Ngành thuỷ sản bức tốc, cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước?

, , ,
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ba tháng đầu năm cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước); trong đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng 42%, Trung Quốc tăng 77%, EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23% cho thấy ngành thủy sản Việt Nam có khả năng phục hồi nhanh với nhiều nhà cung cấp thủy sản đã chuyển hướng thành công các chiến lược kinh doanh, hướng đến các kênh bán lẻ và thương mại điện tử để tăng cường kết nối và mở rộng khách hàng.

  • Tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu thủy sản chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh, tăng 80% đạt 261 triệu USD trong tháng 3 với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, EU. Trong đó, một số doanh nghiệp Việt Nam dự báo giá trị xuất khẩu cá tra trong thời gian tới tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào ưu đãi mức thuế chống bán phá giá 0% sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, thuế quan ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - EU và Hiệp định Việt Nam - Anh sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường quốc tế.

  • Một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng trong ngành:

  1. CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL): Doanh thu thuần đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 20% và lãi trước thuế đạt 200 tỷ đồng, gấp bốn lần năm trước.

  2. CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI) có kế hoạch doanh thu thuần 8.300 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

==================

THÁCH THỨC:

  • Thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành này chính là chi phí logistics. Chi phí logistics đã ở mức cao từ năm 2020 do ảnh hưởng covid thì nay chiến sự Nga - Ukraine lại góp phần làm gia tăng chi phí logistics thêm vì căng thẳng nguyên liệu. Đơn vị vận chuyển container phải tăng chi phí xăng dầu để xuất hàng khiến cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thêm khó khăn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là yếu tố quan trọng vì nguồn nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm, cá tra vì người dân không thể thả nuôi theo đúng kế hoạch mùa vụ, ảnh hưởng đến sản lượng cung cấp cho việc chế biến theo nhu cầu của khách hàng.

1 Likes