HPG ra nhiều tin tốt quá, đoạn này có vẻ đang phục hồi
nói chung HPG vào thì phải chịu khó nắm lâu, đừng than nhé ae
đúng rồi ạ, anh cả của ngành cơ mà
ngoài Dung Quất thì đây cũng là một thông tin đáng mong chờ
các phiên gần đây đang hồi rồi ạ
cảm ơn bác đã cung cấp thêm thông tin
cảm ơn bác nhiều nhé, quá nhiều tin tốt cho anh cả HPG mong anh em ai có thông tin mới về HPG cũng như các công ty cùng ngành thì cùng nhau cập nhật vào đây để mọi người có thể bàn luận
mình thấy ai tìm hiểu, đầu tư tới HPG cũng thường là đầu tư dài hạn mà bác chứ nếu để lướt thì nhiều mã ổn hơn
Tiêu thụ thép xây dựng tăng vọt 44% trong tháng 10, đạt đỉnh gần 3 năm
Tổng lượng thép xây dựng bán trong tháng 10 đạt hơn 1,25 triệu tấn, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao nhất gần 3 năm qua.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy thép thành phẩm trong tháng vừa qua tiêu thụ gần 2,74 triệu tấn, cao hơn 9,4% so với tháng 9 và tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng đến từ thép xây dựng, ống thép, tôn mạ kim loại và SPM. Sự khởi sắc chủ yếu đến từ thị trường nội địa khi xuất khẩu vẫn đi lùi.
Trong đó, thép xây dựng ghi nhận hơn 1,25 triệu tấn được bán ra, tăng lần lượt gần 34% và 44% so với tháng trước và cùng kỳ 2023. Đây là mức tiêu thụ cao nhất kể từ tháng 3/2022. Bán hàng đang vượt hơn 185.000 tấn so với tổng lượng thép xây dựng được sản xuất ra trong tháng.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, thị trường đã tiêu thụ hơn 9,96 triệu tấn thép xây dựng, cao hơn cùng kỳ 2023 khoảng 11%. Điều này cho thấy sức mua một phần đã phục hồi.
Tiêu thụ cải thiện dù trong tháng 10, thép xây dựng đã có 5 lần tăng giá liên tiếp. Đơn cử như Hòa Phát có giá thép cuộn CB240 hiện là 13,94 triệu đồng mỗi tấn, tăng thêm 510.000 đồng sau 5 lần điều chỉnh. Còn thép thanh vằn D10 CB300, giá bán khoảng 14,14 triệu đồng mỗi tấn, tăng 740.000 đồng so với giữa tháng 9.
Việc tăng giá cũng được các hãng khác như Việt Ý, Việt Đức, Việt Sing, Kyoei Việt Nam, VJS… áp dụng. Như vậy, giá thép xây dựng đang về ngang vùng giữa tháng 6, trước khi diễn ra đợt giảm giá khá mạnh xuyên suốt sau đó.
Báo cáo mới đây của Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng sản lượng tiêu thụ của hầu hết loại thép tại thị trường nội địa đều tăng trưởng chủ yếu nhờ vào nhu cầu từ cả lĩnh vực xây dựng và công nghiệp duy trì trạng thái tích cực. Nhóm phân tích này nhận định giá thép xây dựng đã tạo đáy nhờ vào mức tồn kho thấp kỳ vọng thị trường bất động sản phục hồi chậm và nhu cầu tiêu thụ thép cho lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng duy trì tăng trưởng.
Ngoài ra, ngành thép nội địa cũng đang hưởng lợi khi các biện pháp bảo hộ được tăng cường giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh. Cuối tháng 10, Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá bằng cách áp thuế với thép phủ màu và tôn màu của Trung Quốc, Hàn Quốc.
Còn theo quan điểm của Chứng khoán MB (MBS), giá thép nội địa có thể phục hồi do áp lực từ Trung Quốc giảm và nhu cầu cải thiện. Kể từ quý IV, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng trong nước có thể tăng 5% so với mức đáy vào tháng 8 để đạt mức trung bình 571 USD mỗi tấn (gần 14,2 triệu đồng). Sang năm 2025, thép xây dựng có thể tăng 7% cũng nhờ tăng trưởng nhu cầu và áp lực từ phía Trung Quốc giảm đi.
Tuy nhiên trước đó, VSA nhiều lần lưu ý rằng nhu cầu sử dụng thép nội địa vẫn ở mức thấp, không như kỳ vọng mỗi khi vào mùa xây dựng. Ngoài ra, việc cạnh tranh để bảo vệ thị phần giữa các nhà máy, gồm cả hàng nhập khẩu, khiến thị trường thêm khó khăn.
Nguồn: VnExpress
cổ đông HPG được 1 năm rồi vẫn đong đầy kì vọng
xét về đầu tư lâu dài thì vẫn đang khá là khả quan mà bác
oke ạ
thép thì đang trong quá trình củng cố lại niềm tin nhà đầu tư kaka
cảm ơn thông tin của ad đã cập nhật
không có gì ạ
Cập nhật thông tin về Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Hòa Phát (HPG) chính thức khai lò tại siêu dự án thép 85.000 tỷ đồng
Ngày 5/12/2024, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất - công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã chính thức khai lò thổi 300 tấn tại Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi lễ có sự tham gia của các đối tác quốc tế hàng đầu như SMS Group, WISDRI và MINMETALS, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống sản xuất của dự án.
Dự án Dung Quất 2 có quy mô 280ha với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ra của nhà máy này là thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao, phục vụ thép sản xuất ô tô, thép hàm lượng carbon thấp sản xuất các sản phẩm như vỏ đồ hộp, đồ gia dụng, kết cấu thép… với công suất 5,6 triệu tấn thép/năm.
Trước đó, trong buổi chia sẻ tại webinar “Ngành thép và sức khỏe của Hòa Phát” diễn ra vào tháng 11 vừa qua, bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Hòa Phát cho biết dự án Dung Quất 2 sẽ bắt đầu sản xuất một phần nhỏ sản phẩm thương mại từ cuối năm 2024 và đóng góp đáng kể vào doanh thu từ năm 2025.
Theo kế hoạch, lò cao số 1 sẽ đi vào vận hành vào năm 2025 với 50% công suất, tương đương 1,4 triệu tấn thép. Đến năm 2026, lò cao số 2 sẽ bắt đầu hoạt động với 50% công suất, trong khi lò số 1 được nâng lên 80%. Nếu đúng tiến độ, đến năm 2028, toàn bộ hệ thống sẽ đạt công suất tối đa. Theo ban lãnh đạo, xuất khẩu tiếp tục là chiến lược quan trọng, chiếm khoảng 30% doanh thu của Tập đoàn. Khi Dung Quất 2 hoạt động hết công suất, tỷ trọng xuất khẩu vẫn sẽ duy trì ở mức này, trong khi phần lớn sản lượng còn lại sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu ra, Hòa Phát còn phát triển hệ sinh thái nội bộ, bao gồm mở rộng năng lực sản xuất tại các nhà máy ống thép, tôn mạ, thép container và các sản phẩm điện máy, tạo giá trị gia tăng và thúc đẩy sức mạnh cạnh tranh. Dự án Dung Quất 2 không chỉ là bước ngoặt về sản xuất thép mà còn khẳng định vị thế của Hòa Phát trên bản đồ ngành thép toàn cầu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp thép Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Thuế chống bán phá giá thép dẹt có thể được áp dụng trong quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp lớn hưởng lợi
Trong báo cáo cập nhật mới đây, hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết năm 2024 đánh dấu sự phục hồi về sản lượng của thị trường thép xây dựng Việt Nam. Từ đầu năm 2024, sản lương tiêu thụ ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tốt và đạt 15,8% so với năm 2023, hỗ trợ bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng dân dụng và hạ tầng.
Các sản phẩm thép dẹt cho hoạt động xây dựng (Tôn mạ, ống thép) duy trì tăng trưởng sản lượng, không chỉ từ nhu cầu nội địa còn ghi nhận nhu cầu từ thị trường nước ngoài, với sản lượng tôn mạ xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở 46,1% so với cùng kỳ (các thị trường lớn bao gồm ASEAN, EU và Hoa Kỳ).
Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng (HRC, với 2 nhà sản xuất chính là HPG và Formosa) ghi nhận sản lượng tương đương so với năm 2023. Nguyên nhân do sản lượng nội địa chiếm 62% tổng sản lượng, tuy nhiên gặp sức ép cạnh tranh từ HRC Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, thị trường xuất khẩu (38% tổng sản lượng) cũng gặp khó khăn do các hoạt động phòng vệ thương mại tại thị trường EU trong nửa cuối năm 2024.
Về thị phần thép xây dựng, HPG đã gia tăng thị phần từ mức 38% (so với 35% trong 2023) nhờ tăng sản lượng tại các các dự án hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác (ASEAN,…). Thị phần tôn mạ có xu hướng giữ ổn định, với các công ty có thị phần lớn nhất gồm HSG, NKG và GDA.
Trong 2024, trước những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc tăng xuất khẩu các sản phẩm thép sang các thị trường, Bộ Công Thương (BCT) đã có các biện pháp điều tra chống bán phá giá (CBPG) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, với:
- Quyết định số 1535/QĐ-BCT (AD19) với các sản phẩm tôn mạ có xuất xứ từ TQ và Hàn Quốc;
- Quyết định số 1985/QĐ-BCT (AD20) với các sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ TQ và Ấn Độ.
Trong kịch bản cơ sở, thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Trước đó, trong năm 2016, BCT khởi xướng điều tra CBPG tôn mạ trong tháng 3 và có kết luận điều tra trong tháng 9/2016. Các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành (bao gồm HPG) sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép (bị áp thuế CBPG).