Ngôi sao hy vọng

THÔNG TƯ 39/2023/TT-BGTVT VỀ KHUNG GIÁ DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Vào ngày 25/12/2023, Bộ giao thông vận tải đã kí Thông tư 39/2023/TT0BGTVT quy định mức khung giá cước nâng hạ container và các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam. Thông tư này đã được tất cả các doanh nghiệp trong ngành và nhà đầu tư chờ đội từ lâu, trong đó điểm quan trọng trong thông tư là mức giá sàn cho dịch vụ nâng hạ được nâng lên 10% ở các phân khúc cảng biển (bao gồm cả cảng sông và cảng nước sâu) so với khung giá trước (quy định tại TT 54/2018/TT-BGTVT), có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

Quy định mới dự kiến sẽ giúp tất cả các doanh nghiệp càng tăng giá cước nâng hạ và giảm cạnh tranh về giá giữa các cảng nhằm nỗ lực thu hút khách hàng và sản lượng qua cảng. Cạnh tranh mạnh về giá giữa các cảng biển từ lâu đã là vấn đề được thảo luận giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư, bởi cảng biển trong nước còn khá phân mảnh và có quy mô nhỏ hơn so với hệ thống cảng của các nước khác. Do đó việc chính phủ tham gia quản lý được coi như một biện pháp đối phó với tình trạng cạnh tranh quá mức và có thể đưa giá thị trường về mức hợp lý hơn, mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp cảng biển và cải thiện nguồn thu thuế cho Chính phủ.

Nếu thông tư được phê duyệt và áp dụng vào 2024, đề xuất mức giá sàn mới có thể có tác động tích cực trong ngắn hạn đối với một số cảng và không tích cực đối với một số cảng khác (tuỳ thuộc vào công suất hoạt động). Về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu. Do đó, trong những năm tốt và xấu của hãng tàu, giá cước sẽ tăng và giảm tương ứng. Hiện tại, giá cước đã quay về mức lỗ đối với một số hãng tàu, do đó các cảng sẽ gặp khó khăn hơn khi đàm phán giá hợp đồng với khách hàng so với năm 2021-2022.

Có 3 kịch bản cho ngành vận tải:

  • Kịch bản cơ sở: Gemalink tăng doanh thu/TEU thêm 10%/năm trong năm 2024-2025, trong khi vẫn giữ giá ổn định ở các cảng khác

  • Kịch bản khả quan: Doanh thu/TEU tăng 7% trong năm 2024 tại tất cả các cảng feeder. Doanh thu/TEU của Gemalink tăng 10%/ năm trong năm 2024-2025.

  • Kịch bản kém khả quan: Doanh thu/TEU không tăng ở tất cả các cảng.

               GMD ĐỨNG ĐẦU TRONG NGÀNH DẦU KHÍ VẬN TẢI BIỂN
    

1) Kết quả kinh doanh:

Ghi nhận doanh thu quý III/2023 998 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ). Trong đó, hoạt động khai thác cảng vẫn đóng vai trò mảng kinh doanh cốt lõi với 780 tỷ đồng đóng góp 78% cho tổng doanh thu GMD. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Gemadept ghi nhận doanh thu 2.812 tỷ đồng (giảm 1% so với cùng kỳ), LNST ghi nhận 2.310 tỷ đồng (tăng 145% so với cùng kỳ).

Sản lượng hàng qua các cảng GMD có xu hướng tăng trưởng đều từ đầu năm đến nay dù vẫn thấp hơn mức sản lượng cùng kì 2022. Xu hướng phục hồi kì vọng tiếp tục trong thời gian tới do: kim ngạch XNK giữ đà tăng do phục hồi cầu tiêu dùng từ Mỹ và châu Âu, GMD liên tục đón thêm nhiều tuyến tàu mới và những nỗ lực nâng cao năng lực khai thác của GMD củng cố vị thế đầu ngành thu hút đầu tư.

Đầu tháng 11, GMD vừa công bố nghị quyết về việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCP Cảng Nam Hải. Việc chuyển nhượng này sẽ đem về nguồn tiền cho GMD tập trung đầu mở rộng Nam Đình Vũ và Gemalink.**

Gemadept vẫn là điểm sáng đầu tư - với các cảng biển tại các vị trí chiến lược đắc địa và hệ sinh thái khép kín vượt trội của một doanh nghiệp đầu ngành.

Hơn thế nữa, tiềm năng gia tăng công suất hoạt động của cảng Gemalink và Nam Đình Vũ sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của Gemadept trong 2024. Một yếu tố hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành cảng là Thông tư mới về giá sàn dịch vụ xếp dỡ nhiều khả năng sẽ được ban hành trong Q4/2023 và có hiệu lực từ tháng 1/2024. Theo đó, giá sàn dịch vụ xếp dỡ tại các cảng khu vực Hải Phòng và Cái Mép Thị Vải sẽ tăng khoảng 10% kể từ ngày 1/1/2024.

2) Chiến lược GMD:

GMD - Có chiến lược gì khi liên tục chuyển nhượng cảng ?

Đầu tháng 11, CTCP Gemadept (GMD) vừa công bố nghị quyết về việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCP Cảng Nam Hải (tương đương 99,98%).

Cảng Nam Hải có công suất thiết kế đạt 200,00 TEU là cảng đầu tiên cảu GMD tại miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay khi nhiều cảng mới với công suất thiết kế lớn xây dựng, cùng với việc sở hữ vị trí thiếu cãnh tranh so với các cảng mới (nằm sâu hơn vào lòng đất liền, mất khả năng đón tàu lớn sau khi cầu Bạch Đằng đi vào hoạt động), cảng Nam Hải đang ngày càng đón ít tàu hơn chủ yếu chuyển qua các hoạt động lưu kho bãi.

Việc chuyển nhượng vốn cảng Nam Hải và Nam Hải ICD sẽ đem về khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận cho GMD, từ đó sẽ bổ sung nguồn tiền cho công ty tập trung đầu tư phát triển mở rộng các cảng lớn như các dự án mở rộng cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.

Hiện tiến độ Gemalink 2 đang hoàn thành các thủ tục liên quan xin cấp phép mở rộng quy mô, kéo dài cầu tàu lên 1,5km thu xếp vốn để triển khai xây dụng, sẵn sàng đưa giai đoạn 2 vào khai thác từ năm 2025. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 khoảng 300 triệu USD.

Còn cảng Nam Đình Vũ 1 và 2 lần lượt có diện tích 22ha và 44ha cầu bến dài 440 và 1.1100m năng suất từ 900.000 đến 1,2 triệu TEU. Nam Đình Vũ 2 mới được khai trương chính thức vào tháng 5/2023 kỳ vọng sớm đạt công suât tối đa vào đầu 2024.

GMD tiếp tục nghiên cứu để sớm khởi công giai đoạn 2, sau khi hoàn thành cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ có tổng chiều dài cầu bến lên đến 1.500m, diện tích 70ha trở thành cụm cảng có quy mô lớn nhất Hải Phòng. Nam Đình Vũ 3 dự kiến đi vào hoạt động từ cuối 2025, đầu 2026.

Sản lượng hàng qua toàn hệ thống cảng GMD kỳ vọng tiếp tục đà hồi phục dù vẫn thấp hơn so cùng kỳ 2022:

Sản lượng hàng qua toàn hệ thống cảng GMD 3 quý đầu năm vẫn đang ở mức thấp hơn so với cùng kỳ do chịu ảnh hưởng từ những bấp bênh của nền kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm mạnh của nhu cầu tiêu dùng đặt biệt tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu.

Tuy nhiên từ đầu năm đến nay sản lượng container qua cảng GMD vẫn có sự tăng trưởng dần đều qua các quý, dự kiến đã tạo đáy từ hồi đầu năm đến nay. Sự phục hồi này đến cùng với sự phục hồi kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu tháng 4 đến nay, đặc biệt kim ngạch nhập khẩu trong 3 tháng gần đây ghi nhận tăng trưởng tương đương so với cùng kỳ 2022.

Kỳ vọng đà tăng trưởng tiếp tục kéo dài đến hết năm sang tới nửa đầu năm 2024 do kim ngạch xuất khẩu dự kiến vẫn giữ được đà tăng dù khá chậm, động lực chính đến từ phục hồi cầu tiêu dùng từ Mỹ và Châu Âu trong 2024, kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng.

GMD liên tục có các tuyến tàu mới qua cảng, trong 3 quý 2023 đã khai thác thêm tuyến dịch vụ TPA của Evergreen cập cảng Gemalink tuyến Kaguya của MSC cập cảng Nam Đình Vũ.

Với những lợi thế nhất định đang ngày càng được củng cố như:

  • Dẫn đầu xu hướng cảng xanh

  • Logistics xanh và năng lực làm tàu lớn nhất tại Việt Nam với cảng nước sâu Gemalink

GMD sẽ càng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thu hút được nhiều đối tác mới.

VỀ PTKT, NHỮNG THÔNG TIN VỀ NGÀNH HÀNG HOÁ DỊCH VỤ NÓI CHUNG VÀ GMD NÓI RIÊNG EM SẼ UPDATE HẰNG NGÀY.
Thân mời quý anh/chị nhà đầu tư có hứng thú về ngành HÀNG HOÁ DỊCH VỤ, bình luận cùng em
Cần tư vấn liên hệ qua Sđt/Za-lo: 039. 567. 1845 (Thuý Vy)

2 Likes

2 Likes

GMD đã vượt đỉnh cũ , giai đoạn này chưa có tin gì đủ mạnh cho ngành hàng hoá , vận tải biển chạy. Tuy nhiên dự báo cho năm 2024 nếu thông tư hỗ trợ ngành cảng biển được thông qua KQKD GMD sẽ cải thiện rất nhiều

2 Likes

VOL không cao, RSI đi xuống và có dấu hiệu đi ngang , anh/chị nên đợi điều chỉnh về nền tích luỹ+Thông tư hỗ trợ ngành được thông qua
Khuyến nghị mua: quanh 69.45-70.3
Target: (+6.92%)
SL: (-3.92%)

2 Likes

Thị trường vẫn đang diễn biến lình xình quanh vùng 1130. Để lên tiếp bắt buộc phải có 1 dòng lead như chứng khoán, bất động sản, hay thép, để thu hút dòng tiền rồi tạo sự lan tỏa sang các nhóm ngành khác. Nếu lực cầu chỉ kéo chung mỗi dòng 1 ít, đồng thời thanh khoản thấp thì rủi ro điều chỉnh sẽ cao hơn

2 Likes

2 Likes

Room Z/L tư vấn cộng đồng
Cập nhật tin tức hằng ngày trước và sau mỗi phiên giao dịch

2 Likes
2 Likes

2 Likes

2 Likes

2 Likes
2 Likes

Tín hiệu TT cuối phiên với áp lực bán lớn + đóng cửa với thanh khoản cao đột biến + 1 cây nến đỏ đặc → Mặc dù có rút bóng nến thể hiện lực cầu tham chiến nhưng thủng MA20 là tín hiệu cảnh báo rủi ro cần thận trọng !

Thông thường trong 1 xu hướng tăng dài, lần đầu chạm MA20 sẽ có bật, chưa giảm ngay liền. Với bối cảnh vĩ mô hiện tại không có gì quá xấu, đà bán chủ yếu đến từ áp lực đóng vị thế nghỉ lễ của NĐT

2 Likes

Sản lượng container gia tăng nhờ kỳ vọng hoạt động xuất-nhập khẩu duy trì đà phục hồi

Việc tăng giá xếp dỡ container từ 15/02/2024 sẽ giúp cải thiện biên LN gộp của DN

GMD phù hợp đầu tư dài hạn nhờ hệ thống cảng trải dọc chiều dài đất nước với công suất vượt trội và chiến lược tái đầu tư dự án tại khu vực có tiềm năng tăng trưởng ca

Lâu rồi GMD mới tím cứng như vậy ace !