Đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ bị phá sản là bình thường, nhưng cũng là doanh nghiệp nhưng trong lịch sử Việt Nam dù ngân hàng cũng làm ăn thua lỗ nhưng chưa từng có ngân hàng nào bị phá sản.
Ngân hàng được xem là lĩnh vực rất nhạy cảm, sự đổ vỡ của 1 ngân hàng có thể ảnh hưởng lớn tới toàn bộ hệ thống liên ngân hàng như hệ thống domino. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 1 ngân hàng tuyên bố phá sản?
Ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền:
Số tiền gửi tại ngân hàng rất lớn hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong khi bảo hiểm tiền gửi chỉ chi trả 50 triệu đồng cho 1 gói vay. Nếu ngân hàng phá sản, sẽ tiến hành thanh lý tài sản. Theo trình tự trước tiên sẽ chi trả cho cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, người giữ trái phiếu ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.
Nhưng trên thực tế, các chiêu trò của ông chủ ngân hàng sẽ tiến hành tẩu tán tài sản. Không thể chi trả tiền gửi cho tất cả mọi người (con số lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng). Không thể trông chờ vào bảo hiểm, người gửi tiền và người dân sẽ mất niềm tin vào ngân hàng vào nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế và chính trị nước nhà.
Người dân sẽ không còn tin tưởng vào ngân hàng cũng như ngân hàng nhà nước.
Khi 1 ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản, niềm tin của người dân vào ngân hàng sẽ bị sụp đổ, người ta sẽ tích lũy tiền, mua vàng… thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Hàng loạt những người đang có tiền gửi trong ngân hàng sẽ rút tiền đồng loạt vì tâm lý lo sợ mất tiền. Sẽ không một ngân hàng nào có đủ tiền mặt để chi trả cho người dân trước hiện tượng rút tiền hàng loạt như vậy. Và khi muốn rút tiền mà ngân hàng không cho rút sẽ càng tạo lên tâm lý lo sợ, mất tin tưởng vào ngân hàng. Vì nguyên tắc làm việc của ngân hàng là người có tiền gửi sẽ được rút tiền bất cứ khi nào. Giờ đây ngân hàng không cho rút tiền, người gửi sẽ nghĩ tới việc ngân hàng không còn tiền để chi trả?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngân hàng nhà nước không thực hiện được vai trò ổn định tiền tệ?
Đối với quốc gia đơn Đảng như Việt Nam, làm mất niềm tin vào Nhà nước là vấn đề tồi tệ nhất. Chính trị sẽ bất ổn, kinh tế suy thoái…
Người vay tiền sẽ ra sao khi ngân hàng không còn được tin tưởng?
Sẽ chẳng có khoản vay nào được giải ngân khi người gửi tiền không có. Việc cho vay tiền của ngân hàng sẽ bị dừng lại, các doanh nghiệp sẽ ra sao khi thiếu vốn? Hàng loạt doanh nghiệp phá sản theo do không có vốn đề duy trì kinh doanh. Sẽ rất nhiều người bị mất việc làm, mà nhàn cư vi bất thiện, hàng loạt hệ lụy sẽ xảy ra.
Ngân hàng Việt Nam không phá sản phải chăng đang đi trái lại với quy luật kinh tế?
Nếu như ngân hàng dù làm ăn có thua nỗ mà không bị phá sản là đi ngược lại với quy luật kinh tế. Trên thế giới việc phá sản ngân hàng cũng như các doanh nghiệp bình thường khác là điều cần thiết để nền kinh tế vận động theo đúng quy luật của nó. Nhưng tại Việt Nam, phá sản ngân hàng là việc rất hệ trọng bởi chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề phá sản ngân hàng. Với một nền kinh tế non trẻ, có lẽ vì điều này mà Ngân hàng nhà nước chủ trương không để dẫn tới phá sản ngân hàng. Tuy nhiên, có lẽ chủ trương này chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể tồn tại mãi mãi
Nói tóm lại, Nhà nước sẽ đứng ra mua lại bank nếu có nguy cơ phá sản.