Nhà ở xã hội, chính sách cấp bách

, , ,

An cư rồi mới lạc nghiệp…Người việt chúng ta là vậy. Chính phủ đã và đang đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội, với chủ trương cả triệu căn nhà…Hãy chờ và đợi các chính sách mới nhé… TÌm kiếm các cp liên quan tới noxh để cùng chung tay nào…

Đề xuất gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng, lãi suất dưới 5%/năm để xây nhà ở xã hội

Theo HoREA, căn cứ của đề xuất trên xuất phát từ việc lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hiện tại chưa thực sự ưu đãi.

Cụ thể, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lấy nguồn từ các ngân hàng thương mại, đang triển khai cho vay chủ đầu tư nhà ở xã hội và người dân. Gói này lãi suất ưu đãi khoảng 7,7%/năm (với người mua, thuê mua nhà) và 8,2%/năm với chủ đầu tư nhà ở xã hội.

Lãi suất của gói này thấp hơn 1,5-2% vay thương mại thông thường đã hỗ trợ một phần cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư nhưng thực chất vẫn chưa phải là tín dụng ưu đãi, do vẫn hơn mức vay nhà ở xã hội trước đó. Thời hạn ưu đãi cũng ngắn (5 năm) và lãi suất được điều chỉnh 6 tháng một lần, gây bất an cho người vay ”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.

Đề xuất gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng, lãi suất dưới 5%/năm để xây nhà ở xã hội - Ảnh 1.

HoREA đề xuất nghiên cứu lại gói 110.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội.

Do đó, để đạt mục tiêu xây tối thiểu 1 triệu căn nhà xã hội giai đoạn 2021-2030, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng.

Trong thực tế, gói 110.000 tỷ này từng được Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, Quốc hội hồi tháng 2. Trong đó, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm áp dụng cho năm 2023 và thời hạn vay tối đa 25 năm (tương tự gói 30.000 tỷ trước đây).

Đồng thời, gói này sẽ dành khoảng 50% cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay ưu đãi; còn lại là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Ý tưởng ban đầu là, gói này sẽ lấy từ nguồn tái cấp vốn, cấp cho các ngân hàng thương mại cho vay nhưng sau đó, Bộ Xây dựng cho biết thôi không đề xuất phương án này.

Liên quan đến các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người mua cũng như chủ đầu tư nhà ở xã hội, theo HoREA, hiện vẫn còn tồn tại hàng loạt vướng mắc khiến chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội trong nhiều năm qua, chưa được hưởng các chính sách vay ưu đãi theo chủ trương phát triển nhà ở xã hội vốn áp dụng từ năm 2015.

Với khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, HoREA cho biết hầu hết phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9-10% một năm.

Với doanh nghiệp, hiệp hội này cũng khẳng định các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa được vay ưu đãi tín dụng do Luật Nhà ở 2014 quy định, ngân hàng thương mại được cho vay ưu đãi với cá nhân, hộ gia đình xây, sửa nhà chứ không được phép cho vay chủ đầu tư; cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã hội cũng không được vay ưu đãi. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng không được cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay ưu đãi, theo quy định của Nghị định 100 năm 2015.

Do đó, giai đoạn 2015-2020, theo HoREA, tất cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã phải vay với lãi suất thương mại từ 9-14% một năm.

1 Likes

Tỷ giá dưới 24k, Dxy 103.x cơ hội cho một khởi đầu chu kỳ tăng giá mới… ace nhìn dài , hướng tới những kết quả rực rỡ…

Kinh tế Việt Nam bị độ trễ so với thế giới, khi nền kt Mỹ đã dần hồi phục, TQ đang tăng trưởng dần ổn định… không cớ gì Vn lại không theo… DJ đã vượt đỉnh gần nhất, VNI sẽ tiếp gót thôi…

Không biết L làm trò gì… đủ hàng chưa mà đè gớm, tay to họ quét cái thì mất hàng nhé…

Đang tới thời của các doanh nghiệp xd nhà ở xh, đến vhm còn nhẩy vào thì miếng ngon… hqc lên tiếng rồi đó… đỏ quạnh… L làm thế này thì chít…

LIG cũng kinh đấy:

Thêm hai tòa chung cư nhà ở xã hội tại KCN Hòa Khánh đủ điều kiện giao dịch

Ngày 03/11, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng có văn bản về việc chấp thuận nhà ở xã hội có sẵn tại khối E3 và E4 thuộc khu chung cư nhà ở xã hội khu công nghiệp Hòa Khánh đủ điều kiện bán, cho thuê.

Chủ đầu tư dự án là CTCP Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước (Địa ốc Xanh). Hai khối nhà E3 và E4 có tổng cộng 336 căn nhà ở xã hội để bán, cho thuê. Trong đó, số lượng nhà ở xã hội đã bán là 277 căn, còn lại ba căn chưa bán và 56 căn chưa cho thuê.

Mục tiêu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức, các đối tượng chính sách xã hội có thu nhập thấp, ưu tiên cho công nhân các khu công nghiệp và khu chế xuất cần chỗ ở tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Được biết, tổng thể khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh có diện tích quy hoạch 38,625 m2, tổng mức đầu tư 1,000 tỷ đồng, gồm 8 tòa nhà chung cư cao từ 12 - 15 tầng với gần 2,000 căn hộ, phục vụ cho khoảng 6,000 người. Dự án gồm nhiều tiện ích như khu dịch vụ thương mại, khu thể thao, siêu thị mini, sân vui chơi trẻ em, trường mầm non, công viên cây xanh. Ngân hàng bảo lãnh cho dự án là Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank).

Được biết vào ngày 14/04/2023, Địa ốc Xanh phát sinh giao dịch bảo đảm tại BaoVietBank cho khoản vay hơn 129 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là hơn 600 Hợp đồng mua bán/cho thuê/cho thuê các căn hộ thuộc dự án khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh.

Theo đó, hai tòa nhà E3 và E4 thuộc giai đoạn 3, cũng là giai đoạn cuối cùng của dự án. Giai đoạn này bao gồm 4 tòa E3, E4, B2, B2A cao 12 - 15 tầng với 998 căn hộ có diện tích từ 30 - 66.3 m2 và khu dịch vụ thương mại.

Về chủ đầu tư, Địa ốc Xanh là công ty con của CTCP Licogi 13 (HNX: LIG). Đáng chú ý là vào ngày 22/06/2023, Địa ốc Xanh phát hành thành công 10 triệu cp, qua đó nâng vốn điều lệ từ 275 tỷ đồng lên 375 tỷ đồng, nhưng LIG không tham gia góp vốn thêm. Do đó, tỷ lệ sở hữu của LIG tại Địa ốc Xanh sau khi phát hành giảm tỷ từ 66.6% xuống còn 48.84%.

Đáng chú ý là tại thời điểm 30/09/2023, tỷ lệ sở hữu tại Địa ốc Xanh của LIG theo BCTC công ty mẹ vẫn là 48.84%, tuy nhiên trên BCTC hợp nhất, tỷ lệ biểu quyết lại ghi nhận đến 94.97%.

T giới thiệu xong rồi… hẹn các bạn ở 1 cp khác nhé…

LIG có tương lai trở thành trùm nhà ở xã hội

Công ty con của LICOGI 13 sẽ làm nhà ở xã hội 860 tỷ ở Bình Định.

Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI 13 Thuận Phước được kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà liên danh Công ty Cổ phần Địa Ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước - Công ty Cổ phần LICOGI 13 đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất chấp thuận nhà đầu tư.

Tỉnh Bình Định yêu cầu Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI 13 Thuận Phước tự chịu trách nhiệm về việc hoàn thành góp vốn và chỉ sử dụng nguồn vốn này để đầu tư dự án nhà ở xã hội Long Vân.

Trước đó, tỉnh Bình Định ban hành quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội Long Vân. Liên danh Công ty Cổ phần Địa Ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước và Công ty Cổ phần LICOGI 13 là nhà đầu tư được chấp thuận đầu tư dự án.

Địa điểm xây dựng dự án tại khu đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, với diện tích khoảng 20.347 m2. Quy mô đầu tư dự án gồm chung cư cao 21 tầng (bao gồm tầng tum và tầng kỹ thuật), khoảng 828 căn hộ có vốn đầu tư 860,148 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024.

Mục tiêu dự án, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho đối tượng theo quy định Luật Nhà ở năm 2014; góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 và bổ sung giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời cụ thể hóa đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án, góp phần chỉnh trang, nâng cao chất lượng môi trường và kiến trúc cảnh quan đô thị.

Trước đó, vào cuối tháng 3/2022, Công ty Cổ phần LICOGI 13 (HNX: LIG) đã thông qua chủ trương góp vốn thành lập thành lập Công ty TNHH hai thành viên LICOGI 13 Thuận Phước để thực hiện dự nhà ở xã hội Long Vân. Công ty mới đặt trụ sở tại số 1224 đường Hùng Vương, khu QHĐC tái định cư HH1 HH2, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 261 tỷ đồng, trong đó LICOGI 13 góp hơn 117 tỷ đồng, tương đương 45% vốn.

Có mặt ở khắp nơi…

Kéo lên đi L ơi…bán tiền để gpmb…

Chính thức khởi công từ cuối tháng 5-2023, khu Nhà ở xã hội Evergreen Tràng Duệ được chủ đầu tư triển khai xây dựng với tiến độ ấn tượng trên thị trường**, đến nay đã hoàn thành mặt bằng tầng 5 và đang triển khai thi công tầng 6 toà CT1, chuẩn bị đóng nắp hầm toà CT6, vượt tiến độ 1,5 tháng so với kế hoạch để ra trước đó.**

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ đầu tư, cùng với tinh thần làm việc không kể ngày đêm của nhà thầu Licogi 13, tính đến thời điểm hiện tại, toà CT1 của dự án đã thi công tới sàn tầng 6, với tiến độ hiện tại dự kiến đến tháng 1/2024 toà nhà có thể cất nóc. Tòa CT6 cũng được ghi nhận với tiến độ nhanh chóng, hiện tại đã thi công kết cấu tầng hầm đạt 95-100% và dự kiến sẽ đóng nắp hầm trong vài ngày tới.

Theo tiến độ “thần tốc” hiện tại, toàn bộ dự án Evergreen Tràng Duệ dự kiến sẽ hoàn thiện và bàn giao tới tay khách hàng trong Quý 1 năm 2025. Điều này đồng nghĩa với việc các căn hộ sẽ sớm được đưa vào sử dụng và cư dân sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống tại một khu đô thị xã hội hiện đại và tiện nghi.

Đặc biệt, dự án được triển khai thi công dưới sự giám sát của tổng thầu uy tín Licogi- 13, đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm cũng như tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và kỹ thuật, bảo đảm tiến độ và chất lượng cho từng căn hộ khi bàn giao đến tay cư dân.

Được biết, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng luôn đặc biệt chú trọng đến chất lượng thi công và tính bền vững của dự án. Evergreen Tràng Duệ được áp dụng những quy trình vận hành khoa học, công nghệ thi công tiên tiến và được đầu tư kỹ lưỡng. Thời gian tới, dự án được tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện dần kết cấu bên trong và thi công mặt đứng, đảm bảo bàn giao căn hộ theo đúng tiến độ.
Bên cạnh tiến độ thi công, lợi thế về pháp lý được xem là điểm mạnh để Evergreen Tràng Duệ tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong thời điểm hiện tại. Evergreen Tràng Duệ đã được Sở Xây dựng TP Hải Phòng cấp phép cho 296 căn hộ chung cư nhà ở xã hội thuộc Toà CT1 hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh. Thực tế cũng chứng tỏ sức hấp dẫn của Evergreen Tràng Duệ trên thị trường nhà ở thông qua nhiều giá trị vượt trội như: vị trí tuyệt đẹp, kiến trúc hiện đại, tính thẩm mỹ cao, cùng tổ hợp tiện ích nội khu đa dạng.

Vị trí tuyệt đẹp, tổ hợp tiện ích nội khu đa dạng là điểm cộng tạo nên sức hút của dự án.

Ngay từ khi thông tin pháp lý được công bố, cùng với tiến độ thi công được triển khai tốc lực, dự án đã thu hút lượng quan tâm lớn của khách hàng, đặc biệt là những đối tượng nằm trong chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội tại Hải Phòng muốn tìm tới những dự án hiện hữu, sẵn sàng bàn giao trong tương lai gần.

Trong tương lai, Evergreen Tràng Duệ sẽ kiến tạo không gian sống chất lượng. Việc thi công dự án với tiến độ thần tốc đã tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng, đồng thời góp phần tạo lực đẩy cho khả năng tăng giá của dự án trong thời điểm thị trường đang hồi phục mạnh mẽ như hiện nay./.

Cổ phiếu xây dựng vẫn chông chênh

Cổ phiếu | Thứ tư, 22/11/2023 | 07:31 GMT+7

Việc nằm trong nhóm có số lượng doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất quý III vừa qua cho thấy triển vọng hồi phục của lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn chông chênh. Do đó, cổ phiếu nhóm ngành này cũng khó “sáng cửa”.

Kỳ vọng cổ phiếu xây dựng bứt phá trở lạiDoanh nghiệp khó chồng khó, sức hút từ cổ phiếu xây dựng có giảm?Cổ phiếu xây dựng có là ‘bến đỗ’ an toàn?

Phiên 21/11, nhóm cổ phiếu xây dựng bất ngờ tăng trở lại với một số mã như CII (Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM) , HUT (Tasco), GKM (GKM Holdings), CTD (Coteccons)…, thậm chí TV2 (Tư vấn xây dựng Điện 2) và HBC (Xây dựng Hòa Bình) còn tăng trần.

Doanh nghiệp kéo dài đà thua lỗ

Đà tăng của nhóm cổ phiếu này được cho là phiên hồi phục sau một tuần (13-17/11) ghi nhận đà bán mạnh.


Triển vọng hồi phục của lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn chông chênh.

Tuần qua, thị trường chứng khoán giảm điểm nhẹ nhưng điểm sáng là thanh khoản tăng so với tuần trước cho thấy dòng tiền đang rục rịch quay lại thị trường. Dù vậy, nhóm cổ phiếu xây dựng lại là nhóm ngành bị rút tiền thể hiện rõ rệt nhất, khiến hàng loạt mã cổ phiếu nhóm ngành này đều giảm.

Các mã bị rút tiền gồm TV2, REE (Cơ điện lạnh), CII, CMS (CMH), HUT, DTD (Phát triển Thành Đạt), GKM…

Do đó, một phiên tích cực 21/11 khó có thể đánh giá được sự hồi phục đã trở lại của nhóm cổ phiếu xây dựng. Bởi thực tế đây là nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất quý III vừa qua.

Công việc ít, chi phí vốn tăng cao là nguyên nhân chính khiến nhóm nhà thầu xây dựng “hụt hơi” trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm 2023. Tính đến hết ngày 30/10, nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng ghi nhận 51 doanh nghiệp thua lỗ, 97 doanh nghiệp có lãi và 192 doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính quý.

Điển hình, CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ lớn trong quý IV năm ngoái và tính đến hết quý III năm nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thua lỗ.

Tính đến cuối quý III/2023, doanh nghiệp từng giữ vị thế số một trong lĩnh vực nhà thầu có lỗ lũy kế 2.980 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm còn 352 tỷ đồng, tổng nợ vay tài chính 5.150 tỷ đồng.

Được cho là nhà thầu được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công nhưng Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã:VCG) vẫn có kết quả kinh doanh kém khả quan khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III/2023 chỉ đạt 27,4 tỷ đồng, giảm 89% so với cùng kỳ, do giá vốn hoạt động kinh doanh tăng cao. Đồng thời, từ đầu năm 2023 đến nay, các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong hệ thống đều bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của kinh tế trong nước, dẫn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, CTCP Lilama 45.3 (L43) báo cáo lợi nhuận sau thuế quý III/2023 âm 760 triệu đồng, đánh dấu quý thứ 9 liên tiếp thua lỗ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Lilama 45.3 ghi nhận doanh thu gần 3 tỷ đồng, giảm 74%; lỗ sau thuế 10,8 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ gần 5 tỷ đồng của cùng kỳ.

Trong khi đó, CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN) không còn duy trì được mức lợi nhuận hai chữ số như quý II/2023, báo lợi nhuận quý III/2023 còn vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 64,7% so với cùng kỳ và giảm tới 97,5% so với quý trước.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hưng Thịnh Incons đạt 2.446 tỷ đồng, giảm 42,4% so với cùng kỳ, lãi sau thuế gần 27 tỷ đồng, giảm 79,7%.

Triển vọng hồi phục chông chênh

Với việc nằm trong nhóm có số lượng doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất quý III vừa qua, giới phân tích đánh giá triển vọng hồi phục của lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn chông chênh.

Đầu tư công được đẩy mạnh trong quý cuối năm 2023 được kỳ vọng sẽ mang lại động lực cho các doanh nghiệp xây dựng, hạ tầng trong nước, nhờ đó các cổ phiếu liên quan hưởng lợi như HHV (Đèo Cả), VCG, C4G (Cienco 4), LCG (Lizen), FCN (Fecon)… Tuy nhiên, thông tin từ Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết nguồn vốn cần giải ngân vẫn còn rất lớn. Với thực trạng này, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95% khó có thể hoàn thành.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân trong cả nước ước 10 tháng đạt 52% tổng kế hoạch vốn và đạt trên 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bên cạnh đó, giải ngân của các dự án thuộc kế hoạch các năm trước được kéo dài thực hiện trong năm 2023 cũng chỉ đạt 52,6%.

Hiện có tới 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 10%; 4 địa phương giải ngân dưới 30% trong tổng số 52 bộ, cơ quan trung ương và địa phương có kết quả giải ngân ước 10 tháng thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn như xây dựng hạ tầng đang rơi vào tình cảnh nguồn tiền mặt “eo hẹp” so với quy mô tổng tài sản cũng như nghĩa vụ nợ phải trả. Điều này cho thấy “sức khỏe” doanh nghiệp vẫn yếu.

Chẳng hạn, tại CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, cuối quý III/2023, tiền và tương đương tiền là 307,7 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn rất “khiêm tốn” so với quy mô tổng tài sản 26.080,6 tỷ đồng và 18.022,6 tỷ đồng nợ phải trả.

Với 8.112,4 tỷ đồng nợ ngắn hạn tính tới cuối quý III/2023, hệ số thanh toán bằng tiền mặt (tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn) của Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM ở mức 0,04 lần. Hệ số này của công ty thường xuyên ở mức dưới 0,1 lần trong các quý tính từ năm 2018 tới nay.

Hệ số thanh toán tiền mặt được coi là chỉ số đo lường khả năng thanh toán hoặc khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ lệ này dưới 1 có nghĩa là tiền mặt trong hệ thống của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Thực tế, ít doanh nghiệp có lượng tiền mặt và tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt ít khi lớn hơn hay bằng 1. Tuy nhiên, con số dưới 0,1 là vấn đề đáng lưu tâm. Chưa kể, dòng tiền kinh doanh của Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM thường trong trạng thái âm.

Tương tự tại CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI). Tính tới ngày 30/9/2023, công ty có 41,7 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 21,7% so với đầu năm. Trong khi đó, quy mô tổng tài sản của công ty đạt 4.571,7 tỷ đồng và nợ phải trả là 3.166,2 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 537,5 tỷ đồng. Tính tới cuối quý III, hệ số thanh toán bằng tiền mặt của công ty ở mức 0,08 lần và đã duy trì mức dưới 0,1 lần trong ít nhất 5 quý liên tiếp.

Một số công ty khác cũng trong tình trạng thiếu tiền như : CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2), CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD3 (HU3), CTCP Licogi 13 (LIG)…

Xin đóng topic tại đây nhé. Chào ace, thân và thắng lớn nhé.

Thanks C

Thêm nguồn lực để làm nhà ở xã hội cho công nhân

27/11/2023 | 11:56

TPO - Việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều công nhân, người lao động thoát khỏi cảnh chen chúc, khổ sở trong những căn phòng chật chội, không bảo đảm điều kiện sinh hoạt.

Nhu cầu lớn

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của công chức, viên chức, công đoàn viên, người lao động nhiều năm qua là vấn đề nhà ở. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cho thấy, vấn đề nhà ở là một trong những vấn đề quan trọng để công nhân, người lao động gắn bó với công ty, xí nghiệp, với nơi mình đang làm việc.

Ngoài ra, nhà ở thiếu thốn, chật chội, không bảo đảm điều kiện ăn ở, sinh hoạt, khiến cho công nhân gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc con cái, cũng như tái tạo lại sức lao động sau ca làm việc vất vả.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Ảnh: Như Ý

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay, nhu cầu về nhà ở cho công đoàn viên là rất lớn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của Nhà nước còn hạn chế, doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội nói chung nên cần huy động mọi lực lượng xã hội tham gia làm nhà cho đối tượng này.

Trước thực tế trên, từ năm 2020, Tổng Liên đoàn đã tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 sửa đổi Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh việc triển khai xây dựng thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu, tham gia đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn về phát triển nhà ở dành cho công nhân, lao động, trực tiếp là Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Mở ra cơ hội mới

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, khi thảo luận dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) nhiều đại biểu cho rằng, việc trao quyền cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội là một quy định với mục đích rất nhân văn, vừa góp phần tháo gỡ thực trạng việc phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được chủ đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay.

Theo các đại biểu, đây là nhu cầu thiết thực của công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, đem lại nhiều tác động tích cực cho công nhân, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt của người lao động; đặc biệt là góp phần hỗ trợ công nhân có thu nhập thấp, chưa có điều kiện để mua nhà ở hay công nhân mới đến sinh sống, làm việc tại khu công nghiệp.

Nhu cầu nhà ở của công nhân, người lao động là rất lớn.

Cả xã hội vào cuộc thì người công nhân mới có căn nhà mơ ước được.

Quốc hội thông qua luật nhà ở, tạo điều kiện thông thoáng hơn để cđt đầu tư 20% noxh.
Nghĩa vụ làm NƠXH 20% chủ đầu tư có thể: (1) Tự làm để hưởng ưu đãi; (ii) Bù bằng một quỹ đất khác trên địa bàn; (iii) Đóng tiền cho địa phương cho gọn. Tuy nhiên địa phương lại bị di kế hoạch bố trí đủ đất nên khả năng khó đóng đc, trừ khi quá nhỏ!
⇒ Nhiều sự lựa chọn hơn cho CĐT trong thực hiện nghĩa vụ 20% NƠXH.