Ngành Phân Bón và cơ hội phát triển trong năm 2024

, , ,

1. Ngành Hoá chất - Phân Bón:

  • Theo IFA tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón có xu hướng tăng nhẹ 1.2% trong năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu phân bón tăng ổn định 5 – 7% từ khu vực Nam Á và Mỹ Latinh.

  • Giá phân bón dự kiến phục hồi từ tháng 6/2023, khi Nga và Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu phân bón.

  • Dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy sản lượng phân bón toàn cầu sẽ tăng khoảng 1,8% đến 5% trong năm 2024

  • Tại thị trường trong nước, các chuyên gia dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 sẽ tăng chậm so với năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ nội địa được dự đoán tăng vào quý 4/2023 và quý 1/2024 khi bước vào vụ Đông Xuân, song vụ mùa năm nay đến trễ, bắt đầu cuối tháng 11.

  • Việc gián đoạn nguồn cung ứng vốn đã khiến cho giá phân bón tăng cao từ cuối quý III/2023.

  • Sản lượng tiêu thụ phân bón trên trên thế giới tăng dần từ 2000 và dự đoán tiếp tục tăng trong năm 2024

  • Chuỗi giá trị ngành Phân bón:

  • Các nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới 2022 và cũng là các nước tác động mạnh tới nguồn cung phân bón trên thế giới, trong đó có Nga, Canada và Trung Quốc.

*Yếu tố tác động đến Ure:
a. Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen làm lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Điều này có thể khiến các quốc gia tăng sản lượng gieo trồng và dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ phân bón.
b. Căng thẳng chính trị ở Biển Đỏ gây ra những bất ổn về thương mại toàn cầu dẫn tới chi phí vận chuyển tăng lên => tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
c. Nguồn cung phân bón được dự báo sẽ ngày càng thắt chặt, do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Theo đó, quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) là Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để bảo vệ thị trường nội địa. Trung Quốc cũng tiếp tục lệnh hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá dự kiến kéo dài đến tháng 4. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.

d. Sự gián đoạn của đường ống dẫn khí Amoniac tại sân băng Bethpage, do máy nén gặp trục trặc, đã gây ra tình trạng thiếu Amoniac trong khu vực.

e. Giá dầu ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành phân bón

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất Urea như là than đá, khí tự nhiên chiếm từ 20-27% giá vốn hàng bán. Còn lại là chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí thuê xưởng bãi… Do đó biên lợi nhuận của công ty phân bón có thể phụ thuộc vào giá dầu khí Singapore, than đá…

2. Điểm sáng ngành hoá chất-Phân Bón tại Việt Nam:

  • Giảm phát thải cacbon, kỹ thuật số, phát triển bền vững, sản xuất tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng sẽ là động lực cho công nghiệp hóa chất toàn cầu năm 2024 và những năm tiếp theo.

  • Việt Nam là quốc gia chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học sang hữu cơ. Tỷ trọng sản lượng phân bón hữu cơ & vi sinh đã tăng từ mức 6,3% (năm 2017) lên 23% (tháng 6/2022), mục tiêu tỷ lệ sẽ tăng 25% vào năm 2025.

  • Trong xu thế phi cacbon hoá thì ngành Hoá chất – Phân bón đứng trước cơ hội cũng như thách thức lớn

3. Khuyến Nghị Cổ Phiếu

  • CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC): Ngành: Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp.

a. Thị phần số 1 về phân NPK tại Việt Nam. BFC là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam về phân hỗn hợp NPK.

b. Kế hoạch kinh doanh của BMC cho quý I và cả năm 2024, đặt ra mục tiêu doanh thu gần 1.400 tỷ đồng trong quý đầu tiên và tổng doanh thu hơn 7.100 tỷ đồng trong năm, giảm 18% so với năm trước. Mục tiêu sản xuất và tiêu thụ của BFC cho năm 2024 cũng được đặt ra khá khả quan, với ước tính sản xuất 106.000 tấn và tiêu thụ gần 105.000 tấn.

c. Từ 15/7/2023, thuế suất thuế xuất khẩu phân bón NPK giảm về 0%, đây cũng là động lực tăng trưởng cho BFC khi bên cạnh việc chú trọng giữ vững thị trường trong nước, doanh nghiệp còn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Campuchia, mở rộng thị trường Lào và một số thị trường khác.

d. Trong báo cáo triển vọng 2024, VCBS nhận định giá phân bón thế giới năm 2024 được có thể tăng nhẹ so với năm 2023.

  • CTCP Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao (HNX: LAS) Ngành: Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp

a. Cập nhật kết quả kinh doanh:

Năm 2023 là năm kinh doanh thắng lợi của Supe Lâm Thao khi ghi nhận doanh thu 3.568 tỷ đồng, lợi nhuận trên 148 tỷ đồng, tăng trên 58% so với năm 2022. Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 đạt 586.000 tấn. Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2023.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 13%, đạt gần 15 tỷ đồng. Công ty cũng có sự gia tăng hơn 15% lợi nhuận từ khoản thu nhập khác lên 4,5 tỷ đồng. Nợ xấu giảm gần 12% còn 25,7 tỷ đồng.

b. Kỳ vọng của LAS trong năm 2024:

LAS đang có lợi thế về giá vốn nguyên vật liệu thấp, từ đó sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường và duy trì được biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Năm 2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đặt mục tiêu xuất bán trên 600.000 tấn sản phẩm phân bón. Trong đó, quý I/2024 được xác định là vụ chính nên công ty dự kiến đưa ra thị trường trên 300.000 tấn; riêng tháng 1/2024 xuất bán trên 100.000 tấn. Từ đó, đặt mục tiêu doanh thu của công ty cả năm 2024 đạt 3.600 tỷ đồng.

  • Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí( HOSE: DPM) Ngành: Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp

a. Trong bối cảnh Nga và Trung Quốc nếu tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón, giá ure thế giới dự báo sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và doanh nghiệp này sẽ hưởng lợi.

b. Dự báo sản lượng kinh doanh trong năm 2024 của Đạm Phú Mỹ sẽ vượt mức 1,4 triệu tấn, tương đương tăng 8,2% so với năm 2023. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện lên mức 22,5%, theo MASV

c. Vì vậy, đánh giá tích cực của DPM: 1) Hồi phục giá bán URE ở trên toàn cầu; 2) Hỗ trợ thúc đẩy kinh tế với Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi.

  • CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) Ngành: Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp

a. Cập nhật kết quả kinh doanh:

  • Q4/2023, DCM ghi nhận doanh thu 3,565 tỷ đồng (+21.8% YoY), LNST đạt 493 tỷ đồng (-50.7% YoY). Luỹ kế năm 2023, DCM ghi nhận 12, 602 tỷ đồng (-20.9% YoY), LNST đạt 1,107 tỷ đồng (-74.3% YoY). Sự sụt giảm KQKD do giá bán trong nước và ngoài nước giảm mạnh tuy nhiên sản lượng tiêu thụ phân bón các loại tăng.
  • Biên lợi nhuận gộp Q4/2023 giảm xuống mức 24.3% (cùng kỳ 28.6%) do giá bán phân bón giảm. Doanh thu tăng trong khi lợi nhuận giảm nhờ vào sản lượng tiêu thụ phân bón tăng 19%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 203% do trích bổ sung quỹ Khoa học công nghệ.
  • Điểm tích cực là DCM có hệ số thanh toán lãi vay vẫn đang duy trì ở mức cao 67.6 lần

b. Kỳ vọng của DCM:

  • Nhu cầu phân bón tăng nhẹ: The IFA tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón có xu hướng tăng nhẹ 1.2% trong năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu phân bón tăng ổn 5-7% từ khu vực Nam Á và Mỹ Latinh.
  • DCM sẽ cải thiện biên lợi nhuận nhờ: 1. Giá phân bón Ure phục hồi và được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao khi: Giá khí đốt kỳ vọng tăng trở lại, Trung Quốc cấm xuất nhập khẩu phân bón ít nhất đến tháng 4/2024 và nguồn cung Ure trong nước đang hạn chế. 2. Nhà máy Ure của DCM hết khấu hao từ cuối T09/2023 giúp tiết kiệm gần 874 tỷ đồng trong năm 2024 so với 2023.
  • Các yếu tố theo dõi: 1. Chính sách xuất khẩu Ure của Trung Quốc và chính sách nhập khẩu của Án Độ, 2. Giá năng lượng tại các khu vực sản xuất phân bón: Trung Quốc và Châu Âu, và 3. Dự thảo luật VAT - phân bón chịu 5% thuế VAT.

cho e xin điểm mua DPM và DCM