUAN TÂM
Phát triển LNG là xu hướng trọng điểm trong thời gian tới
• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường LNG là trọng tâm hàng đầu của Việt Nam. Một số khu liên hợp LNG đã được chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí và nhu cầu điện ngày càng tăng. GAS là công ty đi đầu thị trường, với cảng LNG Thị Vải sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 và sẽ cung cấp LNG cho Nhơn Trạch 3 & 4. Tuy nhiên, trong dài hạn, GAS sẽ không còn độc quyền trong ngành cung khí nữa, khi các công ty trong và ngoài nước như Delta Offshore, Gulf, Sojitz, AES, Petrolimex… cũng sắp tham gia vào thị trường.
• Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2035, các mục tiêu về cung cấp và tiêu thụ khí đã được đặt ra: Sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước từ 17-21 bcm vào năm 2035 và tiêu thụ khí đốt từ 23-31 bcm. Do đó, nhập khẩu LNG sẽ giúp bù đắp thiếu hụt nguồn cung khí.
• Chính phủ có kế hoạch tăng tỷ trọng sản xuất điện khí để đa dạng hóa các lựa chọn năng lượng và giảm khí thải. Cụ thể, Quy hoạch tổng thể phát triển điện lực VIII sắp tới (được đề xuất vào cuối tháng 1/2021) dự kiến sẽ đặt ra mức tăng trưởng cao cho công suất phát điện khí. Công suất phát điện từ LNG theo quy hoạch là gần 48.000 MW, kế hoạch này rất lớn nếu so với tổng công suất cả nước hiện nay là 58.000 MW.