Triển vọng ngành thép 2024
- Giá thép thế giới tạo đáy 2023 và sẽ phục hồi trong 2024
Từ nửa cuối năm 2023, giá thép thế giới đang giao dịch ở một mức nền rất thấp và theo phân tích của các tổ chức tài chính thì giá thép sẽ dần dần phục hồi trở lại trong năm 2024.
- Trung Quốc cắt giảm sản lượng là cơ hội của thép Việt Nam
Giai đoạn trước năm 2016, thép giá rẻ tại Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, điều này đã làm cho các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn (bởi vì không thể cạnh tranh được về giá bán). Nhưng bắt đầu từ 2016, Việt Nam áp thuế dành cho thép nhập khẩu, thép trong nước được hưởng lợi thì cũng là thời điểm bắt đầu sóng ngành thép giai đoạn 2016 – 2018.
Trung quốc hiện nay đang chiếm trên 50% nguồn cung thép trên thế giới, nhưng kể từ T10/2023 quốc gia này đã gia tăng tích trữ hàng tồn kho trước khi bị giảm sản lượng bắt buộc (do phải thực thi các chính sách liên quan đến môi trường do chính phủ đặt ra).
Việc các doanh nghiệp Trung Quốc phải tích trữ thép và bị cắt giảm sản lượng vào 2024 thì điều này đã thể hiện cho ta thấy rằng:
- Áp lực cạnh tranh trong nước với thép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được giảm bớt.
- Khi nguồn cung thép của Trung Quốc giảm thì điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam gia tăng sản lượng xuất khẩu.
- Giá thép Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2024
Không có gì luôn tốt và cũng không có gì luôn xấu. Đối với ngành thép cũng vậy, sau một năm 2023 chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi câu chuyện siết chặt BĐS và nhu cầu thép suy giảm thì những vấn đề xấu nhất gần như đã đi qua. Trong năm 2024, tuy rằng khó có thể tạo ra cú hích tăng giá mạnh về thép, nhưng chắc chắn sẽ không còn tiêu cực như 2023, mà khi bớt tiêu cực hơn thì giá thép sẽ động lực để phục hồi.
Ngoài ra, 2024 là năm mà ngành BĐS được được kỳ vọng phục hồi. Kể từ nửa cuối năm 2023, Việt Nam đã giảm lãi suất xuống một mức rất thấp để hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế, kết hợp thêm vào đó với việc thông qua luật đất đai sửa đổi năm 2024 thì điều này đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của ngành BĐS. Theo hiệp hội BĐS Việt Nam thì nguồn cung căn hộ sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm 2024. Việc xây dựng BĐS cần rất nhiều thép, cho nên khi BĐS phục hồi trở lại thì giá bán thép cũng sẽ diễn biến tích cực.
- Doanh nghiệp thép đã đi qua giai đoạn xấu nhất
Đến cuối 2023, hàng tồn kho của các doanh nghiệp thương mại thép đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ khi so với Q2/2023. Khi hàng tồn kho của các doanh nghiệp thương mại thép tạo đáy và tăng lên,chứng tỏ các doanh nghiệp này đang kỳ vọng nhu cầu và giá thép sẽ tăng trong tương lai. HSG là một doanh nghiệp rất nhạy với tính chu kỳ của ngành thép, cho nên khi doanh nghiệp này gia tăng lượng hàng tồn kho một cách mạnh mẽ thì điều này có thể là dấu hiệu sự phục hồi của ngành thép trong các quý tới.
Từ nửa cuối năm 2022 là một giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép. Nhưng bắt đầu từ Q1/2023 mọi thứ xấu nhất gần như đã đi qua và khi này giá thép bắt đầu phục hồi, cho nên các doanh nghiệp ngành thép sẽ được hoàn nhập lại các khoản trích lập hàng tồn kho trong các quý trước. Lợi nhuận Q1/2023 của HSG là 904 tỷ (Tăng một cách rất đột biến so với con số lợi nhuận 160 tỷ trong Q4/2022), và nguyên nhân của lợi nhuận tăng đột biến khi đó là do doanh nghiệp hoàn nhập hơn 504 tỷ giá trị hàng tồn kho. Tuy rằng, lợi nhuận gộp trong Q4/2023 của HSG có sự sụt giảm nhẹ khi so với Q3/203, nhưng điều này không phải là điều quá tiêu cực, bởi vì trong Q3/2023 HSG được hoàn nhập 89 tỷ giá trị hàng tồn kho, còn trong Q4/2023 thì không được hoàn nhập.
Không chỉ mỗi HSG, các doanh nghiệp thép khác trong giai đoạn vừa rồi cũng đã có sự tăng trưởng đột biến về lợi nhuận vì câu chuyện hoàn nhập dự phòng. Nhưng sau khi hoàn nhập dự phòng xong thì lợi nhuận của các doanh nghiệp thép vẫn duy trì ổn định (Thậm trí đối với HPG thì doanh nghiệp này còn có sự tăng trưởng lợi nhuận gộp liên tiếp trong 3 quý gần nhất). Thông qua câu chuyện lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn được duy trì sau giai đoạn hoàn nhập trích lập, thì ta có thể đi đến kết luận rằng: “Lợi nhuận của các doanh nghiệp thép đã chạm đáy và đang dần dần phục hồi”
Sau khi chạm đáy vào nửa cuối năm 2022 thì trong năm 2023 biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đã dần dần phục hồi. Những vấn đề xấu nhất của ngành thì gần như đi qua, và với câu chuyện sự phục hồi của ngành BĐS & sự kỳ vọng giá thép tăng trong 2024, thì điều này sẽ giúp cho BLN gộp của các doanh nghiệp trong ngành có sự cải thiện. Khi BLN gộp cải thiện thì điều này sẽ tạo tiền đề cho sự tăng trưởng lợi nhuận.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng nói chung và các doanh nghiệp trong ngành thép nói riêng, thì trong 2024 vẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư cơ sở hạ tầng cho tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía Đông. Động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế trong năm 2024 đó là câu chuyện của đầu tư công, cho nên khi đầu tư công được đẩy mạnh thì điều này sẽ làm tăng nhu cầu về thép.
Tóm lại, với câu chuyện giá thép thế giới & Việt Nam được kỳ vọng phục hồi trong 2024, kết hợp thêm việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng và sự ấm dần của ngành BĐS Việt Nam thì điều này sẽ có tác động tích cực đến các doanh nghiệp ngành thép. Ngoài ra, nền lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép trong 2023 ở một mức tương đối là thấp, cho nên tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng ước tính trong năm 2024 của các doanh nghiệp ngành này sẽ từ 30 – 40%.
Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ:
MR Trịnh Thế Hoàn: GĐ – TVĐT CTCP chứng khoán VPS
Trưởng phòng phân tích: TRẦN QUANG TRUNG
Contact: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Kênh youtube: