Ngành Điện - Trước thông tin điều tra

,

NGÀNH ĐIỆN TRƯỚC THÔNG TIN ĐIỀU TRA!


(https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t50/1/16/1f525.png)

2 ngày vừa qua đã có tin tức về cuộc điều tra tham nhũng tại 32 nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam. Cuộc điều tra tập trung vào việc “lạm dụng quyền hạn hoặc chức vụ trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố liên quan”. Cuộc điều tra đã bắt đầu vài tháng trước, nhưng truyền thông mới đưa tin vào 2 ngày gần đây và thị trường đã phản ứng khá tiêu cực ngay bước chân vào phiên sáng thứ 3 (13/8).

Trong danh sách 32 công ty, có các công ty sở hữu các dự án sau:

- Trung Nam: Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc, Điện gió Ea Nam Đắk Lắk (số 1, 2 và 6 trong danh sách).

- REE: Điện gió Lợi Hải 2 (số 18 trong danh sách).

- GEG: Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1, 2, Nhà máy điện gió La Bằng 1, VPL Bến Tre (số 8, 9, 20 và 21 trong danh sách).

  • Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi có được các thông tin.

GEG: Họ cho biết đã có các tài liệu cần thiết để tuân thủ các quy định.

REE: chỉ sở hữu 50% dự án điện gió Lợi Hải 2 (công suất 29MW). HSC không thấy có tác động đáng kể nào đối với công ty này.

Gần đây, 5 nhà máy điện gió nữa tại tỉnh Gia Lai cũng đã bị điều tra. Hai trong số các dự án này đã sử dụng đất nông nghiệp thuê từ chính phủ để xây dựng nhà máy điện gió. Nhà đầu tư (Công ty Điện gió Chư Prông Gia Lai và Công ty Điện gió Chư Prông Gia Lai) không có nhiều kinh nghiệm, sử dụng đòn bẩy tài chính cao và đã nhanh chóng chuyển nhượng các dự án này cho nhà đầu tư nước ngoài mới.

Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay sẽ tiếp tục mở rộng sang các dự án năng lượng tái tạo khác, cũng như tại các tỉnh và các bộ ngành liên quan.

Trước đó, trái tim vận hành hệ thống điện Việt Nam - Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) đã được tách ra khỏi EVN. Đây là một bước ngoặt lớn với ngành điện Việt Nam, tiến tới thị trường mua bán điện cạnh tranh.

Với vốn điều lệ 776 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện quốc gia (NSMO) được thành lập, nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, theo Quyết định số 752 được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ngày 1/8/2024. Quyết định này yêu cầu hoàn thành việc tách trong vòng 7 ngày kể từ 1/8/2024, sau đó quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại NSMO sẽ được chuyển giao về Bộ Công Thương.

NSMO sẽ tiếp tục thực hiện vai trò quản lý, điều tiết hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện. Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm NSMO tiếp tục hoạt động ổn định, hiệu quả sau khi chuyển giao. Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia (A0), đã được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc NSMO. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/8/2024.

=> Chúng ta có thể hoàn toàn đặt niềm tin, kỳ vọng nhiều dự án của các công ty niêm yết sẽ không đối mặt với rủi ro hoạt động nào lớn do các cuộc điều tra nhờ vào việc công bố thông tin tốt hơn, khả năng tiếp cận vốn và cấu trúc quản trị tốt hơn. Từ đó, việc các thông tin sự kiện thiên nga đen này có thể mở ra cơ hội đầu tư tuyệt vời với cổ phiếu được chiết khấu hấp dẫn.