Ngày 20/12/2024 sắp tới là thời hạn Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình phương án chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại (GPBank và DongABank. Những nhà băng đảm nhận trọng trách này có cơ hội được cơ chế room tín dụng đặc biệt để bứt phá.
Cách đây không lâu, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Sau chuyển giao, CB và Oceanbank tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ (là pháp nhân độc lập và không hợp nhất báo cáo tài chính vào Vietcombank và MB).
Ngày 20/12/2024 sắp tới là thời hạn Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình phương án chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại (GPBank và DongABank. Mặc dù chưa chính thức công bố sẽ nhận nhà băng nào, nhưng hai ngân hàng còn lại ngoài Vietcombank và MB là VPBank và HDBank cũng đã công bố chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Trong đó, VPBank gần đây mới chính thức thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 về việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại yếu kém. Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, trả lời về việc liệu có tham gia tái cơ cấu một ngân hàng khác hay không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho hay: “Khoảng 6-7 năm trước, khi HDBank nhận được lời đề nghị từ phía NHNN, chúng tôi đã sắp xếp và sẵn sàng tham gia một cách nghiêm túc. Đây là vinh dự, trách nhiệm của HDBank”, bà Thảo nói.
Với HDBank, việc nhận nhiệm vụ tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là cơ hội bứt phá để tăng trưởng quy mô cao hơn, đặc biệt cơ chế ưu đãi bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng có thể giúp tăng trưởng đột phá, chiếm lĩnh thị trường và trở thành một trong các ngân hàng top đầu trong 5 năm tới. Cũng cần lưu ý rằng việc nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ không hợp nhất báo cáo tài chính cũng như đảm bảo các chỉ số an toàn vốn, chất lượng tài sản của ngân hàng nhận chuyển giao.
Khả năng HDBank cũng đang hành động chính thức cho quá trình nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Ngân hàng mới công bố sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 08/01/2025 để thông qua việc miễn nhiệm vị trí Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Hữu Đặng. Theo đơn từ nhiệm, lý do ông Đặng rút lui khỏi vị trí này bởi nguyện vọng cá nhân muốn tham gia vào tổ chức tín dụng khác.
Mới đây, theo báo cáo phân tích doanh nghiệp, Công ty chứng khoán HSC nhận định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 của HDBank ở mức 21% và khả năng có thể tăng lên 25% nhờ vào việc tham gia chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.
Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 của HDBank trong khoảng 23-24%, dựa trên cơ sở tích cực từ nền kinh tế và dự kiến thúc đẩy nhu cầu khi hạ lãi suất. Ngân hàng có kế hoạch tiếp tục tập trung vào các đô thị loại 2 và khu vực nông thôn, đóng góp khoảng 45-46% danh mục cho vay của mình. Năm 2025 HDBank dự kiến tăng trưởng tín dụng đạt trên 20%, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024 và gấp 2 lần lợi nhuận năm 2022.
Trong một năm trở lại đây, giá cổ phiếu HDB đã tăng trưởng 55% lên tầm 23,000 đồng/cp. Nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị giá mục tiêu của HDB khoảng 30,000-33,000 đồng/cp trên cơ sở tăng trưởng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn và lợi nhuận tăng. Theo báo cáo mới nhất, HSC nhận định giá mục tiêu của HDB là 32,500 đồng/cp và VND đặt giá mục tiêu 34,900 đồng/cp.
Báo cáo mới nhất của Maybank Investment Bank (MSVN) đưa ra dự báo dự báo tổng lợi nhuận cho các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng khoảng 16% năm 2024 và 19% năm 2025, giữ ROE bình quân trên 17%. Theo MSVN, các ngân hàng có hiệu suất tốt nhất về tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 sẽ là VPB, TCB, HDB, MBB và STB và các ngân hàng có khả năng đạt được mục tiêu tốt hơn là TCB, VCB và CTG.
Sau đợt điều chỉnh vào tháng 11/2024, tỷ lệ P/B đã trở lại mức hợp lý đến hấp dẫn. Tuy nhiên, vì tốc độ phục hồi trong năm 2025 có khả năng không đồng đều, MSVN chorằng việc lựa chọn cổ phiếu có mức định giá hợp lý và khả năng phục hồi lợi nhuận rõ ràng là rất quan trọng và đã đến lúc chọn các ngân hàng có khả năng tăng trưởng mạnh, thay vì tăng trưởng thận trọng. Đặc biệt, khả năng tăng trưởng này đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo tham vọng và có năng lực, cơ sở khách hàng mạnh mẽ, phân tích dữ liệu và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Do đó, MSVN kiên định với các lựa chọn hàng đầu của mình bao gồm: TCB, VCB và MBB (đối với vị thế đầu tư); và CTG, HDB và VPB (đối với giao dịch chủ động).