Nghị định số 08/2023/nđ-cp có giúp nvl thoát khỏi nguy cơ phá sản không?

NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2023/NĐ-CP CÓ GIÚP NVL THOÁT KHỎI NGUY CƠ PHÁ SẢN?

NVL không thể trả lãi cho các hợp đồng đầu tư, điều này đã phần nào cho ta thấy được tình hình chung của nhóm BĐS đang gặp phải. Khó khăn lớn nhất của nhóm BĐS nói chung và NVL nói riêng cho đến hiện tại là phải đối mặt với các khoản lãi vay ngắn. Cùng điểm danh qua các vấn đề của NVL đang gặp phải:

I. CÁC VẤN ĐỀ NVL ĐANG GẶP PHẢI

1. Áp lực thanh toán nợ cao trong năm 2023

Tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay ngân hàng của NVL là 64,577 tỷ đồng, tương đương 39,5%. Trong đó, khoảng sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới với phần lớn là trái phiếu.

Nhìn vào biểu đồ thống kê ta thấy được phần lớn trái phiếu đến hạn thanh toán của NVL cao điểm nhất vào quý 2/2023, lên tới 11,660 tỷ đồng, quý 3/2023 là 10,520 tỷ đồng.
Với tình hình hiện tại của NVL thì sẽ rất căng thẳng khi đối diện với giá trị đáo hạn khổng lồ vào quý 2 và quý 3 tới đây.

2. Khoản trái phiếu 1000 tỷ đến hạn NVL hiện tại không có khả năng chi trả

  • Vừa qua, NVL vừa tới hạn thanh toán khoản trái phiếu 1000 tỷ đồng nhưng NVL hiện nay chỉ mới thanh toán phần lãi, không có khả năng chi trả phần gốc.
    Picture1
    Như vậy, với khoản trái phiếu 1000 tỷ gần đây mà NVL đã không có khả năng chi trả thì bước sang các quý 2,3 với khoản trái phiếu ở trên thì rất khó có khả năng thanh toán.

3. Hàng tồn kho tăng cao

Trước đây, đối với doanh nghiệp bất động sản mà có lượng dự án đang xây dựng lớn thì rất tốt, cho thấy doanh nghiệp đang phát triển mạnh và sắp tới sẽ có dòng tiền thu về thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh ngành bất động sản gặp nhiều khó khăn, Lượng hàng tồn kho lớn của NVL, mà chủ yếu là các bất động sản đang xây dựng sẽ là một khó khăn chứ không phải lợi thế cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Lượng hàng tồn kho tăng cho thấy doanh nghiệp không tìm cách bán hàng (ví dụ: giảm giá, chiết khấu…) mà còn dùng tiền mặt để bổ sung thêm lượng hàng tồn kho dẫn đến dòng tiền doanh nghiệp tiếp tục bị điêu đứng, các khoản nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán.

Tiền và các khoản tương đương tiền của NVL (bao gồm các khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn) giảm còn 8,900 tỷ đồng, tương đương giảm 60% so với cuối quý 3/2022.

II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2023/NĐ-CP SẼ GIÚP NVL VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG NHƯ THẾ NÀO?

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (5/3/2023), bao gồm các nội dung sau:

1. THỨ NHẤT: Cho phép doanh nghiệp thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác. Cụ thể, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng tiền đồng Việt Nam, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán bằng tài sản khác.

  • Ngày 21/2/2023, NVL có 1 lô trái phiếu trị giá 1000 tỷ đến hạn từ công ty chứng khoán PSI đến hạn nhưng không khả năng chi trả. NVL có đề xuất gia hạn thêm bằng cách bổ sung tài sản, nhưng PSI không chịu phương án trên, dẫn đến tình trạng NVL rất khó khăn.

  • Tuy nhiên, với việc thông tư 08 đưa ra, dựa trên cơ sở pháp lý và được nhà nước bảo hộ thì NVL có thể dựa vào văn bản này để thương lượng với PSI và các trái chủ được tốt hơn. Ngoài ra, NVL đang có hơn 120 nghìn tỷ hàng tồn kho, nếu như được thanh toán nợ trái phiếu bằng BĐS sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong lúc vượt qua khó khăn này.

2. THỨ HAI: Cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

  • Hiện tại có thể thấy NVL có gần 20 nghìn tỷ trái phiếu sắp đáo hạn quý 2 và quý 3/2023, áp lực rất lớn về việc trả nợ sắp tới. Tuy nhiên, với việc nghị định 08 đề xuất việc cho kéo dài thời hạn trái phiếu sẽ giúp NVL vượt qua được giai đoạn khó khăn ngắn hạn. Theo đó, chuyển nợ xấu về tương lai và không bị chuyển thành nợ xấu tại ngân hàng, các ngân hàng cũng không cần trích lập dự phòng lớn.

3. THỨ BA: Hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành và yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến 31/12/2023

Với thông tin sửa đổi nghị định 65 bằng nghị định 08 giúp cho NVL có cơ sở pháp lý để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn khi thời gian đáo hạn trái phiếu sắp đến. Những quy định này sẽ giảm bớt phần nào áp lực cho thị trường Trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới. Dù vậy, để gỡ bỏ hoàn toàn nút thắt của NVL thì vẫn cần thêm nhiều giải pháp. Bổ sung thêm 1 số giải pháp ngắn hạn như sau:

  1. Chính phủ tích cực gỡ vấn đề về pháp lý, từ đó thuận lợi cho ngân hàng tái tài trợ, tái cơ cấu / kéo dài 2 năm như trên, huy động mới/ phát hành Trái phiếu doanh nghiệp trở lại, chuyển nhượng, M&A … để khối lượng 400 nghìn tỷ TPDN BĐS được “hạ cánh mềm”. Theo chủ tịch NVL cho biết, công ty đang có 10,000 tỷ bị phong tỏa trong ngân hàng do dính pháp lý, nếu như pháp lý thuận lợi thì NVL sẽ vượt qua khủng hoảng.

  2. Kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ triển khai không hạ nhóm nợ đối với Trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng cấp tín dụng nữa, đây cũng sẽ là điều tích cực cho vấn đề Trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng BĐS