cố định topic NSH đc ko bro ?
Thấy giá commodity tăng giá nhiều, khả năng NSH hưởng lợi chu kỳ hồi phục sản xuất giao thương này đấy Anh
Dự phóng năm nay IJC đạt 1500 tỷ lợi nhuận sau thuế, với vốn điều lệ 2100 tỷ
Thì EPS tầm 7200 đồng.
Mọi thứ xác nhận khi IJC ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đột phá để hành trình như tiêu đề có cơ sở rõ ràng từ ý chí lãnh đạo
Dù P.E đối với nhóm BDS chỉ mang tính phong vũ biểu cảm tính đo lường sự kỳ vọng của cổ đông vào chiến lược cũng như kế hoạch phát triển quỹ đất.
Tuy vậy bài viết thận trọng so sánh với các doanh nghiệp BDS như
- DXG lợi nhuận dự phóng năm 2021 đạt 1300 tỷ, EPS tầm 2.500 đồng, Giá hiện tại đang 24
- KDH P.E hiện tại đang 15
- HDG P.E hiện tại đang 7.5
- NLG P.E hiện tại đang 11.9
…
Vậy lấy mặt bằng chung P.E của các doanh nghiệp BDS và đặt ở mức thấp nhất theo kịch bản tiêu cực là 7 thì định giá của IJC cũng 50.5
Kịch bản tích cực: P.E đạt trung bình ngành ở mốc 10 kèm yếu tố chu kỳ bơm tiền, sóng BĐS thì giá tương ứng của IJC phải là 72
IJC sở hữu nhiều dự án nằm cạnh các khu công nghiệp như dự án IJC Vĩnh Tân nằm ngay cạnh cụm công nghiệp VSIP, dự án biệt thự cao cấp Sunflower, dự án Khu đô thị IJC Mỹ Phước 3,… dễ dàng đáp ứng nhu cầu thuê nhà của công nhân cũng như mua bất động sản của các chuyên gia nước ngoài khi chuyển sang làm việc tại Việt Nam.
Một số dự án đáng chú ý của Becamex IJC bắt đầu cho doanh thu giai đoạn 2021-2022 như:
Hiện quỹ đất sạch chưa khai thác của Becamex IJC đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, nằm trong quy hoạch tổng thể được phê duyệt, tọa lạc tại những vị trí đắc địa như trung tâm thành phố mới Bình Dương, hoặc liền kề các khu công nghiệp của Becamex IDC. Được biết, quỹ đất của Becamex IJC có giá vốn thấp do các hợp đồng chuyển nhượng quỹ đất đã được hoàn tất ký kết từ những năm trước.
[!] IJC có hơn 1.682 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn, chủ yếu là khoản bán bất động sản với công ty ■■ Becamex IDC (BCM) tại dự án khu đô thị IJC.
Góc nhìn kỹ thuật:
Sau nhịp tích lũy quoanh 30-31 và break đi lên hướng đến giá cao nhất là 33, thì phiên hôm nay có cú pullback tiến hành kiểm định lại mốc nền hỗ trợ 31
Cổ phiếu vẫn ở xu hướng tăng trong một cái Wedge hướng lên như chart
Càng về cuối Wedge, thì khi break lên hay xuống sẽ có hướng đi rõ ràng hơn
Mọi người tham khảo kết quả vote các mã CP được nhiều mems trên LST quan tâm muốn nhận thông tin nhận định từ cộng đồng F247 trong ngày 22/3 nhé.
Làm sao để vào room LST vậy bạn ?
CHIẾN LƯỢC FCN GIAI ĐOẠN 2020-2025
Hội đồng quản trị FCN đã cùng đơn vị tư vấn chiến lược KPMG và các chuyên gia tư vấn đã xây dựng và xác định mục tiêu chiến lược cho giai đoạn 2020 -2025 trong đó tập trung vào các nội dung như sau
Tầm nhìn : trở thành tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025, tầm nhìn 2030
Mục tiêu:
Là nhà thầu và Nhà đầu tư uy tín theo chuẩn quốc tế sở hữu năng lực xuất sắc về nền móng và
công trình ngầm.
Tới năm 2025, doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 825 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có hệ thống quản trị hiệu quả và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Điểm nhấn kỹ thuật:
Điểm nhấn kỹ thuật
Cú break vượt 14 và hiện tại đang xuất hiện nhịp hiệu chỉnh ngắn hạn
- Về diễn biến giá cổ phiếu, FCN mới trải qua 1 đợt tăng trung hạn cùng với thị trường trong 6 tháng kể từ cú sập tháng 3 năm covid thứ nhất, trở lại vùng giá quanh 12-14
- Tuy nhiên nếu nhìn dài hơn thì thật ra trong suốt 4 năm kể từ khi niêm yết, vùng giá quanh 12 - 15 này cũng là vùng giá mà FCN liên tục sideway, điều này cũng tức là FCN chưa từng có 1 con sóng tăng giá dài hạn và đang cần 1 cơn địa chấn đủ mạnh để kích hoạt con sóng thần tích lũy đã 4 năm này
- Với kế hoạch 5 năm 2020 - 2025, con sóng thần nãy đã đang bắt đầu hình thành những gợn sóng đầu tiên. Với việc mục tiêu doanh thu 10k tỷ và lợi nhuận 800 tỷ (so với mức trung bình quanh 200 4 năm vừa qua - quanh giá 14) thì việc suy nghĩ đến vùng giá 3x cho FCN là điều hoàn toàn khả dĩ
Bác xem giùm VRE nhé
Giá mục tiêu BSR sao em?
Điểm nhấn thị trường kết phiên 23/03/2021:
Thị trường giảm áp lực tiếp nối từ phiên trước đó trên toàn bộ các cổ phiếu. Ghi nhận mức giảm điểm mạnh khi có lúc chạm 1.177 điểm và sau đó có sự hồi phục dần về cuối phiên trước khi ngắt kết nối Hose đóng cửa ở 1.183 điểm
Tác động giảm đến từ sự suy yếu và sụt giảm của nhóm Vn30, trong đó có đến 26/30 mã mất điểm gồm nhiều trụ cột như VCB (-1.2%), BID (-2.1%), TCB (-2.1%), VIC (-0.7%)… Lực bán lan tỏa rộng cũng khiến chỉ số VNMidcap và VNSmallcap cũng giảm lần lượt -1.19% và -0.96%. Trong đó nhóm ngân hàng giảm điểm khi mà trước đó khá tích cực và với dự báo Quý 1 ước tính tăng trưởng, Chỉ một vài cổ phiếu riêng lẻ như HT1, PDR, PLX, GAS là diễn biến ngược chiều tích cực so với thị trường chung.
Khối ngoại vẫn bán ròng với tổng giá trị -288.24 tỷ, tập trung nhiều nhất tại nhóm VN30 như VNM (-187.5 tỷ đồng), CTG (-77 tỷ đồng), VCB (-31.8 tỷ đồng), VIC (-29 tỷ đồng). Ngược lại, MSB (+113 tỷ đồng), MBB (+91 tỷ đồng) và ACB (+47 tỷ đồng) là các mã có GT mua ròng cao nhất.
Khả năng năm 2021 có giá 22-24
Thương VNM, mở mắt lại bị táng.
Chủ thớt có lý do nào giải thích cho việc VNM bị táng mạnh liên tục vậy không?
Sáng hôm nay (24/03/2021), KLB đã bán thỏa thuận hết STB - KLB đã thoái hết nợ xấu STB thì chỉ cần chờ thị trường hồi thì sẽ bay lên 21 rồi 31 nhanh thôi, mọi người căn thị trường đang giảm mua để đẩy giá STB lên nha mọi người.
Anh cho em xin nhận xét về hai mã MSN và MSR ạ
Vnindex có phân kì, kèm thêm 2 cây nến rút chân ở điểm hỗ trợ MA50 và dãi BB cũng như khung kênh song sóng 1150-1120, hộp darvas box cạnh dưới
Và hầu hết các cổ phiếu tương tự cũng có chart nến rút chân tương tự, nên Việc hồi sẽ khả thi xảy ra rất cao và chỉ số vẫn được đánh giá là sideway
MSN sideway down vài tháng qua, hỗ trợ đường kẻ ngang 82 nhé bạn
MSR xu hướng chính vẫn là uptrend, ngắn hạn đang điều chỉnh có hỗ trợ là 20
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
Làn sóng Covid-19 mới ở Châu Âu đã tác động tiêu cực lên TTCK thế giới và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhân tố rủi ro này xuất hiện trong bối cảnh hai chỉ số chính là VNIndex và VN30 đang nỗ lực thử thách lại các vùng cản lịch sử và sự thận trọng cùng với phương án bảo toàn lợi nhuận đã được NĐT lựa chọn để tránh các biến động khó lường bên ngoài.
Chỉ số VN30 giảm phiên thứ 4 liên tiếp với lực bán tập trung ở phiên sáng. 29/30 mã trong rổ tiếp tục mất điểm với nhiều mã giảm trên 2% như SSI, TPB, POW, HDB, CTG, BVH, BID, TCH, TCB, REE, SBT, MBB, HPG, VJC, VRE, FPT, STB… trong đó POW, CTG và HPG chịu thêm áp lực bán ròng từ khối ngoại. VIC là cổ phiếu duy nhất hồi phục ngoạn mục từ mức giá thấp trong phiên và đóng cửa tăng 1.3% sát mức cao nhất trong ngày. Tính chung, chỉ số VN30 giảm 21.37 điểm (-1.8%) về còn 1.165,61 điểm khi đóng cửa; chỉ số đã thu hẹp đà giảm từ đầu phiên chiều khi chạm mức thấp nhất là 1.157,69 điểm.
Ở nhóm vốn hóa thấp hơn, dưới ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của KBC, HSG, EIB, VCI, GMD, PVD, HDG, GEX, HCM… chỉ số VNMidcap cũng có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp khi mất 2.34% điểm số. Tương tự, chỉ số VNSmallcap giảm 1.83% do áp lực đến từ các cổ phiếu BCG, NKG, IJC, SHI, PET… Dẫu vậy, ở 2 nhóm cổ phiếu này vẫn ghi nhận một vài mã vốn hóa trung bình đi ngược với xu hướng chung như DXG (+0.84%), HPX (+0.58%), FRT (+2.11%), CRE (+0.68%) và một loạt mã vốn hóa nhỏ tăng tốt hơn như TCM, CVT, HAP, VPH, CTF, HVH, EVE…
Diễn biến giảm trên diện rộng khiến chỉ số VNIndex có phiên thứ 2 liên tiếp giao dịch toàn thời gian dưới mức tham chiếu và đóng cửa giảm thêm 21.64 điểm (-1.83%) về còn 1.161,81 điểm; tương tự VN30 chỉ số VNIndex cũng đã thu hẹp đà giảm khi chạm mức thấp nhất là 1.154,22 điểm ở đầu phiên chiều. Thanh khoản phiên hôm nay tăng nhẹ so với phiên liền trước với KLGD và GTGD qua kênh khớp lệnh đạt tương ứng 633 triệu cổ phiếu và 14.765 tỷ đồng.
Riêng về nhóm Ngân hàng, ghi nhận điểm sáng ở 2 mã MSB và SSB (NH TMCP Đông Nam Á). Đây là 2 mã duy nhất trong nhóm tăng điểm, MSB tăng 2.3% khi đóng cửa trong khi SSB dư mua trần 3.3 triệu cổ phiếu vào phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE hôm nay với tổng KLGD 6 triệu ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
Làn sóng Covid-19 mới ở Châu Âu đã tác động tiêu cực lên TTCK thế giới và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhân tố rủi ro này xuất hiện trong bối cảnh hai chỉ số chính là VNIndex và VN30 đang nỗ lực thử thách lại các vùng cản lịch sử và sự thận trọng cùng với phương án bảo toàn lợi nhuận đã được NĐT lựa chọn để tránh các biến động khó lường bên ngoài.
Chỉ số VN30 giảm phiên thứ 4 liên tiếp với lực bán tập trung ở phiên sáng. 29/30 mã trong rổ tiếp tục mất điểm với nhiều mã giảm trên 2% như SSI, TPB, POW, HDB, CTG, BVH, BID, TCH, TCB, REE, SBT, MBB, HPG, VJC, VRE, FPT, STB… trong đó POW, CTG và HPG chịu thêm áp lực bán ròng từ khối ngoại. VIC là cổ phiếu duy nhất hồi phục ngoạn mục từ mức giá thấp trong phiên và đóng cửa tăng 1.3% sát mức cao nhất trong ngày. Tính chung, chỉ số VN30 giảm 21.37 điểm (-1.8%) về còn 1.165,61 điểm khi đóng cửa; chỉ số đã thu hẹp đà giảm từ đầu phiên chiều khi chạm mức thấp nhất là 1.157,69 điểm.
Ở nhóm vốn hóa thấp hơn, dưới ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của KBC, HSG, EIB, VCI, GMD, PVD, HDG, GEX, HCM… chỉ số VNMidcap cũng có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp khi mất 2.34% điểm số. Tương tự, chỉ số VNSmallcap giảm 1.83% do áp lực đến từ các cổ phiếu BCG, NKG, IJC, SHI, PET… Dẫu vậy, ở 2 nhóm cổ phiếu này vẫn ghi nhận một vài mã vốn hóa trung bình đi ngược với xu hướng chung như DXG (+0.84%), HPX (+0.58%), FRT (+2.11%), CRE (+0.68%) và một loạt mã vốn hóa nhỏ tăng tốt hơn như TCM, CVT, HAP, VPH, CTF, HVH,
Diễn biến giảm trên diện rộng khiến chỉ số VNIndex có phiên thứ 2 liên tiếp giao dịch toàn thời gian dưới mức tham chiếu và đóng cửa giảm thêm 21.64 điểm (-1.83%) về còn 1.161,81 điểm; tương tự VN30 chỉ số VNIndex cũng đã thu hẹp đà giảm khi chạm mức thấp nhất là 1.154,22 điểm ở đầu phiên chiều. Thanh khoản phiên hôm nay tăng nhẹ so với phiên liền trước với KLGD và GTGD qua kênh khớp lệnh đạt tương ứng 633 triệu cổ phiếu và 14.765 tỷ đồng.
Riêng về nhóm Ngân hàng, ghi nhận điểm sáng ở 2 mã MSB và SSB (NH TMCP Đông Nam Á). Đây là 2 mã duy nhất trong nhóm tăng điểm, MSB tăng 2.3% khi đóng cửa trong khi SSB dư mua trần 3.3 triệu cổ phiếu vào phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE hôm nay với tổng KLGD 6 triệu cổ phiếu.
Một số quỹ đầu tư VNM nhiều năm qua, họ muốn chốt lời để tìm một cơ hội khác hấp dẫn hơn khi mà VNM không duy trì được đà tăng trưởng tốt khi đã quá lớn
Thêm vào đó đánh giá thị trường phát triển như Mỹ tăng trưởng hồi phục kinh tế, thì các quỹ có xu hướng rút ròng thị trường cận biên và mới nổi để tìm tới một nước có cơ hội sinh lời và mang tính an toàn hơn, Lúc này là nước Mỹ