I/ Triển vọng về ngành thủy sản
- Nhu cầu cải thiện do bối cảnh kinh tế tốt hơn
- Các nền kinh tế lớn đều được dự báo tăng trưởng tích cực trong 2024. Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 4/2024, IMF nâng dự báo GDP của Mỹ lên 2,7%, GDP EU đạt 0,8%. Tại thị trường Trung Quốc sẽ cải thiện khi các chính sách hỗ trợ nền kinh tế “thẩm thấu”.
—> Vì Mỹ, EU và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam —> động lực cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
- Hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu được duy trì ở mức thấp trong 12 tháng qua do bất ổn về kinh tế và địa chính trị. Trong khi đó, xung đột Biển Đỏ đã khiến con đường vận chuyển từ châu Á sang Mỹ và châu Âu dài và tốn nhiều chi phí hơn, nên các nhà nhập khẩu có xu hướng tích trữ hàng tồn kho để quản lý rủi ro gián đoạn nguồn cung
- Kim ngạch xuất khẩu đang trên đường phục hồi
Theo thông tin mới nhất về tình hình xuất khẩu thuỷ sản, trong tháng 5 vừa qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 780 triệu USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 7%.
Các sản phẩm xuất khẩu chính đều ghi nhận sự tăng trưởng từ mức nền thấp cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh nhất ở mức 36% so với cùng kỳ, kim ngạch đạt 95,3 triệu USD; xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng nhẹ 3%; xuất khẩu cá tra tăng 10% với kim ngạch 175 triệu USD; trong khi xuất khẩu tôm lùi nhẹ 1%, kim ngạch 326 triệu USD.
- Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
-
Trong nhiều năm qua, Mỹ vẫn xếp Việt Nam vào danh sách nền kinh tế phi thị trường. Do đó, các sp của Việt Nam đã phải trả tỷ suất thuế chống bán phá giá / chống trợ cấp cao hơn nhiều và khó lường hơn so với các sản phẩm từ các nền kinh tế thị trường.
-
Nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ được hưởng lợi như sau:
-
Có khả năng được sửa đổi hoặc áp các mức thuế tốt hơn trong tương lai.
-
Tránh điều tra thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp cũng giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
-
Thuế thấp hơn và ít rủi ro bị điều tra liên quan thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp sẽ giúp tăng xuất khẩu sang Mỹ.
-
- Động lực tăng trưởng chính đến từ mảng kinh doanh cá tra
- Giá cá tra ở vùng nền thấp và đang có xu hướng phục hồi
- Xuất khẩu cá tra tháng 5/2024 cả nước tiếp tục cải thiện so với cùng kỳ và tháng trước
Tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 79,6 nghìn tấn tương ứng thu về 170 triệu USD, tăng 22% về lượng và 6 về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 5/2024 tăng nhẹ 43% về lượng và 1% về kim ngạch. Lũy kế, lượng xuất khẩu cá tra trong 5 tháng 2024 đạt 350 nghìn tấn tương ứng 757 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng nhẹ 3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
-
Lệnh cấm thủy sản Nga của Mỹ, EU tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam
-
Mỹ cấm nhập khẩu thủy sản “được thu hoạch ở vùng biển Nga hoặc bằng các tàu mang cờ Nga, ngay cả khi các sản phẩm này được chế biến tại nước thứ ba”.
-
EU đang loại bỏ các sản phẩm thủy sản của Nga và Belarus khỏi chương trình hạn ngạch thuế quan tự động từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2026. Theo đó, các sản phẩm thủy sản của Nga và Belarus không còn được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi trong giai đoạn này
-
—> Những động thái này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra do giảm cạnh tranh với các sản phẩm cá minh thái và cá tuyết của Nga.
- Tác động từ kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và rà soát bán phá giá.
Cụ thể, kết quả sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR19) cho thấy mức thuế sơ bộ POR19 đều giảm đáng kể. Theo đó, mức thuế áp dụng toàn quốc là 0,14 USD/kg, so với kết quả của kỳ rà soát trước đó là 2,39 USD/kg.
Ngoài ra, đợt thanh tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Mỹ - FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đối với cá tra hồi tháng 8 cũng đạt được những kết quả tích cực.
—> điều này không chỉ khẳng định uy tín chất lượng cá da trơn của Việt Nam mà còn tạo động lực cho hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
- Ngoài ra giá nguyên vật liệu đầu vào thức ăn cho cá tra trong xu hướng giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng bã đậu tương toàn cầu sẽ phục hồi nhờ mùa vụ thuận lợi hơn sẽ khiến giá bã đậu tương tiếp tục hạ nhiệt trong năm 2024.
—> TỔNG KẾT :
Với các nội dung luận điểm được nêu ra ở trên thì ngành thủy sản cũng là 1 nhóm ngành đáng để theo dõi và tham gia đầu tư trong năm nay.
Các cơ hội đầu tư cụ thể sẽ được chia sẻ ở bài viết sau.