Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp tăng biên lợi nhuận đối với ngành thép
Giá than cốc giảm xuống mức nền thấp trong giai đoạn trước Covid-19
- Giá than cốc đã giảm 40% xuống còn 223 đô la kể từ đầu năm 2023 . Với việc giá than cốc chạm đáy dài hạn trong giai đoạn 2018 – 2020, các doanh nghiệp ngành thép sẽ được hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm. Trong những năm tới, giá than cốc dự kiến sẽ ổn định như giai đoạn trước Covid-19. Điều này được lý giải bởi nhu cầu tiêu thụ ngành thép dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp trong ngắn hạn, làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ than cốc - thành phần quan trọng trong sản xuất thép.
- Giá quặng sắt cũng diễn biến cùng chiều với giá thép thế giới . Giá quặng sắt giảm giúp giảm chi phí đầu vào của ngành thép, qua đó cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá vốn hàng tồn kho giảm
- Với số ngày tồn kho trung bình khoảng 100 ngày, hầu hết các công ty thép đã bán hết hàng tồn kho cũ với giá vốn cao trong Q2/2022, khi chi phí sản xuất cao.
- Giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngành thép giảm từ 30 đến 40% so với mức đỉnh của chu kỳ vào quý 2/2022 . Điều này giúp giảm chi phí hàng tồn kho và tránh cho các công ty trích lập dự phòng hàng tồn kho khi giá thép giảm.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng hàng tồn kho giảm từ 6% trên tổng số hàng tồn kho xuống còn 2% cho thấy các công ty đã hoàn nhập được dự phòng và bán được lượng tồn kho cũ . Giá than cốc giảm làm giảm chi phí nguyên vật liệu cho của ngành thép
- So với cùng kỳ năm ngoái, giá than cốc đã giảm 55% xuống còn 223 USD/T trong Q2/2023 . Giá than luyện cốc dự báo sẽ duy trì ở mức trung bình trước Covid-19. Nhờ đó biên lợi nhuận gộp của các công ty dự kiến sẽ được cải thiện đáng kể khi chi phí nguyên vật liệu ổn định.
*II. TỶ TRỌNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÉP VIỆT NAM*
- Trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 4.3 triệu tấn thép (+10.12% YoY) . Giá trị xuất khẩu đạt 3.4 tỷ USD, giảm -16.21% YoY. Nhập khẩu sản phẩm thép của Việt Nam đạt khoảng 4.6 triệu tấn với trị giá hơn 3.9 tỷ USD, giảm -12.3% YoY về lượng và -29.6% YoY về trị giá theo năm.
- Xét về tỷ trọng, tổng lượng xuất khẩu tại ASEAN đã giảm từ 41% xuống 35% trong khi EU tăng từ 19% lên 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thép xuất khẩu sang Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng lên, cả hai quốc gia này chiếm 7% tỷ trọng xuất khẩu tại Việt Nam. Sự gia tăng xuất khẩu ở Thổ Nhĩ Kỳ được lý giải bởi trận động đất ở nước này. Sự gia tăng ở Ấn Độ được hỗ trợ bởi đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và tăng trưởng dân số, góp phần đẩy mạnh nhu cầu thép trong tương lai.
Dự báo nhu cầu thép thế giới
1. Dự phóng tiêu thụ sẽ tăng lại trong 2024
Con đường phục hồi còn khó khăn trong năm 2023, tuy nhiên triển vọng sẽ cải thiện vào năm 2024
- Thị trường bất động sản trong nước hiện có nhu cầu thấp do các vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến thị trường trái phiếu năm 2022 . Số lượng căn hộ được cấp phép đạt 7,187 căn (-61% YoY) trong Q1/2023, báo hiệu hoạt động xây dựng sẽ còn yếu trong tương lai. Tuy nhiên, thời điểm tồi tệ nhất của thị trường bất động sản đã qua. Số liệu gần đây cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ tăng 272% so với quý 4/2022 và tăng 192% so với quý 1/2022. Điều này cho thấy căn hộ chung cư tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng có nhu cầu ở thực.
- Các luật mới liên quan đến thị trường bất động sản được thông qua vào tháng 10/2023 sẽ là cơ sở để giải quyết các vấn đề hiện tại trên thị trường và là động lực chính để thị trường phục hồi.
- Tiêu thụ thép tại Việt Nam dự kiến sẽ giảm -15% vào năm 2023 trước khi tăng 20% vào năm 2024 . Sự phục hồi của thị trường bất động sản và kinh tế thế giới sẽ giúp cải thiện tiêu thụ thép vào năm 2024. Ngoài ra, lãi suất và tỷ lệ lạm phát giảm cũng là những động lực để cải thiện nhu cầu thép trong tương lai.
2. Đầu tư công góp phần hỗ trợ nhu cầu thép
Đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong các tháng tới, khi giá trị giải ngân đầu tư công thường tăng tốc trong các tháng cuối năm . Tỷ lệ giải ngân tới thời điểm hiện tại vẫn đang thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ các năm trước (trung bình giai đoạn 2014-2022 đạt 48%). Với dư địa vẫn còn lớn (trên 435 nghìn tỷ), cao hơn tới 59% YoY, lượng giải ngân trung bình mỗi tháng còn lại của năm 2023 sẽ phải đạt hơn 84 nghìn tỷ để có thể hoàn thành 100% kế hoạch. Kịch bản giải ngân cả năm nay sẽ hoàn thành 85-95% kế hoạch, tương ứng với mức giải ngân trung bình mỗi tháng còn lại là khoảng 63-77 nghìn tỷ.
Ngành thép hưởng lợi từ việc thúc đẩy đầu tư công
- Thép chiếm 30% trong cơ cấu chi phí vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng . Do đó sự gia tăng đầu tư công sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với ngành thép.
- Theo Bộ Tài chính, ước tính giải ngân vốn đầu tư công đến 30/4/2023 là 110,633 tỷ đồng (+16% YoY). Với mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt 90% trong năm 2023, ước tính giá trị giải ngân 8 tháng còn lại đạt tối thiểu 591,359 tỷ đồng, tăng +33% so với 8 tháng cuối năm 2022.
- Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2023 nhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
1. CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG)
Luận điểm đầu tư
- CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) được thành lập từ tháng 8/1992, khởi đầu là công ty buôn bán máy xây dựng sau đó lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp.
- Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Hòa Phát là Thép, đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận của cả tập đoàn . Các sản phẩm thép chính của Hòa Phát bao gồm: thép xây dựng, thép cuộn cán nóng - HRC, phôi thép, ống thép và tôn mạ, trong đó thép xây dựng hiện đóng góp 59% tỷ trọng tổng sản lượng tiêu thụ thép các loại. Hòa Phát nắm giữ thị phần lớn nhất trong mảng thép xây dựng (với 35%) và ống thép (với 29%).
- Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh Q2/2023 với doanh thu đạt 29,799 tỷ đồng, giảm 21% YoY; lợi nhuận sau thuế đạt 1,448 tỷ đồng, giảm giảm 64% YoY. Tính chung 6 tháng đầu năm, HPG ghi nhận 56,665 tỉ đồng doanh thu, giảm 30% YoY và lợi nhuận sau thuế đạt 1,830 tỷ đồng, giảm 85% YoY.
- Tuy kết quả kinh doanh trong Q2/2023 có sự sụt giảm so với năm trước nhưng lợi nhuận đã tăng gấp 3.78 lần so với Q1/2023. Tiêu thụ các mặt hàng thép của Hòa Phát cũng có xu hướng tăng dần qua từng tháng và đạt mức cao nhất vào tháng 6. Tình hình xuất khẩu cũng có sự cải thiện rõ rệt khi doanh thu xuất khẩu trong Q2/2023 tăng gấp 2.5 lần so với Q1/2023 và bằng 90% Q2/2022 (thời kỳ đỉnh điểm của công ty). Tỷ trọng xuất khẩu của Hòa Phát đã tăng từ 15% lên 35% trong cơ cấu doanh thu.
- Trước diễn biến tiêu cực của thị trường bất động sản, ngành thép dự kiến bị ảnh hưởng trong năm 2023 do nhu cầu thép xây dựng đi xuống. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá mức ảnh hưởng sẽ được giảm bớt nhờ triển vọng đầu tư công mạnh mẽ góp phần cải thiện nhu cầu đối với mảng thép xây dựng của Hòa Phát. Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu kinh tế của Trung Quốc và sự phục hồi của thị trường xuất khẩu thế giới sẽ là động lực góp phần giúp kết quả kinh doanh của Hòa Phát hồi phục trở lại.
2. Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG)
Luận điểm đầu tư
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam . Tập đoàn Hoa Sen chủ yếu sản xuất tôn mạ, ống thép, ống nhựa và bán lẻ vật liệu xây dựng.Hoa Sen hiện chiếm thị phần lớn nhất trong mảng tôn mạ với 29%.
- Tập đoàn Hoa Sen sở hữu hệ thống hơn 600 chi nhánh & cửa hàng, cùng hơn 100 siêu thị VLXD Hoa Sen Home trên cả nước . Điều này giúp Hoa Sen xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Bên cạnh đó, Hoa Sen còn xuất khẩu tới hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ với doanh thu xuất khẩu cao hơn cả top 2 và top 3 đối thủ cạnh tranh cộng lại.
- HSG ghi nhận doanh thu thuần đạt 8,645 tỷ đồng (-29% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 14 tỷ đồng (-95% YoY) cho Q2/2023. So với Q1/2023, doanh thu của HSG trong Q2/2023 có sự tăng trưởng 24%, tuy nhiên lợi nhuận đã giảm mạnh 94%. Điều này được lý giải bởi việc giá thép thế giới và trong nước đã đi xuống trở lại kể từ tháng 3/2023, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm từ 14.8% xuống còn 10.3%. Theo đó, trong Q1/2023 khi giá thép tăng cao, công ty đã hoàn nhập được 466 tỷ từ việc trích lập hàng tồn kho. Trong khi đó, trong Q2/2023, công ty không ghi nhận hoàn nhập mà phải trích lập dự phòng hàng tồn kho thêm 26 tỷ đồng khi giá thép giảm.
- Trong ngắn hạn, với tình hình thị trường bất động sản còn yếu tình hình kinh doanh của Hoa Sen dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn trong ngắn hạn. Mảng xuất khẩu của Hoa Sen dự kiến sẽ cải thiện nhưng mức độ tác động đến kết quả kinh doanh của công ty không cao do xuất khẩu chỉ chiếm 27% doanh thu 17% lợi nhuận của Hoa Sen.
- Về dài hạn, với mục tiêu mở 600 siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home, hệ thống Hoa Sen Home sẽ là bước đi chiến lược tiếp theo của công ty. Hoa Sen Home sở hữu khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn với khả năng áp dụng công nghệ trong mảng bán lẻ. Hoa Sen Home dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng của Hoa Sen. Tính đến tháng 4/2023,siêu thị Hoa Sen Home sở hữu 114 cửa hàng Hoa Sen Home trên cả nước
3. CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG)
Luận điểm đầu tư
- CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) là doanh nghiệp nằm trong top 3 doanh nghiệp sản xuất tôn mạ tại Việt Nam. Công ty luôn tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho khách hàng trong nước và quốc tế. Sản phẩm của Nam Kim được tín nhiệm trên toàn quốc và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Sản phẩm chính của Nam Kim bao gồm tôn mạ và ống thép. Trong đó, tôn mạ chiếm hơn 80% trong cơ cấu sản phẩm củaNam Kim.
- Trong Q2/2023, NKG ghi nhận doanh thu đạt 5,500 tỷ đồng (-23% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 125 tỷ đồng (-37% YoY). Công ty đã có lời trở lại sau 3 quý lỗ liên tiếp trước đó. So với Q1/2023, doanh thu Q2/2023 đã tăng 25%. Đáng lưu ý là doanh thu xuất khẩu của Nam Kim đã tăng 68% so vớiQ1/2023 đạt 3,582 tỷ đồng và chiếm 65% tổng doanh thu của NKG. - Điểm tích cực là dự phòng hàng tồn kho của Nam Kim đã giảm mạnh 53% từ mức 336 tỷ đồng xuống còn 156 tỷ đồng trong Q2/2023, điều này cho thấy Nam Kim đã thanh lý và hoàn nhập được lượng lớn hàng tồn kho cũ ở mức giá cao. Bên cạnh đó giá trị lượng hàng tồn cũng giảm khoảng 19% so với với thời điểm Q1/2023, điều này giúp giảm chi phí quản lý hàng tồn kho và ghi nhận dự phòng trong tương lai khi giá thép giảm.
- Trong ngắn hạn, thị trường xuất khẩu hồi phục sẽ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của Nam Kim cải thiện. Triển vọng tiêu thụ tăng trưởng tại các thị trường Mỹ và Châu Âu sẽ là động lực giúp Nam Kim hồi phục.
- Về mặt dài hạn, Dự án Nam Kim Phú Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất hiện tại của Nam Kim từ 1 triệu tấn trong năm 2022 lên 2.2 triệu tấn năm trong 2027. Dự án được chia thành 3 giai đoạn 2024, 2025 và 2027, mỗi giai đoạn nâng công suất lên 400,000 tấn. Dự án này được kỳ vọng sẽ là động lực chính khi thị trường thép phục hồi.
Lấy HPG chart tháng đại diện cho ngành thép với góc nhìn kỹ thuật như sau:
-
Các đường MA ngắn đang xếp lớp trên đường MA dài và hướng lên cho thấy sự đồng thuận của xu hướng tăng trong dài hạn
-
MACD cắt lên signal từ tháng 7 trong khi VN-index MACD (anh chị bấm vào link để biết cách sử dụng chỉ báo mục 3.2) mới cắt lên vào tháng 9 cho thấy sức mạnh của nhóm thép lớn hơn thị trường chung. Sau khi cắt lên HPG đã có nhịp test lại EMA10 tháng vào tháng 8, giảm từ giá 28.7 xuống 25.1 (-12.5%) đủ để rũ bỏ NĐT ngắn hạn và bật tăng trở lại.
-
Ngắn hạn trên chart ngày, nhóm thép đã break out vào ngày 06/09, và ngày 07/09 đang test lại đỉnh mới với thanh khoản thấp hơn thanh khoản trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán vùng giá này không nhiều, có thể mua thêm tại vùng giá này cả 3 CP: HPG NKG HSG
LỜI KẾT: -
Nhóm thép xu hướng dài đã là xu hướng tăng, ngắn hạn anh chị sẽ có những điểm mua khác nhau (mua điều chỉnh, mua break out, mua tích lũy,…)
-
NĐT dài hạn gom thêm trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.