Lợi thế từ tiền gửi không kì hạn, với tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi của khách hàng) của TCB trong Q2/2024 đạt 37,4%, cao thứ hai toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của CASA giai đoạn 2017- 2023 đạt 28%, cho thấy NH tập trung vào phân khúc tiền gửi từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Biên lãi ròng (NIM) của TCB ở mức cao nhất ngành dù không có tham gia cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. NIM cao nhờ vào lợi thế từ tiền gửi CASA.
Chất lượng tài sản giữ vững, và quản lý rủi ro tốt thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong Q2/2024 ở mức thấp 1,28% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao đạt 101%.
Lợi nhuận vững mạnh: Dự báo ROE của TCB sẽ đạt 17,2% trong năm 2024 / và 18,8% vào năm 2025, so với mức trung bình ROE 18,4% giai đoạn 2018- 2023. TCB có tỷ lệ đòn bẩy thấp so với ngành, nên sẽ hợp lí hơn nếu so sánh chỉ số ROA của TCB với các ngân hàng khác. Cùng với đó mức dự báo ROA sẽ đạt 2,58% trong năm 2024 (so với mức trung vị ngành là 1,67%) và 2,73% vào năm 2025 (so với mức 1,66% của ngành).
TCB có tỷ lệ đòn bẩy thấp, với tỷ lệ tài sản/VCSH chỉ là 6,6x so với mức trung vị ngành là 11,6x. Các NH Việt Nam thường bị đánh giá thấp vì có tỷ lệ an toàn vốn thấp, nhưng TCB là một trong số trường hợp ngoại lệ với tỷ lệ an toàn vốn cao đạt 14.5% và vốn cấp 1 đạt 14,2% tại Q2/2024.
Cổ tức tiền mặt bền vững. TCB đã chi trả cổ tức tiền mặt trong năm 2024, đây là lần đầu tiên kể từ khi niêm yết. Với nhu cầu tiền mặt của một số cổ đông, chính sách chi trả cổ tức này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai, và có thể duy trì bền vững nhờ vào nguồn vốn dồi dào / tỷ lệ đòn bẩy thấp và ROA cao.
Định giá hấp dẫn hiện TCB đang giao dịch ở mức P/B dự phóng 2024E chỉ 1,1x, thấp hơn so với mức trung vị ngành là 1,2x.
Rủi ro: Cho vay BĐS của TCB ở mức cao nhất trong ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm từ 75% trên tổng dư nợ trong Q2/2023 xuống còn 69% trong Q2/2024.