Gần 40% công ty tại Đức, Tây Ban Nha và hơn 30% tại Pháp kỳ vọng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Hãng tin CNBC cho hay theo nghiên cứu của Allianz Trade, Trung Quốc là nhà cung ứng cực kỳ quan trọng với thương mại toàn cầu và bất kỳ cố gắng soán ngôi "công xưởng thế giới" nào đều rất khó, nếu không muốn nói là bất khả thi.
"Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng quan trọng cho toàn cầu và việc soán ngôi vị thế của họ rất khó khăn, nếu như không muốn nói là bất khả thi", báo cáo của Allianz ghi rõ.
Cụ thể, dù rất nhiều tranh cãi đã nổ ra về việc thay thế vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng khảo sát các doanh nghiệp Châu Âu cho thấy gần 40% công ty tại Đức, Tây Ban Nha và hơn 30% tại Pháp kỳ vọng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nghiên cứu cho thấy Trung Quốc không thể bị soán ngôi ‘công xưởng thế giới’, đóng vai trò khó thay thế trong thương mại toàn cầu - Ảnh 2.
Thậm chí khoảng 27% số công ty của Mỹ cũng đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Trung Quốc bất chấp các căng thẳng địa chính trị.
Kết luận của Allianz cho thấy hơn 1/3 số doanh nghiệp được hỏi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc trong khi chỉ có 11% muốn cắt giảm.
Trong khi đó tại Trung Quốc, các cuộc khảo sát cho thấy doanh nghiệp nước này đang ngày càng tin tưởng hơn vào mảng xuất khẩu sang các thị trường khác. Khoảng 1/10 số nhà xuất khẩu của Trung Quốc dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ tăng 10% trong năm nay.
Xin được nhắc Trung Quốc đang là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 toàn cầu vào thị trường Mỹ sau Mexico. Trước đó Trung Quốc luôn đứng số 1 nhưng giảm dần vị thế sau hàng loạt các lệnh cấm từ Mỹ.
Tại các nền kinh tế khác, khảo sát cho thấy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu phần lớn chỉ xoay quanh 2-5%.
"Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tự tin hơn so với những nền kinh tế khác", báo cáo của Allianz nêu rõ.
Nghiên cứu cho thấy Trung Quốc không thể bị soán ngôi ‘công xưởng thế giới’, đóng vai trò khó thay thế trong thương mại toàn cầu - Ảnh 3.
Theo Allianz, dù vai trò của Trung Quốc là không thể thay thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có phương án dự phòng nhằm hạn chế tổn thất trong cuộc xung đột thương mại.
"Các doanh nghiệp đang tìm kiếm tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương để dịch chuyển một phần sản xuất, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á", báo cáo của Allianz cho thấy.
Khoảng 48% doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ có nhà máy ở Trung Quốc hoặc nhận nguồn cung từ đây cho biết đang xem xét các khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác hoặc Mỹ Latinh để dịch chuyển một phần hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro.
*Nguồn: CNBC