1. Vĩ mô ngành nghề.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 10.42 tỷ USD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 42.3%, tiếp theo là Nhật Bản 12.1%, EU 10.9%, Hàn Quốc 9.7%.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm đều ghi nhận sự tăng trưởng khả tích cực. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 4.4 tỷ USD, tăng 5.7%; Nhật Bản đạt 1.26 tỷ USD, tăng 11.3%; EU đạt 1,14 tỷ USD, tăng 0.1%; Hàn Quốc đạt 1.01 tỷ USD, tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng/2024, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong một bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn tương đối khó khăn như hiện tại, việc Việt Nam gia tăng được thị phần hàng dệt may tại các quốc gia xuất khẩu trọng điểm thì điều này đã thể hiện được năng lực, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.
IIP là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số này được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, nên còn được gọi là chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp. Trong 4T/2024, IIP của mảng dệt may đã có sự tích cực hơn so với cùng kỳ và các tháng trước đó, điều này thể hiện rằng tốc độ sản xuất hàng hóa mảng dệt may đang dần phục hồi trở lại.
Hiện tại, chỉ số tồn kho/doanh thu tại thị trường Mỹ đang ở mức thấp nhất trong gần 2 năm trở lại đây. Trong lĩnh vực hàng dệt may, Mỹ là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, do đó khi hàng tồn kho đồ may mặc của Mỹ ở mức thấp thì điều này sẽ phần nào có tác động tích cực đến việc tăng trưởng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam trong các quý tới.
2. Các cổ phiếu nên quan tâm.
Trong chuỗi gia công hàng dệt may có 4 công đoạn, đó là CMT, FOB, ODM, OBM. Trong đó, đa phần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới chỉ dừng lại tại khâu CMT và FOB, đây là 2 khâu có biên lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị của ngành dệt may.
I. TNG – Từ chối nhận thêm đơn hàng vì quá nhiều.
Năm 2023 là một năm khó khăn của của cả ngành dệt may nói chung và TNG nói riêng. Nhưng bắt đầu từ nửa cuối 2023, kết quả hoạt động kinh doanh của TNG đã bắt đầu có sự phục hồi trở lại, điều này được thể hiện rất rõ thông qua sự tăng lên liên tục của biên lợi nhuận gộp. Dự kiến BLN gộp trong các quý tiếp theo của TNG sẽ tiếp tục tăng do giá bình quân của mỗi đơn hàng từ Q2/2024 tăng hơn 5% so với cùng kỳ.
Tại cuối 2023, tổng số chuyền may của TNG là 322. Trong năm 2024, TNG dự định đầu tư thêm 45 chuyền may, từ đó nâng tổng số chuyền may của doanh lên lên thành 367, tương với với cần suất sẽ tăng thêm khoảng 15%. Với việc liên tục đầu tư để gia tăng công suất sản xuất, điều này sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của TNG trong tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại, TNG đã đáp ứng bộ 17 tiêu chí của Liên Hợp Quốc về ESG và là doanh nghiệp dệt may Việt Nam duy nhất hiện công bố thông tin ESG đầy đủ theo tiêu chuẩn GRI. Với việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về ESG của toàn cầu, điều này đã giúp cho TNG nhận được thêm nhiều hợp đồng sản xuất cho các thương hiệu lớn.
Hiện nay, TNG đã có đủ đơn hàng cho đến hết quý 4/2024 và doanh nghiệp này phải từ chối nhận thêm các đơn hàng mới. Việc đơn hàng của TNG tăng đột biến là nhờ lấy được đơn hàng từ Bangladesh do công nhân dệt may tại quốc gia này đã tổ chức đình công kéo dài hồi cuối năm 2023 nhằm đòi nâng lương cơ bản và cải thiện điều kiện làm việc, điều khiến hàng loạt nhà máy tại đây phải tạm ngưng hoạt động.
2. TCM – Hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận chỉ trong 4 tháng.
Trong năm 2024, TCM đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 3.707 tỷ, tăng 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến 161 tỷ, tăng 21% so với 2023.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu tại TCM đạt 1.312 tỷ, tăng 8% so với cùng kỳ và đạt 33% so với kế hoạch doanh thu năm 2024. Lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ, tăng 38% và đạt 53% so với kế hoạch đề lợi nhuận. Như vậy, chỉ trong vòng 4 TCM đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2024.
Tính đến ngày 17/05/2024, TCM đã nhận được full đơn hàng cho quý 2 và 83% đơn hàng cho quý 3. Theo ước tính của đội ngũ ALIAS, hiện tại thì đơn hàng trong Q3/2024 của TCM đã full, và doanh nghiệp đang tiếp tục tìm kiếm các đơn hàng để sản xuất trong Q4. Với việc đơn hàng sản xuất dồi dào, lợi nhuận trong 2024 của TCM ước tính sẽ vượt kế hoạch đề ra.
Anh/Chị NĐT có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ thông qua việc nhắn tin trực tiếp.