Ngành Dệt may liệu đã “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?

, ,

1. Ngành dệt may giai đoạn qua
Tình hình ngành dệt may năm 2022

  • Năm 2022 ngành dệt may tăng trưởng, nhưng không đạt mục tiêu (47 tỷ). Mức độ tăng trưởng chủ yếu ở trong 2 quý đầu năm, khó khăn bắt đầu từ quý 3 tới giờ.

  • Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 44 tỷ USD, trong khi mục tiêu đề ra là 47 tỷ USD. Dù sao con số 44 tỷ USD là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều biến động.

  • Trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu.
    <Cụ thể: Dệt may - đầu năm thắng lớn, cuối năm trống đơn hàng - VnExpress Kinh doanh>

Tình hình ngành dệt may nửa đầu năm 2023

  • Đúng như nhiều dự đoán và phân tích từ các chuyên gia, nửa đầu năm 2023 là 1 bức tranh ảm đạm của ngành dệt may. Số đơn hàng tiếp tục sụt giảm và hầu hết các DN phải thu hẹp sản xuất

  • Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tháng 3/2023 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 3.298 tỷ USD, tăng 18.11% so với tháng trước và giảm 12.91% so với cùng kỳ năm ngoái

  • Tính chung 3 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 8.7 tỷ USD, giảm 18.63% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 3 tháng đầu năm 2023 đạt 5.087 tỷ USD, giảm 17.97% so với cùng kỳ 2022.

  • Nhu cầu thế giới về các sản phẩm ngành dệt may năm 2023 sẽ giảm khoảng 5% so với năm 2022. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới các nước trên thế giới mà còn tác động mạnh mẽ lên xuất khẩu dệt may Việt Nam. Thực tế tình hình chung, không chỉ Việt Nam mà kể cả các quốc gia đang làm may mặc xuất khẩu đều có tín hiệu giảm sút về đơn hàng.

  • Lý do lớn nhất hiện nay chính là lạm phát và nguy cơ suy thoái toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến sức mua. Lạm phát tăng cao khiến các nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ làm ảnh hưởng nặng nề tới sức mua.

  • Và khi giá cả tăng quá cao thì khách hàng lại tập trung vào những mặt hàng thiết yếu nhiều hơn những mặt hàng tiêu dùng khác điều này đã khiến rất nhiều DN buộc phải thu hẹp sản xuất.Trong nước cho đến quý II, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng trong các tháng gần đây. Mặc dù năng lực chủ động nguồn cung trong nước đang tăng dần tỷ trọng qua từng năm tuy nhiên nguyên phụ liệu kỹ thuật cao vẫn đang phải nhập khẩu.

  • Ngoài ra, Mặt bằng lãi suất vẫn đang duy trì ở mức cao. Mặt khác, nhu cầu vốn của ngành dệt may hiện nay là rất lớn gây áp lực lớn về chi phí cho DN.
    Nguồn: <https://thoibaotaichinhvietnam.vn/n…-voi-nganh-det-may-trong-nam-2023-121221.html>

2. Cơ hội nào cho ngành dệt may

a. Thuận lợi

b. Khó khăn

Soi chart 1 vài cổ Dệt May, hầu hết đầu đã tạo nền và bứt qua với volume lớn uy tín


Quý này lợi nhuận ổn không bác ạ

LN tất nhiên là không êm lắm bác ạ
https://thitruongtaichinhtiente.vn/thieu-don-hang-loi-nhuan-quy-ii-2023-cua-cac-ong-lon-det-may-tiep-tuc-am-dam-48184.html
Khả năng chờ đợi 2 quý cuối năm xem sao. Chart thì đi sốt ruột quá :(((