Nhà Cô cô : Những cơ hội mới

, , , ,

Thì về 14.x tha hồ múc

Đoạn này EVF sóc thật các cụ ạ, để cầm được hàng vượt qua đoạn này anh em phải thực sự hiểu DN!

Qua tăng bằng nào, nay trả đủ :joy: :joy: :joy:

Thế mới bảo nó đi ngang tích lũy 2 tuần nay rồi thì gọi là sideway chứ tăng nóng gì. Được tăng nóng đã sướng

cứ đến đỉnh là vni dung lắc, cần 01 phiên dứt khoát là lên hay xuống đây các bác?

con thép HPG mai giá tốt vào được chưa các anh chị; nghe cô cô em đặt 29 mà không khớp :cry:

pic vắng thế :cry:

1 Likes

Hình như ngày mai quỹ công bố danh mục cơ cấu phải không các cụ!

Hình như mai công bố chính thức. Còn 21/06 là hoàn thành cơ cấu.

1 Likes

HPG 29.2 đã lên tàu theo cô cô. HI vọng nay vượt 1300 tiền vào sẽ rất khỏe

Qua EVF lắc 2 lần, nhiều cụ chắc phải ra hàng hàng, nhất là đoạn sắp hết giờ giao dịch!

Thì kệ người ta đi bác sao bác phải tiếc hộ nhỡ khi nay cắm đầu thì sao cuối phiên mới biết dc

Đấy là bình luận, chứ có ý gì đâu cụ. Có người mua thì có người bán. Cp có bao giờ hết người mua bán đâu.

Tài chính tiêu dùng: Thêm nhiều thương vụ M&A lớn sắp bùng nổ

(VNF) - Do việc cấp giấy phép kinh doanh tài chính tiêu dùng đòi hỏi nhiều đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ nên tạo thuận lợi cho việc định giá. P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần.

Dẫn nguồn thông tin từ FiinGroup, cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của Công ty Chứng khoán Vietcap cho biết, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của các khoản vay tiêu dùng giai đoạn 2019-2023 tại Việt Nam đạt 14,7%. Kết quả kinh doanh mảng tín dụng tiêu dùng chạm đáy vào năm 2023 do môi trường lãi suất cao, hoạt động kinh tế kém khả quan, thắt chặt chi tiêu và thanh tra pháp lý đối với các hoạt động thu hồi nợ.

Dư nợ cho vay cho vay năm 2023 của các công ty tài chính tiêu dùng chiếm 5,3% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống, trước đây chiếm khoảng 7-8%.

Lãi suất cho vay trung bình hiện tại của các công ty tài chính tiêu dùng dao động trong khoảng từ 30 - 40%/năm (thay đổi tùy theo từng sản phẩm khác nhau). Quy mô khoản vay trung bình nhỏ hơn 100 triệu đồng. Thời hạn cho vay từ 6 tháng – 36 tháng, mức trung bình là 24 tháng.

(Ảnh minh hoạ)

Theo những ghi nhận của Vietcap, thị phần cho vay của 7 công ty tài chính hàng đầu trên thị trường trở nên phân tán hơn trong giai đoạn 2019-2023. Trong năm 2019, thị phần của FE Credit là 47%; tổng thị phần của Home Credit, MCredit, HD Saison và Shinhan Finance là 36,8%.

Năm 2023, thị phần của FE Credit là 28%; tổng thị phần của Home Credit, MCredit, HD Saison và Shinhan Finance là 43,7%. Trong đó, FE Credit gần đây đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau một thời gian tái cơ cấu (giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng giải ngân). MCredit là công ty trẻ với tốc độ mở rộng thị phần cao nhất, còn Home Credit có khẩu vị rủi ro thận trọng nhất.

FiinGroup cho rằng, các công ty nhỏ và vừa sẽ giành được thị phần trong bối cảnh cạnh tranh này. Các công ty tài chính tiêu dùng trong nước được hỗ trợ trực tiếp từ ngân hàng mẹ sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn từ chi phí huy động vốn đến mạng lưới,…

Về xu hướng M&A của ngành, các ngân hàng đang có xu hướng thoái vốn khỏi các công ty tài chính để cải thiện nền tảng vốn và tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi. Do việc cấp giấy phép kinh doanh tài chính tiêu dùng đòi hỏi nhiều đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ nên tạo thuận lợi cho việc định giá. P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần.

FiinGroup cho rằng ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn đón nhận các giao dịch M&A tiềm năng khác trong tương lai như Tổng Công ty Xi măng Việt Nam dự kiến bán 14,3% cổ phần tại VietCredit, MSB sẽ thoái vốn khỏi TNEX và TPB đang hỗ trợ việc tái cấu trúc HAFIC.

Về triển vọng ngành tài chính tiêu dùng, FiinGroup kỳ vọng điều kiện kinh doanh sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2024, do môi trường lãi suất thấp, các hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cải thiện.

Ngành tài chính tiêu dùng có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia APAC, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng (tín dụng tiêu dùng là để mang lại lợi ích cho việc quản lý tài chính thay vì là giải pháp cuối cùng cho các trường hợp khẩn cấp tài chính) và khung pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện.

FiinGroup cho rằng các chiến lược chính mà các công ty trong ngành tài chính tiêu dùng cần tập trung tăng cường điểm bán hàng/điểm chạm khách hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay, tăng cường quản lý rủi ro và cải thiện nhận thức của khách hàng về tài chính tiêu dùng.

Đồng quan điểm, Vietcap cũng cho rằng lộ trình phục hồi của ngành tài chính tiêu dùng sẽ rõ ràng hơn từ nửa cuối năm 2024 trở đi với các yếu tố then chốt cần theo dõi bao gồm chất lượng tài sản (tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ) và NIM. Theo Vietcap, trong danh mục mà công ty chứng khoán này đang theo dõi, các ngân hàng có sự đóng góp đáng kể từ các công ty tài chính tiêu dùng có thể kể đến như VPBank (FE Credit), HDBank (HD Saison), và MB (MCredit) sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành tài chính tiêu dùng trong tương lai.

1 Likes

1 Vài nhận định qua bài viết, các cụ hoan hỉ.

  1. Tình hình thị trường và tăng trưởng: Từ năm 2019 đến 2023, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của các khoản vay tiêu dùng tại Việt Nam đạt 14,7%. Tuy nhiên, vào năm 2023, kinh doanh mảng tín dụng tiêu dùng gặp khó khăn với môi trường lãi suất cao, hoạt động kinh tế kém khả quan, và thắt chặt chi tiêu cùng với thanh tra pháp lý đối với việc thu hồi nợ. >>>>>khi tiêu dùng tăng trở lại thì tốc độ tăng trưởng còn cao hơn
  2. Thị phần và thay đổi cạnh tranh: Thị phần của các công ty hàng đầu trên thị trường đã trải qua sự biến động trong giai đoạn 2019-2023. Các công ty như FE Credit, Home Credit, MCredit, HD Saison, và Shinhan Finance đều có sự thay đổi trong thị phần của họ.>>>>> Với rất nhiều thuận lợi, EVF có nhiều cơ hội tăng thị phần trong những năm tới đây.
  3. Triển vọng và chiến lược: Dự báo rằng điều kiện kinh doanh sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2024, đặc biệt là với môi trường lãi suất thấp và cải thiện nhu cầu tiêu dùng. Các công ty trong ngành tài chính tiêu dùng được khuyến nghị tập trung vào việc tăng cường điểm bán hàng/điểm chạm khách hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay, quản lý rủi ro, và cải thiện nhận thức của khách hàng về tài chính tiêu dùng.>>>> ** Giả sử với EIB đứng sau thì EVF sẽ là Fecredit thứ 2**
  4. Xu hướng M&A và tiềm năng: Các giao dịch M&A có thể diễn ra trong tương lai, với các ngân hàng có xu hướng thoái vốn khỏi các công ty tài chính để cải thiện nền tảng vốn và tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi.
    5.P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần. ==>>> P/B hiện tại đang 1.3 nên EVF đang bị định giá thấp

Nhà mình chốt lời FCN tập trung cho HPG EVF GEX EIB

13 Likes

Mấy lần trước mua ít quá. Chẳng đc bao nhiêu. Chưa về bờ được.
Lần này quyết tâm theo Cô cô chơi lớn. chơi margin với HPG luôn.
Hy vọng sẽ về gần bờ!

Có lệnh cô cô thì vào quá chuẩn rồi đã lên lại tầu

2 Likes

thấy HPG về vùng 29 mà không dám vào :cry: chờ mai thứ 6 xem xét

1 Likes

Evf e lỡ đu 16 có nên cắt k coco