Nhận định Thị Trường Chứng khoán hàng ngày

BSC
CHIẾN THUẬT TUẦN: Phân hóa theo KQKD trong quá trình củng cố sau đỉnh
TTCK VIỆT NAM
Thị trường đang lưỡng lự trong quá trình kiểm tra vùng đỉnh ngắn hạn tại 1,200 điểm.
VN-Index bất ngờ giảm mạnh sau vài lần vượt 1,200 điểm không thành công, qua đó kết thúc chuỗi 11 tuần tăng điểm liên tiếp. Sau phiên giảm mạnh ngày 19/1, thị trường đã nhanh chóng cầm máu và có 3 phiên tăng liên tiếp. Thị trường nhờ vậy vẫn còn 5/19 ngành tăng điểm và 130 tăng so với 248 cổ phiếu giảm. 2/3 phiên hồi phục với mẫu nến doji đang cho thấy thị trường vẫn đang lưỡng lự và thận trọng hơn sau đỉnh. Còn khá sớm để khẳng định nhịp điều chỉnh đã kết thúc dù vậy thanh khoản duy trì ở mức cao và lực cầu ở vùng giá thấp vẫn rất tốt và KQKD quý IV của các công ty niêm yết đang công bố là những yếu tố hỗ trợ thị trường sớm hình thành vùng cân và phân hóa trên 1,100 điểm trong ngắn hạn trước khi có nhịp kiểm tra lại đỉnh 1,200 điểm.
Tính đến 22/1, 230 công ty niêm yết trên HSX và HNX, chiếm tỷ lệ 30%, đã công bố KQKD quý IV với tổng mức LNST 23,339 tỷ, tăng 17% so cùng kỳ. Nhóm đóng góp mức tăng LNST tuyệt đối chính gồm: VCB (+1,270 tỷ), VIB (+487 tỷ), HSG (+391 tỷ), VPB (+382 tỷ) và STB (+300 tỷ) trong khi các công ty có lợi nhuận tuyệt đối giảm mạnh nhất gồm LDG (-337 tỷ), BTP (-133 tỷ), ANV (- 111 tỷ). 52% số công ty có tăng trưởng dương và 10% số công ty thua lỗ trong quý IV. Nhiều công ty sẽ công bố KQKD quý IV trong 2 tuần tới và bức tranh lợi nhuận sẽ còn nhiều thay đổi dù vậy nhìn chung kết quả thời điểm hiện tại khá tích cực nhờ sự đóng góp của nhóm cổ phiếu Ngân hàng.

TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ vượt đỉnh trong tuần tân Tổng thống nhậm chức. Các thị trường khác giảm nhẹ.
Các chỉ số CK Hoa Kỳ đều đạt mức đỉnh mới trong ngày Tổng thống Biden nhậm chức nhờ kỳ vọng các chính sách được đẩy nhanh hơn và KQKD quý IV. Các thị trường chứng khoán Châu Âu và Châu Á lại không có sự lạc quan như thị trường Hoa Kỳ và ghi nhận mức giảm nhẹ. USD Index tiếp tục giảm -0.6% trong tuần qua. Thị trường hàng hóa có diễn biến tương đồng giảm - 1.2%. Nhóm kim loại và cao su tự nhiên là nhóm tăng giá đi ngược xu thế chung. Giá cao su tự nhiên đang có diễn biến nổi bật với mức tăng 16% trong 1 tháng và tăng gấp đôi trong 12 tháng qua.
Trong tuần qua các ngân hàng TW ECB và BOJ họp chính sách. Các chính sách hiện hành đều được giữ nguyên, trong đó lãi suất giữ ở mức từ -0.1% - 0% và hạn mức thu mua tài sản được duy trì. Những thông tin này dù vậy không có ảnh hưởng lớn đến các TTCK. Các chính sách mới của Tổng thống Biden cùng với việc bổ nhiệm nội các mới đang là yếu tố thu hút sự chú ý của thị trường. Cùng với đó, KQKD quý IV của các công ty niêm yết sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến các thị trường thế giới trong tuần tới.

PTKT VN-INDEX: Cần thêm động lực để vượt đỉnh
Đồ thị tuần: VNIndex có tuần điều chỉnh sau mười một tuần tăng điểm liên tiếp nhưng vẫn đang ở trên ngưỡng 1150. Khuynh hướng giảm là tất yếu khi đã hai lần chỉ số chưa thể vượt qua vùng điểm quanh 1200 và cần thêm động lực để chuẩn bị cho lần bứt phá kế tiếp. ADX vẫn ở quanh giá trị 33.5 đồng thời các chỉ báo kỹ thuật đang có trạng thái tích
cực, trong khi đó, khối lượng giao dịch không chênh lệch nhiều so với tuần trước. Đường MACD vẫn đang duy trì trên đường tín hiệu và khoảng cách đang có chiều hướng thu hẹp. Ngưỡng hỗ trợ của chỉ số trong trung hạn là tại khu vực quanh 1005 điểm, tương ứng với giá trị hiện tại của SMA20.
Một vài đặc điểm chú ý của đồ thị ngày:
• Chỉ báo động lượng RSI ở trên ngưỡng trung lập và dưới vùng quá mua.
• Thanh khoản thị trường có chiều hướng giảm dần.
Nhận định: VNIndex vẫn đang ở trong trạng thái tăng trung hạn nhưng cần một quãng nghỉ để có thể chinh phục vùng điểm lịch sử của năm 2018 một cách mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, việc thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao cho thấy các thành viên tham gia thị trường vẫn đang hoạt động giao dịch tích cực. Theo đánh giá hiện tại thì VNIndex trong tuần tiếp theo nhiều khả năng chưa thể vượt qua khu vực quanh 1200 nhưng xác suất tiếp tục có thêm những phiên giảm mạnh đã phần nào ít đi. Mặt khác, những những diễn biến của thị trường Mỹ trong 10 ngày đầu tiên của Tổng thống Joe Biden sẽ tác động phần nào đến vận động của chứng khoán Việt Nam trong tuần tới.

TIN VĨ MÔ: CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG DUY TRÌ LÃI SUẤT THẤP
VIỆT NAM:
• Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14, áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2,100 đồng/lít, từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021, 3,000 đồng/lít từ ngày 1/1/2022
• Theo Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam dự báo đạt 5.49% (kịch bản cơ sở), 6.9% (kịch bản cao) và 3.48% (kịch bản thấp). Khả năng đạt được mỗi kịch bản trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và sự tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
• Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung dự án mở rộng nhà ga hành khách T1, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vào danh mục kế hoạch đầu tư xây dựng tại các cảng hàng không đang khai thác giai đoạn 2020–2025, mở rộng về phía Nam với công suất 10–15 triệu hành khách/năm.
• Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dư nợ margin tới 31/12/2020 là gần 81.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của các CTCK là 87,000 tỷ đồng.
THẾ GIỚI:
• ECB duy trì lãi suất điều hành tại mức 0% và duy trì hạn mức thu mua tài sản 1,850 tỷ EUR của gói PEPP tới hết 3/2022.
• BOJ duy trì lãi suất điều hành tại mức -0.1% và mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ mười năm tại mức 0%. BOJ nâng triển vọng GDP lên 3.9% YoY từ mức 3.6% cho năm tài khóa bắt đầu tại 4/2021.
• Chính quyền tổng thống Joe Biden nhiều khả năng đặt vấn đề đầu tư nội địa, và lao động lên trên hết trước khi tập trung các vấn đề về thương mại, theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.
• NHTW Trung Quốc duy trì lãi suất điều hành một năm tại 3.85%, lãi suất điều hành năm năm tại 4.65%. Trong năm 2020, NHTW Trung quốc giảm 0.30% lãi suất điều hành một năm, 0.15% lãi suất điều hành năm năm.
• Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hầu hết các công dân không phải Hoa Kỳ đến từ Brazil và phần lớn châu Âu có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1.
• Chính quyền Mỹ thông báo tới một vài nhà cung ứng thiết bị cho Huawei rằng họ đang thu hồi giấy phép làm ăn với gã khổng lồ Trung Quốc này và từ chối các đơn đăng cấp giấy phép trong những ngày cuối cùng của ông Trump tại Nhà Trắng.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Đại hội Đảng toàn quốc XIII từ 25/1 đến 2/2/2021.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 1/2021
• Công ty niêm yết công bố KQKD dự kiến quý IV và năm 2020.
• Ngày 25/1, Chủ tịch ECB phát biểu; Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản. 26/1, Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 27/1, Biên bản cuộc họp FOMC, dự trữ dầu thô, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ Nhật Bản. 28/1, GDP năm công bố lần đầu và đơn xin trợ cấp lần đầu Hoa Kỳ. 29/1, GDP Pháp, Tây Ban Nha, Canada.

3 Likes

25/01
Nhận định:

Thị trường cơ sở: VNIndex chủ yếu dao động giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tuần. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư không biến động nhiều với 10/19 nhóm ngành tăng điểm. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường tiếp tục ở trong trạng thái cân bằng với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm trước. Theo đánh giá của chúng tôi, VNIndex có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh để quay lại kiểm tra ngưỡng 1150 trong những phiên tới.

Hợp đồng tương lai: Các HĐTL đều giảm theo chỉ số cơ sở. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh bán cho các hợp đồng ngắn hạn.

Chứng quyền: Trong phiên giao dịch ngày 25/1/2021, cả chứng quyền và chứng khoán cơ sở đều có sự phân hóa về giá. Giá trị giao dịch tăng.

Điểm nhấn

• VN-Index -0.73 điểm, đóng cửa 1166.05. HNX-Index -8.28 điểm, đóng cửa 231.84.

• Kéo chỉ số tăng: MSN (+1.22); MWG (+0.63); VRE (+0.56); KBC (+0.4); GVR (+0.38).

• Kéo chỉ số giảm: GAS (-0.96); CTG (-0.79); BID (-0.7); VCB (-0.5); TCB (-0.47).

• Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 14,665 tỷ đồng, -0.18% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 15,785 tỷ đồng.

• Biên độ dao động là 9.38 điểm. Thị trường có 236 mã tăng, 50 mã tham chiếu và 219 mã giảm.

• Giá trị bán ròng của khối ngoại: -244.55 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm HPG (-120.7 tỷ), VNM (-114.6 tỷ) và VGC (-95.8 tỷ). Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -16.03 tỷ đồng.

26/01
Nhận định:

Thị trường cơ sở: VNIndex giảm mạnh trong phiên sáng sau đó hồi phục nhẹ và giữ ở trên ngưỡng 1130 vào phiên chiều. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư sụt giảm và chỉ còn 2/19 nhóm ngành tăng điểm. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản gia tăng so với phiên hôm trước. Theo đánh giá của chúng tôi, VNIndex có thể giằng co ở quanh ngưỡng 1130 khi đây là khu vực hỗ trợ của chỉ số trong ngắn hạn.

Hợp đồng tương lai: Các HĐTL đều giảm theo chỉ số cơ sở. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh mua cho các hợp đồng dài hạn.

Chứng quyền: Trong phiên giao dịch ngày 26/1/2021, phần lớn chứng quyền đều giảm theo chứng khoán cơ sở. Giá trị giao dịch giảm.

Điểm nhấn

• VN-Index -29.93 điểm, đóng cửa 1136.12. HNX-Index -4.02 điểm, đóng cửa 227.82.

• Kéo chỉ số tăng: NVL (+0.33); MBB (+0.16); FLC (+0.09); DXG (+0.09); HBC (+0.07).

• Kéo chỉ số giảm: VIC (-2.9); VCB (-2.89); GVR (-2.32); BID (-2.23); CTG (-2.08).

• Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 15,030 tỷ đồng, +2.49% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 16,274 tỷ đồng.

• Biên độ dao động là 43.94 điểm. Thị trường có 78 mã tăng, 23 mã tham chiếu và 395 mã giảm.

• Giá trị bán ròng của khối ngoại: -154.13 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm HPG (-91.4 tỷ), VNM (-86.2 tỷ) và GAS (-34.9 tỷ). Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -1.95 tỷ đồng.

28/1
Nhận định:

Thị trường cơ sở: VNIndex giảm mạnh từ đầu phiên sáng khi những tin tức về những ca lây lan Covid-19 trong cộng đồng được công bố và kết thúc ngày giao dịch ở dưới ngưỡng 1025. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư vẫn ở mức thấp với chỉ 1/19 nhóm ngành tăng điểm. Mặc dù vậy, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường tiếp tục ở trong trạng thái tiêu cực với thanh khoản vẫn ở mức cao. Theo đánh giá của chúng tôi, VNIndex có thể giảm tiếp về quanh ngưỡng 1005 trong phiên cuối cùng của tuần giao dịch.

Hợp đồng tương lai: Các HĐTL đều giảm theo chỉ số cơ sở. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh bán cho các hợp đồng ngắn hạn.

Chứng quyền: Trong phiên giao dịch ngày 28/1/2021, phần lớn chứng quyền đều giảm theo chứng khoán cơ sở. Giá trị giao dịch giảm.

Điểm nhấn

• VN-Index -73.23 điểm, đóng cửa 1023.94. HNX-Index -17.74 điểm, đóng cửa 203.05.

• Kéo chỉ số tăng: EIB (+0.14); SVC (+0.05); OPC (+0.03); PDN (+0.03); SGT (+0.03).

• Kéo chỉ số giảm: VCB (-6.72); VIC (-6.31); VHM (-5.7); VNM (-4.01); BID (-3.06).

• Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 15,745 tỷ đồng, +0.83% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 18,395 tỷ đồng.

• Biên độ dao động là 29.39 điểm. Thị trường có 20 mã tăng, 12 mã tham chiếu và 478 mã giảm.

• Giá trị mua ròng của khối ngoại: 482.09 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm HPG (68.5 tỷ), VHM (49.8 tỷ) và STB (31.7 tỷ). Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với giá trị 26.94 tỷ đồng.

Đây gọi là tóm tắt thị trường chứ nhận định cái lỗi gì? thả nào chả ma nào cmt

Nhận định thị trường 01/02…05/02/2021: Hành trình dò đáy trước thông tin dịch bệnh.

31/01/2021

TTCK VIỆT NAM
Đón nhận tin xấu, VN-Index có tuần thứ 2 giảm điểm với mức giảm mạnh 9.4%.
Xu hướng giảm điểm ngắn hạn xác lập khi VN-Index giảm dưới 1,130 điểm và có phiên giảm kỷ lục 6.7% ngày 28/1 trước tin Covid-19 trở lại cộng đồng. VN-Index chỉ hồi phục phiên cuối tuần qua đó thu hẹp mức giảm xuống 9.4% với 18/19 ngành tăng điểm và 377 cổ phiếu giảm so với 44 cổ phiếu tăng. Quá trình dò đáy vẫn đang diễn ra và còn quá sớm khẳng định về khả năng hồi phục khi VN-Index chưa thể vượt qua cản 1,083 điểm và đóng gap giảm giá tại 1,100 điểm. Diễn biến dịch bệnh và yếu tố tâm lý sẽ còn chi phối diễn biến thị trường trong tuần tới.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 22.2% YoY. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 6.4% YoY. Giải ngân vốn ngân sách tăng 24.5% YoY. Kim ngạch XK và NK tăng lần lượt 50.5% và 41% YoY; cán cân thương mại ước xuất siêu 1.3 tỷ USD. CPI tăng 0.06% tháng 12/2020 và giảm 0.97% YoY. Các dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và XNK lấy đà tăng trưởng tốt ngày từ tháng 1. Tuy nhiên dịch bệnh đã quay lại cộng đồng sau hơn 55 ngày kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong tháng 2.
Tính đến 29/1, 472 công ty niêm yết trên HSX và HNX, chiếm tỷ lệ 60%, đã công bố KQKD quý IV với tăng trưởng 26.7% so cùng kỳ. 33% số công ty tăng trưởng dương và 9% số công ty thua lỗ trong quý IV. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chiếm 5 vị trí đóng góp LN tuyệt đối nhiều nhất gồm VCB, TCB, VPB, ACB, MBB, chiếm 43% LNST gia tăng của toàn thị trường.

TTCK THẾ GIỚI
Kinh tế Hoa Kỳ giảm mạnh nhất từ năm 1946, thị trường có tuần biến động giảm.
GDP Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm 3.5%, mức giảm mạnh nhất từ năm 1946. Trước đó, trong cuộc họp chính sách tháng 1, FED đã giữ nguyên lãi suất gần mức 0% và duy trì chương trình mua tài sản ít nhất 120 tỷ USD/tháng. Thị trường CK Mỹ biến động mạnh theo hướng giảm khi gói hỗ trợ không sớm được thông qua. Các thị trường Châu Á và Châu Âu đều đồng loạt giảm điểm.
TTCK khu vực giảm khá mạnh trước áp lực ra từ khối ngoại. USD Index tăng nhẹ trở lại 0.5% và Chỉ số hàng hóa tăng 1.1%. Các kim loại ngoại trừ bạc và cao su tự nhiên giảm điểm trong khi giá gas và thép HRC tăng mạnh lần lượt 9.2% và 7.1%.
Theo sau ECB và BOJ, FED tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện tại. Chủ tịch FED cũng cho rằng còn quá sớm nói đến chuyện giảm quy mô tài sản. Do vậy, chính sách kinh tế nới lỏng tiền tệ vẫn là yếu tố nâng đỡ TTCK cho dù Chủ tịch FED không thừa nhận chuyện này. Gói hỗ trợ kinh tế 1,900 tỷ đang có dấu hiệu chững lại sau vài tuần nữa. Do vậy biến động và phân hóa của thị trường còn tiếp tục diễn ra trong mùa công bố KQKD quý IV tại các thị trường chủ chốt và trong khu vực.

PTKT VN-INDEX: Cơ hội trong nhịp giảm mạnh

Đồ thị tuần: VNIndex có tuần giảm mạnh nối tiếp tuần điều chỉnh trước đó và đã có thời điểm kiểm tra lại khu vực 1000 điểm nhưng đã hồi phục trở lại từ mốc này. Khuynh hướng giảm chủ yếu là do tác động bởi thông tin dịch Covid lây lan trong cộng đồng. ADX giảm về quanh giá trị 31 đồng thời các chỉ báo kỹ thuật đang có trạng thái trung lập, trong khi đó, khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với tuần trước. Đường MACD vẫn đang duy trì trên đường tín hiệu và khoảng cách đang có chiều hướng thu hẹp. Ngưỡng hỗ trợ của chỉ số trong ngắn hạn là tại khu vực quanh 1015 điểm, tương ứng với giá trị hiện tại của SMA20.
Một vài đặc điểm chú ý của đồ thị ngày:
• Chỉ báo động lượng RSI tăng trở lại sau khi tiệm cận vùng quá bán.
• Thanh khoản thị trường duy trì ổn định ở mức cao.

Nhận định: VNIndex đang ở trong trạng thái giảm ngắn hạn nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa xác nhận sẽ kết thúc. Bên cạnh đó, việc thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao cho thấy các thành viên tham gia thị trường vẫn đang hoạt động giao dịch tích cực. Theo đánh giá hiện tại thì VNIndex trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ vẫn có những phiên dao động với biên độ lớn. Mặt khác, những những diễn biến của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục tác động đến vận động của chứng khoán Việt Nam trong tuần tới.

TIN VĨ MÔ: Dịch bệnh bùng phát trở lại
VIỆT NAM:
• Theo Bộ Y tế, sáng 30/1, Việt Nam ghi nhận thêm 34 ca nhiễm Covid-19. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương và áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị số 16 ngày 31/3/2020. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu dừng toàn bộ các chuyến bay chở khách, chở hàng trên các đường bay đi/đến tỉnh Quảng Ninh. Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc phê duyệt vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca. Astra Zeneca cam kết cung cấp 30 triệu liều trong 2021, và dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam trong quý I.
• Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 64% YoY trong tháng 1, sau khi tăng 9.4% YoY trong tháng 12, chậm nhất kể từ tháng 10. Bán lẻ hàng hóa tăng 8.7% YoY trong tháng 1, sau khi tăng 13.8% YoY trong tháng 12. Sản lượng công nghiệp tăng 22.2% YoY trong tháng 1, sau khi tăng 9.5% YoY trong tháng 12. Sản lượng chế biến chế tạo tăng 27.2% trong tháng 1, sau khi tăng 13.1% YoY trong tháng 12. Xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27.7 tỷ USD trong tháng 1, tăng 50.5% YoY. Nhập khẩu hàng hóa ước đạt 26.4 tỷ USD trong tháng 1, tăng 41.0% YoY. Thặng dư thương mại ước đạt 1.3 tỷ USD trong tháng 1/2020, so với 0.28 tỷ USD trong tháng 1/2020. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.97% YoY trong tháng 1, sau khi tăng 0.19% trong tháng 12. Lạm phát cơ bản tăng 0.49% YoY trong tháng 1. Vốn FDI thực hiện ước đật 1.51 tỷ USD, tăng 4.10% YoY. Vốn FDI đăng ký cấp mới và đăng ký tăng thêm ước đạt 1.80 tỷ USD, giảm -62.55% YoY.
THẾ GIỚI:
• GDP Mỹ tăng 4% QoQ trong quý IV/2020. GDP giảm -3.5% YoY cho cả năm 2020. Tiêu dùng cá nhân giảm 0.2% MoM trong tháng 12, sau khi giảm 0.7% MoM trong tháng 11. Thu nhập cá nhân tăng 0.6% MoM trong tháng 12, sau khi giảm 1.3% MoM trong tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân tăng 1.3% YoY trong tháng 12. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cơ bản tăng 1.5% YoY trong tháng 12, sau khi tăng 1.4% YoY trong tháng 11.
• GDP Đức tăng 0.1% QoQ trong quý IV/2020, sau khi tăng 8.5% QoQ trong quý III/2020. GDP giảm -5.0% cho cả năm 2020. GDP dự báo tăng 3.0% cho cả năm 2021. CPI tăng 1% YoY trong tháng 1, lần đầu trong 7 tháng.
• FED duy trì lãi suất điều hành tại 0-0.25%, tổng mức mua trái phiếu chính phủ tại 80 tỷ USD, và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp tại 40 tỷ USD. Vận động hồi phục chậm lại, tình hình lao động chưa khả quan. FED tiếp tục cam kết trợ giúp vĩ mô tương đương giai đoạn khủng hoảng.
• PBoC rút ròng 100 tỷ CNY thông qua hợp đồng mua lại đảo ngược (reverse repo) hôm 27/1, sau khi rút ròng 78 tỷ CNY thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Đại hội Đảng toàn quốc XIII từ 25/1 đến 2/2/2021.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 1/2021
• Công ty niêm yết công bố KQKD dự kiến quý IV và năm 2020.
• Ngày 1/2, PMI sản xuất EU, Anh và Hoa Kỳ; chỉ số thất nghiệp EU. 2/2, GDP lần đầu EU, chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc. 3/2, PMI dịch vụ EU, Hoa Kỳ, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 4/2, Lãi suất và Báo cáo tiền tệ Anh, đơn xin trợ cấp lần đầu Hoa Kỳ. 5/2, Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.

Đồ thì của bác có vẻ chưa chuẩn, tôi xe đồ thị trên Cafef và Vietstock đều cắt sâu MA20, cắt MA50 và đang chuẩn bị test MA100 rồi, may có phiên tăng cuối tuần nên chưa chạm SMA100. RSI hiện 40, hơi ngóc lên ở khu quá bán do phiên tăng cuối tuần. MACD 12 thì cắt sâu xuống dưới đường tín hiệu 26 trong khi MACD của bác vẫn trên đường tín hiệu.

Các chỉ báo sau phiên hồi cuối tuần có vẻ ngóc lên chút nhưng xét TA ngắn hạn có thể nói là đã bẻ trend ngắn và phần nào phá trend trung hạn rồi. Thị trường tuần tới sẽ test để làm rõ xem trend trung hạn thế nào. Nói chung chỉ báo báo xấu và nhiều người chơi TA kỷ luật đã ra từ phiên hồi ngày 20/1.