Nguy cơ mất tiền thật khi 'ôm' cổ phiếu của doanh nghiệp tăng vốn 'ảo'

, , , , ,

Thực chất việc tăng vốn của doanh nghiệp là để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, những vụ việc được phơi bày trong thời gian qua cho thấy, nhiều cá nhân dùng chiêu trò lách luật, tăng vốn “ảo” nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Điều này đặt ra dấu hỏi về chất lượng của không ít doanh nghiệp trên sàn ở thời điểm hiện tại cũng như bất cập trong khâu quản lý doanh nghiệp niêm yết.

Nhà đầu tư vẫn có nguy cơ ôm… “giấy lộn”

Tuy nhiên, đến hiện tại chưa thấy thông tin Xây dựng FLC Faros công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên 2021, báo cáo tài chính quý I và II/2022. Đồng thời, công ty này còn chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, chưa có đủ số lượng thành viên HĐQT tối thiểu, chưa có người đại diện theo pháp luật.

Điều này đồng nghĩa với việc, cổ phiếu ROS đang đứng trước nguy cơ vĩnh viễn không được giao dịch trở lại, kể cả trên sàn UPCoM và nhà đầu tư có thể mất trắng khi ôm một đống “giấy lộn”.

Mặc dù nhiều người vẫn nuôi hy vọng FLC Faros tái cấu trúc khi có chủ mới vào kỳ họp Đại hội cổ đông bất thường theo kế hoạch diễn ra vào ngày 15/9 tới, song câu chuyện doanh nghiệp này được tăng vốn “ảo” đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây cho thấy “phép màu” khó có thể xảy ra.

-5388-1661851552.jpg
Những vụ việc tăng vốn “ảo” đang đặt ra dấu hỏi về chất lượng của không ít doanh nghiệp trên sàn ở thời điểm hiện tại cũng như bất cập trong khâu quản lý doanh nghiệp niêm yết (Ảnh: Int)

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân, Chứng Khoán Yuanta Việt Nam, nhiều nhà đầu tư vẫn hy vọng FLC Faros sẽ được tái cấu trúc khi có chủ mới, nhưng điều này rất khó. Bởi đây là một doanh nghiệp “ảo”, tài sản thực không có nên gần như không có lối thoát cho nhà đầu tư lỡ “ôm” cổ phiếu của doanh nghiệp này.

Đáng chú ý, trước những lưu ý của kiểm toán về các bất cập trong hành trình tăng vốn, nhưng đến nửa cuối quý III/2016, cổ phiếu ROS vẫn vượt qua nhiều quy định khắt khe để chính thức niêm yết trên sàn HoSE, rồi sau đó lọt vào rổ VN30, thậm chí có thời điểm còn là cổ phiếu gây ảnh hưởng lớn đến chỉ số chung.

Được biết, hơn 10 năm qua, dưới “bàn tay” của Trịnh Văn Quyết, ngoài FLC Faros, nhóm doanh nghiệp thuộc “họ FLC” cũng có những đợt tăng vốn với tổng tài sản rất mạnh và bất thường.

Chẳng hạn, quy mô vốn của CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes được “hô biến” lên tới 4.100 tỷ đồng và tổng tài sản là 9.100 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) tăng vốn từ 9,9 tỷ đồng lên 1.635 tỷ đồng và giá trị tổng tài sản lên tới 2.410 tỷ đồng.

Hay như công ty mẹ FLC từ số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng (năm 2008) đến nay đã tăng lên hơn 7.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, riêng năm 2010, FLC có 3 lần thực hiện tăng vốn từ 18 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng được báo cáo nộp đủ, nhưng sau đó rút tiền ra thông qua bút toán (ghi nhận sổ sách) cho vay.

Đồng thời, thành lập các công ty con bằng cách bút toán đầu tư tài chính và số tiền cũng được rút ra ngay sau đó và các công ty con đều được tăng vốn lên hàng nghìn tỷ đồng thông qua các bút toán cho vay, đầu tư, góp vốn, tạm ứng tiền, ký quỹ, đặt cọc…