[NGÀNH THÉP] Triển vọng tươi sáng

, , , , , , ,

TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP TRONG 2024.

1. Cập nhật ngành thép 2023.

  • Trong năm 2023, trữ lượng sản xuất và tiêu thụ thép lần lượt tại Việt Nam lần lượt là 25,6 triệu tấn và 24,4 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ thép lần lượt của Việt Nam lần lượt là 9,12 triệu tấn thép xây dựng, 6,8 triệu tấn thép cán nóng, 4,3 triệu tấn tôn, 2,22 triệu tấn ống và 1,93 triệu tấn thép cán nguội.

image
Hình 1: Tiêu thụ thép tại Việt Nam năm 2023.

  • Diễn biến giá thép: Giá thép Trung Quốc tăng nhẹ so với Q3, đạt 3.925 CNY/tấn với cuối 2023. Giá thép ở Việt Nam cũng hồi phục trở lại và đạt 14,240 đồng/kg. Nguyên chủ yếu đến từ: (1) Triển vọng nhu cầu mạnh ở Trung Quốc với các biện pháp kích thích của chính phủ, (2) Nguồn cung thiếu hụt do lượng tồn kho thấp, cùng với chất lượng không khí ô nhiễm của các trung tâm sản xuất chính là dấy lên lo ngại đình chỉ hoạt động các nhà máy và lò cao không đạt tiêu chuẩn môi trường.

Giá thanh và quặng sắt ghi nhận biến động tăng trong Q4:

  • Quặng sắt: tiếp tục xu hướng tăng và đạt 142,5 USD/tấn, tăng 19,2% so với đầu quý. Nguyên nhân đến từ nhu cầu quặng sắt tăng tại Trung Quốc khi (1) triển vọng sản xuất được kích thích bởi các biện pháp chính phủ, (2) tạm dừng quyết định giới hạn lượng thép sản xuất làm tăng nhu cầu sử dụng quặng sắt tại TQ.
  • Than: có nhịp tăng tốt và đạt 293 USD/tấn vào cuối T11, nhưng sau đó giảm còn 265 USD/tấn. Nguyên nhân đến từ: (1) mưa lớn tại Australia làm nguồn cung khan hiếm, (2) kỳ vọng phục hồi ngành thép tại Trung Quốc làm giá than tăng. Nguyên nhân giá than giảm về cuối Q4 do giá thép giảm nên nhà máy thép khó mua than ở mức cao như đầu Q4.

    Hình 2: Giá quặng sắt và than cốc trong Q4/2023.

2. Nguồn cung thép thế giới.

  • Trung Quốc: TQ dự kiến cắt giảm 2% sản lượng thép bằng cách đóng cửa một số nhà máy lạc hậu không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường tại Đường Sơn (được áp dụng từ T10/2023). Và tồn kho thép tại TQ giảm đáng kể gần đây giúp giảm được áp lực dư cung trên toàn cầu.
  • Thổ Nhĩ Kỳ: Công suất nhà máy thép giảm 30% svck do ảnh hưởng của động đất vào Q1/2023. Dự kiến sản lượng thép có thể giảm 7% svck vào 2024.
  • EU: Sản lượng giảm trong bối cảnh chi phí cao (nguyên liệu đầu vào và giá điện ở mức cao). Dự báo với giá nguyên vật liệu đầu vào giảm các thể tác động tích cực lên sản lượng thép tại EU.
  • Mỹ: Sản lượng sản xuất thép tiếp tục duy trì đà suy giảm, tuy nhiên theo mức độ giảm dần do thị trường nhà ở, ô tô, dân dụng dần hồi phục.
  • Ấn Độ: Tăng trưởng sản lượng mạnh nhờ sự phục hồi của ngành xây dựng và chính sách thúc đẩy chi tiêu công hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ thép.

3. Áp lực chi phí đầu vào cao có thể giảm dần về dài hạn.

  • Giá than và quặng có xu hướng tăng kể từ đầu T9/2023 trong bối cảnh các nhà máy sản xuất thép tại TQ tăng cường tích trữ tồn kho trước khi phải thực hiện chính sách cắt giảm giảm sản lượng trong năm 2024.
  • Áp lực từ chi phí đầu vào cao có thể giảm dần trong dài hạn khi tác động của việc tích trữ giảm dần. Nguồn cung quặng sắt dự kiến sẽ ổn định trong năm tới. Các nhà cung cấp quặng sắt lớn dự kiến sẽ duy trì hoặc tăng sản lượng trong năm 2024. Rio Tinto dự kiến sản lượng quặng sắt sẽ tăng lên khoảng 323-338 triệu tấn trong năm 2024, từ khoảng 320-335 triệu tấn trong năm 2023. Vale dự kiến sẽ duy trì sản xuất khoảng 310-320 triệu tấn trong năm 2024, so với khoảng 315 triệu tấn trong năm 2023.

4. Xuất khẩu thép có thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu thế giới tích cực.

  • Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023, trong đó nhu cầu của Mỹ và Châu Âu lần lượt tăng 5,8% và 1,6% sau khi giảm 5,1% và 1,1% trong năm 2022. Mặt khác, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.
  • EU kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024. Đi cùng với hai ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ thép lớn nhất là xây dựng (35%) và sản xuất ô tô (18%) tại EU phục hồi trở lại. Đồng thời, chênh lệch giá thép giữa Bắc Mỹ, EU và Việt Nam ngày càng cao. Sẽ hỗ trợ cho khả năng xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU.
    image
    Hình 3: Dự báo tăng trưởng ngành xây dựng tại EU.
    image
    Hình 4: Dự báo tăng trưởng ngành ô tô tại EU.

5. Thị trường thép nội địa phục hồi tích cực cả về giá và nhu cầu nội địa.

  • Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024 Nguồn cung căn hộ tại HN dự kiến tăng hơn 33% svck vào năm 2024, đạt mức 20,000 căn hộ và tại HCM nguồn cung đạt khoảng 12,000 căn (+31% svck). Nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.
    image
    Hình 5: Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội.
    image
    Hình 6: Ngồn cung căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh.

  • Chênh lệch của thép nội địa và TQ đang ở mức 30 – 35 USD/tấn (thấp hơn mức trung bình 50 USD/tấn). Mức chênh lệch thấp sẽ giúp ngành thép nội địa tránh được sự cạnh tranh của thép TQ nhập khẩu vào VN. Giá thép xây dựng nội địa đã chấm dứt đà giảm kéo dài trong 7 tháng khi tăng nhẹ khoảng 3% trong tháng 11. Đáy của giá thép đã cho thấy nhu cầu khả quan hơn trong bối cảnh ngành bất động sản có tín hiệu tích cực.

6. Triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong 2024.

  • Có thể kỳ vọng lợi nhuận gộp các doanh nghiệp được cải thiện, nhờ giá thép nhiều khả năng đã kết thức xu hướng giảm giá. Đồng thời giá nguyên vật liệu đầu được kỳ vọng giữ ở mức thấp và ổn định khi sản lượng sản xuất toàn cầu ở mức thấp.
  • Lợi nhuận các DN ngành thép dự kiến tăng trưởng svck trong năm 2024 nhờ những yếu tố sau (1) Doanh thu dự kiến hồi phục nhờ sản lượng và giá bán tăng trưởng, (2) Biên lợi nhuận gộp phục hồi. (3) Chi phí tài chính giảm trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp.

Cổ phiếu theo dõi HPG.

1. Cập nhật kết quả kinh doanh.

  • HPG đã có một quý hồi phục ấn tượng với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt là 34,4 nghìn tỷ đồng (tăng 33% svck) và 2,97 nghìn tỷ đồng (tăng 48% so với quý trước và đánh dấu kết quả kinh doanh tốt nhất trong 6 quý gần đây).


Hình 1: Kết quả kinh doanh Q4/2024 của HPG.

  • Lũy kế cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 120,36 nghìn tỷ đồng (giảm 15,9% svck) và 6,8 nghìn tỷ đồng (giảm 19,4% svck), lần lượt hoàn thành 79% và 85% kế hoạch của công ty.

2. Sản lượng tiêu thụ.

Đối với mảng thép xây dựng:

  • Sản lượng tiêu thụ của mảng thép xây dựng của HPG trong Q4 đạt mức cao thứ hai trong lịch sử, tăng 48% svck, tăng 32% so với quý trước và đạt 1,21 triệu tấn. Sự phục hồi này đến từ ba nguyên ngân: (1) nhu cầu thị trường trong nước phục hồi, (2) xuất khẩu cải thiện và (2) công ty chiếm được nhiều thị phần hơn.

  • Thị phần mảng thép xây dựng cả HPG đi ngang trong 2023 và giữ ở mức 34,7%. Nhưng tính riêng Q4 thì đã tăng lên mức cao kỷ lục là 38,3%. Ngoài ra, nếu không tính đến kênh xuất khẩu, thị phần của HPG tại thị trường nội địa tăng từ 30,8% trong năm 2022 lên 32,5% trong năm 2023.


    Hình 2: Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG.

Đối với mảng thép tấm cuộn cán nóng (HRC):

  • Thép HRC cũng đánh dấu sản lượng tiêu thụ đạt mức cao kỷ lục với 804 nghìn tấn, tăng 36% svck và 5% so với quý trước.

  • Đối với mảng xuất khẩu thì sản lượng xuất khẩu duy trì tốt ở mức 359 nghìn tấn, giảm 11% so với quý trước so với mức đỉnh trong Q3/2023 nhưng lại tăng gấp 8 lần svck.

  • Đối với thị trường trong nước thì sản lượng tiêu thụ trong nước cũng phục hồi 25,6% so với quý trước đạt 454 nghìn tấn (vẫn giảm 16,8% svck) do nhu cầu thép thành phẩm tăng, thể hiện qua sản lượng tiêu thụ thép ống và thép mạ kẽm của HPG tăng 12,4% svck và 24,8% so với quý trước.


    Hình 3: Sản lượng tiêu thụ thép HRC của HPG.

Công suất hoạt động:

  • Công suất hoạt động tăng từ 70% trong Q4/2022 và 81% trong Q3/2023 lên 99% trong Q4/2023 cũng giúp chi phí cố định trên mỗi tấn thành phẩm giảm. Do đó, biên lợi nhuận gộp tăng 13% trong Q4/2023 so với 12,6% trong quý trước và -3,4% trong Q4/2022.

3. Triển vọng năm 2024.

Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi:

  • Với mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013. Mặt khác, theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến tăng 1,9% trong năm 2024 so với mức 1,8% trong năm 2023.

Xuất khẩu thép Trung Quốc kỳ vọng giảm trong năm 2024:

  • Mặc dù tổng sản lượng thép sản xuất của Trung Quốc trong năm 2023 đi ngang so với năm 2022, nhưng sản lượng sản xuất hàng tháng gần như giảm liên tục trong 9 tháng từ 96 triệu tấn vào tháng 3 qua xuống còn 67,4 triệu tấn trong tháng 12/2023, do : (1) chi phí nguyên vật cao và (2) nhu cầu yếu.

  • Với thị trường xuất khẩu thép chính của Trung Quốc bao gồm Trung Đông và Châu Phi, Đông Nam Á và Đông Á. Thì việc xuất khẩu thép tại TQ giảm trong thời gian tới sẽ hỗ trợ giá thép xuất khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, NĐT không nên quá kỳ vọng giá thép có thể tăng mạnh trong năm 2024, vì thị trường BĐS tại TQ có thể phục hồi chậm.

Giá quặng sắt có thể ổn định trong dài hạn:

  • Khi tác động của việc tích trữ giảm dần cùng với sự sụt giảm sản lượng thép Trung Quốc, thì nguồn cung quặng sắt có thể ổn trong thời gian tới (như đã phân tích trên triển vọng ngành).

4. Nhà máy Dung Quất 2, động lực tăng trưởng cho HPG trong dài hạn:

  • Dự án Dung Quất 2 có quy mô trên 280 ha, nằm cạnh Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án Dung Quất 2 có công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) và 1 triệu tấn thép đặc biệt. Tổng vốn đầu tư của dự án là 85.000 tỷ đồng (tương đương gần 3,5 tỷ USD).

Thông tin hỗ trợ cho ngành thép

Cổ phiếu theo dõi:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

1. Cập nhật kết quả kinh doanh.

  • Doanh thu thuần Q1/2024 đặt 9.703 tỷ đồng (tăng 14.6% svck), và cao hơn 11.9% so với quý trước. Về lợi nhuận ròng Q1/2024 HSG đạt 10 tỷ đồng và cao hơn mức lỗ 680 tỷ đồng khi so sánh với cùng kỳ. Tuy nhiên, khi so sánh với quý trước đó thì LNST giảm 76.4%. Điều này được lý giải là do giá xuất khẩu giảm và chi phí bán hàng, chi phí hành chính và quản lí doanh nghiệp cao hơn.


    Hình 1: Kết quả kinh doanh của HSG Q1/2024
    (Lưu ý: Niên độ tài chính của HSG bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9)

  • Biên lợi nhuận gộp giảm, do:(1) giá bán bình quân giảm do giá xuất khẩu giảm, (2) chi phí sản xuất trung bình gần như không thay đổi so với quý trước. Làm cho biên lợi nhuận gộp giảm từ 13.2% trong Q4/2023 xuống còn 10.5% trong Q1/ 2024 (măc dù đã có cải thiện lớn so với mức 2.0% của cùng kỳ).


    Hình 2: Biên lợi nhuận gộp (%) và giá bán bình quân (triệu đồng/tấn).

2. Sản lượng tiêu ở kênh nội địa và xuất khẩu đều phục hồi mạnh: Sản lượng tiêu thụ tôn mạ toàn ngành tăng 26% svck trong quý gần đây. Với sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng lần lượt 21% và 33% svck. Trong đó:

  • Sản lượng tiêu thụ của HSG tăng 16,3% so với quý trước và 33,7% so với cùng kỳ đạt 454 nghìn tấn trong Q1/2024, đây là mức mức cao nhất kể từ Q2/2022.

  • Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 18,6% so với quý trước và 24,8% svck đạt 250 nghìn tấn do yếu tố mùa vụ và giá thép tăng. Sản lượng xuất khẩu cũng tăng 45,7% svck và 13,1% so với quý trước đạt 202 nghìn tấn, nhờ nhu cầu cải thiện từ các thị trường phát triển. Các thị trường xuất khẩu chính của thép HSG bao gồm các nước ASEAN, Nam Á, Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Âu.


    Hình 3: Sản lượng tiêu thụ thép theo quý của HSG.

3. Triển vọng.

  • Sản lượng tiêu thụ của HSG được dự sẽ tiếp tục đà phục hồi khi (1) các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU hồi phục khi lạm phát đi xuống và kỳ vọng hạ lãi suất (2) thị trường BĐS nội địa đang có những dấu hiệu tốt trong việc phục hồi, đặc biệt sau những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt của chính phủ.

  • Giá thép xuất khẩu tại Mỹ và EU có đà tăng tốt trong khi hàng tồn kho giá thấp được tích lũy trong 2 quý trở lại giúp biên lợi nhuận mở rộng. Tuy nhiên, cũng lưu ý giá thép cần duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian đủ dài để giúp các doanh nghiệp hưởng lợi.

  • Với kỳ vọng mức tăng của giá thép bình quân tại các thị trường xuất khẩu vào cuối năm 2023 sẽ thể hiện rõ hơn trong giá bán bình quân và lợi nhuận của công ty trong quý tới, điều này có thể giúp lợi nhuận Q2/ (niên độ tài chính) 2024 đạt mức tăng trưởng dương so với quý trước.

  • Mảng nhựa tiếp tục đóng góp tốt cho lợi nhuận của HSG. Khi giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho mảng nhựa tăng trưởng.

4. Góc nhìn kỹ thuật.


Hình 4: Biểu đồ giá HSG timeframe ngày.

  • Hiệu tại giá các đường MA của HSG giao cắt theo thứ tự MA20, MA50 và MA100 từ trên xuống. Ủng hộ cho xu hướng tăng giá. Và giá được MA20, MA50 làm hỗ trợ trong ngắn hạn.
  • MACD histogram trước đó ở dưới 0 và đang tăng lên. Không những vậy, đáy của ngày 15/1 và đáy 23/2 của HSG tạo sự phân kỳ ẩn dương, với MACD histogram cho thấy khả năng HSG đã tạo đáy và chuẩn bị break ra khỏi kênh giá chéo.
  • Tương tự Stochastic, HSG tạo sự phân kỳ ẩn dương ở hai đáy (Tín hiệu này cho thấy động lực tăng giá đang tăng mạnh hơn và có thể sắp xảy ra sự gia tăng đáng kể trong giá).

Để biết chi tiết chiến lược mua/bán và cũng như các khuyến nghị khi có cơ hội. Anh/chị có thể liên hệ trực tiếp em .

1 Likes