Ngành Ngân hàng: Các ngân hàng có khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2022

, , , ,

Ngành Ngân hàng Quý 1/2022

Các ngân hàng có khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2022

Trong khi diễn biến của các cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo mạnh trên thị trường vào đầu tháng 4/2022, thì hoạt động cốt lõi của của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi lại khá ấn tượng. Do đó, chúng tôi không có thay đổi đáng kể cho mức định giá đối với các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi.

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng 2022 đạt mức cao nhất trong nhiều năm

Tăng trưởng tín dụng cho 5 tháng đầu năm 2022 là 8% - cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2019 (5,78%). Tuy nhiên, với các động thái giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cơ quan thẩm quyền kể từ đầu tháng 4/2022, sự chú ý hướng đến động lực tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn tháng 4 - tháng 5/2022; giai đoạn này ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 1,6 điểm % và 1,4 điểm %, sau mức tăng 5% trong quý 1/2022.

NIM quý 1/2022 phần lớn theo xu hướng tăng, nhưng con số tổng bị ảnh hưởng bởi CTG và VPB

Mức NIM nhìn chung của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi giảm 9 điểm cơ bản YoY trong quý 1/20222; tuy nhiên, nếu không tính đến CTG và VPB trong mẫu so sánh sẽ dẫn đến mức tăng 12 điểm cơ bản YoY. Chúng tôi cho rằng có những lý do phù hợp để không tính VPB trong mẫu so sánh vì ngân hàng này có nguồn tiền dồi dào sau khi nhận được 26 nghìn tỷ đồng từ bán cổ phần tại FE Credit trong quý 4/2021 và nhận 5,5 nghìn tỷ đồng từ AIA trong quý 1/2022, và phần lớn lượng tiền này chảy vào các khoản tiền gửi và các khoản vay liên ngân hàng có lợi suất thấp hơn. Mặt khác, CTG vẫn nằm trong nhóm mẫu so sánh khi mức NIM thấp trong quý 1/2022 là kết quả của việc tiếp tục cho vay ưu đãi trong quý 1/2022. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa ra 1 mẫu so sánh không có CTG để cho thấy rằng toàn ngành ngân hàng vẫn có xu hướng tăng ngay cả khi không tính 1 ngân hàng quy mô lớn như CTG.

Các chỉ số nợ xấu chính thức và các khoản vay được tái cơ cấu có khả năng đạt mức đáy mới trong quý 2/2022

Cả 2 chỉ số được chúng tôi ưu tiên sử dụng là chỉ số nợ xấu chính thức và các khoản vay tái cơ cấu trong thời gian dịch COVID-19 của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi tiếp tục có xu hướng giảm trong quý 1/2022. Theo quỹ đạo hiện tại, các tỷ lệ này nhiều khả năng thiết lập mức đáy mới trong quý 2/2022 từ mức đáy trước đó đã thiết lập trong quý 1 – quý 2/2021.

Các giải pháp mới để cải thiện các ngân hàng yếu kém là quan trọng để cải thiện nhận thức về hệ thống ngân hàng của Việt Nam bởi các cơ quan đánh giá tín nhiệm

Việc S&P nâng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên BB+ vào tháng 5/2022 cũng bao gồm hệ thống ngân hàng của Việt Nam này và xếp hạng hệ thống này ở nhóm 9 - chỉ cao hơn một bậc so với mức xếp hạng thấp nhất là 10. S&P cụ thể đề cập đến “các vấn đề tồn đọng đối với người vay vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái bất động sản giai đoạn 2009-2021”, mà chúng tôi cho rằng có liên quan đến các các ngân hàng yếu kém (DCI) ở Việt Nam. Động lực để giải quyết các DCI đã tăng lên đáng kể vào năm 2022 khi MBB, VCB, VPBHDB bắt đầu đưa việc tham gia vào chương trình giải cứu trong tài liệu ĐHCĐ của các ngân hàng này và xin ý kiến cổ đông thông qua. Các cơ quan quản lý một lần nữa đang chuyển sang các giải pháp không yêu cầu hệ thống ngân hàng giải cứu bằng tiền mặt và dựa vào các ngân hàng khỏe mạnh như MBBVCB để hỗ trợ đưa các DCI trở lại trạng thái không còn lỗ lũy kế. Chúng tôi ước tính các DCI chiếm 0,9% tổng cho vay toàn hệ thống vào cuối năm 2021 (tương đương 4,1 tỷ USD). Thời gian cho giai đoạn “hỗ trợ” này nằm trong khoảng 7 năm đối với mối quan hệ hợp tác giữa MBBOcean Bank có thể là 10 năm đối quan hệ hợp tác giữa VCB và DCI khác. Về mặt hiệu quả, mốc thời gian này tương ứng với giả định về một chu kỳ tín dụng thuận lợi trong giai đoạn “hỗ trợ”.
Tổng hợp

Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813
ID người tư vấn: 6626- Trần Đình Quân