Nhà đầu tư Cá nhân tiếp tục bán ròng ? Hành động của tạo lập?

Nhà đầu tư Cá nhân tiếp tục bán ròng

Bất động sản và Chứng khoán ghi nhận tỉ trọng phân bổ dòng tiền giảm dần trong các phiên gần đây, nhưng giá vẫn tăng trong phiên hôm 28/8

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 376,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 360.6 tỷ đồng. Khối ngoại là bên gom ròng đối ứng…

Tâm lý thị trường trước kỳ nghỉ lễ 2/9 nhìn chung vẫn tương đối tích cực khi chưa có nhịp bán tháo nào diễn ra, thậm chí VN-Index còn vượt mốc 1.200 điểm tương ứng kết phiên tăng 18,35 điểm (1,55%) chốt ở giá 1.201,7 điểm. Thanh khoản không quá mạnh ba sàn khớp 22.800 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 106.2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 97.3 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bất động sản, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, DXG, VNM, FRT, VCG, VIC, VND, KDH, VIX, VRE.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, VPB, CTG, SSI, DPM, DCM, SAB, PVD, HPG.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 376,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 360.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MWG, VPB, EIB, DPM, CTG, FPT, DCM, SAB, ACB, PVD.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: DGC, DXG, VNM, VIC, VCG, VND, NVL, VRE, KDH.

Tự doanh mua ròng 13,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 57.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, NVL, CTG, VIC, VRE, FUESSVFL, E1VFVN30, VNM, VHM, FRT. Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm EIB, MWG, HPG, VPB, TCB, MBB, SSI, ACB, GMD, TPB.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 230,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 206.3 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Bán lẻ Top bán ròng có FPT, FRT, ACB, GAS, MWG, HAG, DGW, HDG, FUEVFVND, PAN. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có SSI, TPB, DXG, DIG, VIC, TCB, HPG, NKG, DPM, VND.

Giao dịch thỏa thuận tiếp tục sôi động ở nhóm nhà đầu tư cá nhân với nhiều cổ phiếu ngân hàng, bao gồm EIB, MSB, SSB, HDB, SHB, VPB, TPB.

Ở nhóm có tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng: Hóa chất và Bán lẻ đang có tỉ trọng ở mức cao nhất trong 10 ngày trong khi hôm nay là phiên thứ 2 ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng tăng trở lại từ đáy. Chỉ số giá các ngành này đều tăng so với thứ 6 tuần trước, nhưng nếu Hóa chất và Bán lẻ duy trì đà tăng trong nhiều ngày qua thì Ngân hàng ghi nhận giá tăng giảm đan xen.

Ở nhóm có tỉ trọng phân bổ dòng tiền giảm: Bất động sản và Chứng khoán ghi nhận tỉ trọng phân bổ dòng tiền giảm dần trong các phiên gần đây, nhưng giá vẫn tăng trong phiên hôm nay.

Hóa chất ghi nhận tỉ trọng giá trị ở mức cao nhất trong vòng 10 phiên (5,7%). Chỉ số giá tăng 2,7% so với phiên cuối tuần trước và 6,24% trong vòng 1 tuần. Đây là một trong các ngành (tính theo chuẩn phân ngành ICB cấp 2) có hiệu suất tốt nhất trong tuần vừa qua.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs và FMI_Rel cũng như chỉ số giá của ngành đang tiệm cận mức cao nhất trong 9 tháng với nhiều cổ phiếu lọt Top vượt đỉnh 6 tháng của FiinTrade, bao gồm DGC, DCM, PSW, PSE, PCE.

Tuy nhiên, ngoại trừ DGC (thanh khoản giảm và có dấu hiệu mua chủ động), hai cổ phiếu đầu ngành Phân bón là DPM và DCM có thanh khoản tăng với khối lượng Bán chủ động cao hơn Mua chủ động.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa lớn VN30 hôm nay tăng lên mức 38,4% và chỉ số VN30 tăng 1,6%. Sau khi tỉ trọng GTGD chạm đáy 10 phiên vào cuối tuần trước (34,5%), thì dòng tiền vào nhóm VN30 đã có sự cải thiện nhẹ, tăng gần 600 tỷ đồng (tương đương 8,2%) so với phiên thứ 6.

Đáng chú ý, 19/30 cổ phiếu trong rổ VN30 có tỷ lệ Mua chủ động/Bán chủ động (tính theo khối lượng) lớn hơn 1 lần trong ngày hôm nay, ghi nhận ở một số ngành như Tiêu dùng (VNM, VJC, MWG, MSN), Ngân hàng (TPB, BID, TCB, VPB, STB), Thép (HPG), Tiện ích (PLX, GAS).

Ngược lại, tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm VNMID giảm còn 48% (từ mức 52%) nhưng chỉ số VNMID tăng 0,66% với đóng góp đáng kể từ các cổ phiếu có thanh khoản hàng ngày ở mức cao như VIX, DXG, GEX, DIG, BCG. Ngoại trừ GEX và BCG, 3 cổ phiếu còn lại có thanh khoản giảm mạnh.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm VNSML duy trì ở mức thấp (7,8%) và chỉ số VNSML tăng 1,04%.