Nhận định thị trường của Hòa Mập

NGÀY 26.12.2023

Xu hướng hiện tại: Sideway

Các ngày phân phối: 17/11/2023; 23/11/2023; 7/12/2023; 13/12/2023 (phiên gần nhất)

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 4/12/2023 (mất hiệu lực)

Phiên tiền đề trước khi FTD: 25.12.2023 (thanh khoản tăng và có sự lan tỏa toàn thị trường)

Thanh khoản: 10000-14000 tỷ/phiên

Điểm tích cực:

  • Các cổ phiếu đã có 1 nhịp tăng tiền đề tốt. Thanh khoản tăng và cổ phiếu tăng giá tốt.

  • Các cổ phiếu tăng giá trước đó là CTD và CTR nhìn có vẻ sẽ có 1 nhịp tăng ngắn nữa khi có 1 sự tích lũy 4 tuần hơn (không được coi là nền vì nó quá ngắn). Đó cũng có có thể là 1 nhịp tăng nhẹ phù hợp.

Điểm chưa tốt:

  • Thanh khoản chung thì vẫn còn yếu. Điều này dẫn tới điểm mua trông có chút yếu hơn đoạn trước.
  • Các cổ phiếu tăng break hôm qua khá cô đặc, rất kén để có thể mua.

Đánh giá cá nhân

  • Hôm qua là 1 phiên tiền đề đủ tốt. Phiên hôm nay hoặc phiên hôm sau sẽ là phiên có yếu tố cốt lõi để xem có được FTD mới hay không. **FTD đủ tốt, sẽ có 1 nhịp tăng ngắn và giúp cổ phiếu bứt phá với xác suất thành công cao hơn
    + Phiên hôm nay hoặc phiên sau đó sẽ là phiên gia tăng thử đôi chút tỷ trọng

mn coi cp Hòa view có thể coi qua: Cổ phiếu của Hòa Mập mê là? - #69 bởi Huu_Hoa_Ba

PP Hòa đang follow: Báo cáo tài chính – Đơn giản hóa để tối ưu thời gian kiếm cơ hội - #8 bởi Huu_Hoa_Ba

NGÀY 26.12.2023: Cập nhập số ngày phân phối

Xu hướng hiện tại: Sideway

Các ngày phân phối: 7/12/2023; 13/12/2023 (phiên gần nhất) – Loại bỏ 2 ngày phân phối của tháng 11/2023 theo quy tắc 25 ngày

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 4/12/2023 (mất hiệu lực)

Phiên tiền đề trước khi FTD: 25.12.2023 (thanh khoản tăng và có sự lan tỏa toàn thị trường)

Thanh khoản: 10000-14000 tỷ/phiên

Điểm tích cực.

  • Hôm qua có 1 vài thông tin bắt bớ bên EVN liên quan tới nhóm điện sạch (điện M/trời, điện gió). Tuy nhiên áp lực bán không ào ạt và không quá lớn. Việc các thông tin này ít làm thị trường biến động lớn là điều tốt, cho thấy quanh vùng sideway này vẫn đang duy trì được khá tốt về khả năng tích lũy.

  • Nền giá của cổ phiếu vẫn tốt. Chỉ cần có nên giá tốt là cơ sở rất tốt để cổ phiếu thu hút dòng tiền. Ở phần trên Ad có ghi về thanh khoản. Như mọi người cũng biết, mức này thấp nên việc đòi hỏi cổ phiếu có nền tăng ngay là rất khó mà theo mà thay phiên nhau mỗi đoạn.

  • Nước ngoài mua ròng. Đã rất lâu rồi nước ngoài mới chuyển sang trạng thái mua ròng

Điểm chưa tốt:

  • Thanh khoản yếu

  • Vẫn có nhiều thông tin khá là nhiễu, như việc bắt bớ bên EVN bình thuận hôm qua là 1 ví dụ.

Đánh giá cá nhân Ad:

  • Tính từ đoạn tháng 9, lúc thị trường bắt đầu điều chỉnh, hiện tại, nếu tính về nền giá thì các cổ phiếu mà không chỉnh quá sâu, đang ở nền 2 thì đang có 2-3 tháng tích lũy. Với 1 nền giá số 2, tính từ đáy 2022, thì nên số 2 tích lũy lâu vậy là tốt.

  • Đoạn này sẽ là đoạn cực kỳ kiên nhẫn chờ đợi. Vì vậy, AD sẽ không đổi hay đưa quá nhiều điểm mua để tập trung vào Danh Mục cổ phiếu cũ đã theo và chờ. Tỷ trọng, mọi người cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp với bản thân trước khi nghỉ Tết nhé, để tránh tâm lý chán nản ảnh hưởng đoạn này.

Tổng thanh khoản thị trường khớp quanh 12-13k tỷ.
VN30 chiếm 5k1.

Lướt lên lướt xuống toàn cp liên quan tới quỹ, chỉ số, tăng trên 2- 3%. Mặc dù điểm số tăng nhưng chưa thấy có sự lan tỏa. Khả năng cao là làm đẹp số liệu ngày cuối năm.

Có thể sẽ tăng sau chăng ? Nhưng động thái hôm nay nhìn chung không khiến dòng tiền tích cực vì dù điểm có tăng, các cp vẫn không tăng, tham chiếu vs tăng 1% đổ lại là nhiều, không có thanh khoản.

Điểm tích cực thì điểm số tăng thì tâm lý chung sau đó có thể kỳ vọng sẽ hút được dòng tiền thực sự

Tuần 2 – 5/1/2024: Tuần đầu tiên của Rồng.

Xu hướng hiện tại: Sideway như thân Rồng…

Các ngày phân phối còn hiệu lực: 7/12/2023; 13/12/2023 (sẽ được xóa vào cuối tuần này theo quy tắc 25 ngày)

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: chưa có

Thanh khoản: 13-15000 tỷ/phiên

Góc nhìn đầu tư

Tuần cuối cùng của năm 2023 nhìn chung không có gì mới, vì ngoại trừ các cp liên quan tới hoạt động kéo để chốt số liệu đẹp của các quỹ thì phần chung không có gì đặc biệt.

Hiện tại, chúng ta đang ở giai đoạn tháng 1/2024, tức là đã chốt xong báo cáo của Q4/2023 của nhiều doanh nghiệp, đồng nghĩa sẽ có số liệu quan trọng mới nhất đề nhìn nhận cổ phiếu tiềm năng tốt hơn. Tầm giữa tuần sau, tức tầm 10/1/2024 tới 31/1/2024, đây là đoạn BCTC được công bố. Đây là đoạn Hòa kỳ vọng sẽ có cp mới và đưa ra lựa chọn mua bán sẽ rõ ràng hơn. Có 2 trường hợp:

TH1: Cp ra báo cáo ra là giá cp phản ánh ngay lập tức.

TH2: Cp ra báo cáo ra thì tầm 2 tuần sau đó mới bắt đầu phản ánh.

Thì tầm thời điểm đó upside cp sẽ tốt hơn đoạn này nhiều do có thông tin mới support, cp nào có nền giá chắc từ trước sẽ có sức bật khỏe hơn đoạn vừa rồi. Chẳng hạn như cac cp tăng trưởng EPS tốt nhất đoạn r là CTD, CTR hay trước đó là BMP, DHC Q1/2023 thì cũng tầm thêm 3 tuần sau khi thông tin công bố mới bắt đầu chạy

mn có chuẩn bị kế hoạch đầu tư thì tầm thời điểm Hòa ghi note ở trên thì nên chuẩn bị NAV trước vì cơ hội đầu tư xịn đang ở rất gần rồi.

3 Likes

Ngày 5.1.2024

Xu hướng hiện tại: Sideway

Các ngày phân phối còn hiệu lực: 13/12/2023 (Bỏ hiệu lực với ngày 7/12/2023)

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 1/4/2024

Thanh khoản: 18-20k tỷ/phiên

Bàn luận về FTD ngày hôm qua:

Ngày hôm qua, gần như có thể coi là 1 phiên FTD, nếu không bị 1 điểm trừ vào cuối phiên diễn ra tình trạng bán ngược trở lại. Nhiều mã tăng trên 2.5-3% trong phiên vẫn bị bán về tham chiếu.

FTD hôm qua có gì ?

1/ Nhóm dẫn dắt điểm số tạo ra điểm nhấn khi hút được 1 lượng tiền lớn vào thị trường. Điểm số tăng là điểm tốt trong bối cảnh thị trường mất hút gần 1 tháng. Đây còn là tăng có thanh khoản thì đó là 1 điểm sáng.

2/ Tuy nhiên, khuyết điểm của phiên Bùng nổ theo đà hôm qua đó là không có 1 nhóm cổ phiếu nào mạnh tăng. Ở điểm này, cá nhân mỗi người sẽ có góc độ nhìn khác nhau. Ad biết rằng nhiều bên sẽ nói nhóm bank đang là nhóm mạnh nhất. Góc nhìn đó không sai, vì quả thật hôm qua đó là tâm điểm .

3/ Tuy nhiên, nhìn nhận từ trước tới nay, nhóm tăng tốt nhất thị trường, upside lớn nhất chưa bao giờ là nhóm bank, vì quy mô của nhóm này quá lớn. Đa phần đều có vốn hóa vượt trên 25k tỷ. Để dễ hình dung, để tạo ra 1 nhịp mà thanh khoản liên tục bùng nổ, duy trì trên trung bình thì mỗi phiên các cổ phiếu này phải khớp lượng tiền rất nhiều. Điều này trong 1 uptrend rõ ràng thì khả thi nhưng trong đoạn hiện tại, với mức thanh khoản hôm qua thì gần như là rất khó.

4/ Nhóm vốn hóa dưới 25k tỷ hôm qua, gần như chưa có nhịp tăng. Đã có lúc chúng ta thấy được nhen nhóm nhưng mọi thứ vẫn chưa ra đủ tín hiệu mạnh. Và vì chưa có nhóm vượt trội mạnh mẽ, thị trường đã loay hoay và dẫn tới phiên FTD ngày hôm qua bị lỗi, giá giảm gần về tham chiếu.

Đánh giá cá nhân: Rất hy vọng phiên FTD vẫn ổn, vì đây cũng là đoạn gần báo cáo, có nhiều động lực để tạo lực tiền lớn đối với các cổ phiếu tăng trưởng EPS tốt. Song, câu chuyện phải rất cẩn thận và rà soát kỹ lưỡng. Tầm tuần sau, 10/1 là đợt báo cáo đầu tiên, hy vọng sẽ có câu chuyện bắt đầu phản ánh.

**1 cổ phiếu Vốn hóa 40k tỷ lên 60 tỷ (giá tăng 50%, nếu không phát hành thêm) cần tận 20k tỷ. Không hề dễ.

Ngày 12.1.2024

Xu hướng hiện tại: Sideway – Nhịp tăng ngắn hạn confirm

Các ngày phân phối còn hiệu lực: Không có.

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 1/4/2024

Thanh khoản: 16-20k tỷ/phiên

Điểm tích cực:

  • Hôm qua thị trường có 1 DN công bố số liệu KQKD tương đối tốt. Ít nhất chúng ta có 1 DN đáng chú ý.

  • Nhìn chung thì thị trường đang có sự luân chuyển, sau 1 đoạn giao dịch chỉ có kéo 1 nhóm ngành nhưng những nhóm khác thì bị bán và đe dọa tới nền giá.

Điểm chưa tốt:

  • Áp lực bán sẽ có, nhất là khi sự luân chuyển xảy ra, điểm số sẽ giảm và áp lực bán có thể sẽ có mạnh hơn tí do nhóm Bank chiếm tỷ trọng cao về tỷ trọng điểm số và cũng là nhóm hút thanh khoản lớn.

  • Những thông tin bắt bớ gần đây khá nhạy cảm. Đã có 2 nhóm ngành bị ảnh hưởng là điện sạch và nhóm kinh doanh trạm xăng.

  • KQKD cũng là 1 điểm cần lưu ý vì doanh nghiệp kinh doanh tốt thì giá cp sẽ dễ bất phá, song cũng đồng nghĩa nhóm nào ra KQKD tệ sẽ bị ảnh hưởng không ít và nền giá hiện tại sẽ rất mong manh.

Đánh giá cá nhân: Đoạn này đang cho chúng ta thông tin mới, và đây là đoạn để cơ hội lớn xuất hiện. Nhưng trong quá trình thông tin công bố, nhất là đoạn hiện tại, các thông tin họp chính sách lẫn bắt bớ cũng đi kèm theo luôn nên sẽ có giao dịch bất thường. Nên rút ngắn hầu hết các vị thế mua trước là chuẩn bị cho đoạn rung lắc kiểu này. Dự kiến, KQKD sẽ ra trọng điểm vào tuần sau, tuần thứ 3 của tháng 1/2024. Đây sẽ là đoạn dòng tiền cân chỉnh và phân bổ dần vào các DN kinh doanh tăng trưởng tốt.
các cp sẽ chia sẻ ở topic Cổ phiếu của Hòa Mập mê là? - #69 bởi Huu_Hoa_Ba

1 Likes

mọi người nhớ để ý 2 topic này nhé

1 Likes

Cổ phiếu của Hòa Mập mê là? - #69 bởi Huu_Hoa_Ba topic về cp đang quan tâm

topic nói về số liệu đợt này: Review KQKD của Q4/2023 - #29 bởi Huu_Hoa_Ba

Ngày 15.1.2024

Xu hướng hiện tại: Sideway – Nhịp tăng ngắn hạn suy yếu

Các ngày phân phối còn hiệu lực: 12/1/2024

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 1/4/2024

Thanh khoản: 16-20k tỷ/phiên

Tình trạng xanh vỏ đỏ lòng:

Tầm 1 tuần trở lại đây, hay nói cụ thể hơn là từ phiên FTD, nhìn chung thị trường giao dịch kém. Nếu mọi người nhìn lên phần đề cập Xu hướng, Ad chưa đổi từ Sideway sang Uptrend trong bất cứ nhận định nào bữa giờ, ngay cả khi điểm số có tăng nhiều hay không.

Khi nào Uptrend ? Hiểu 1 cách đơn giản nhất thì sẽ có 2 thứ diễn ra:

1/ Thanh khoản gia tăng liên tục

2/ Hầu hết các cổ phiếu sẽ đều vận động tăng, ngay cả khi DN đó không kinh doanh gì đáng ghi nhận


Thị trường Sideway là 1 thị trường giao dịch chỉ có 1 bộ phận cổ phiếu tăng trong từng thời điểm. Và khác với các lần “Tăng” trước đó thì nhóm cổ phiếu tốt nhất đa phần nằm ở Midcap thì lần này lại chỉ đang nằm ở nhóm Bank. Việc nhóm tăng của thị trường là nhóm ảnh hưởng tới điểm số rất lớn nên tình trạng xanh vỏ đỏ lòng xảy ra là bình thường. Vì đa phần không ai tham gia bank nên với đoạn giao dịch vừa rồi trông sẽ hơi khó chịu.

Nhưng như Ad có nói, thanh khoản thị trường không tăng, những cổ phiếu vốn hóa càng quá to, mức kéo sẽ càng bị giới hạn, nhất là trong thị trường có thanh khoản như hiện tại. Như đoạn vừa rồi mua phải ngay ở mức giá đáy thì đa phần upside mn kiếm ở nhóm bank mơi đạt trên 15% mà phải mua đúng những cp mạnh nhất của nhóm.

Cá nhân Ad lựa chọn các midcap hơn, điều chỉnh tỷ trọng những cổ phiếu thì tiềm năng upside cao hơn 30% là hoàn toàn hấp dẫn hơn. Những cổ phiếu BMP, CTR, CTD, VTP,… đa phần nếu điều chỉnh phù hợp mức lợi nhuận cao nhất có thể vượt ngưỡng 35% là hoàn toàn bình thường.

Đoạn này trông chờ midcap gì.

Với số liệu nhìn ngó qua, có vẻ nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ sẽ là 1 điểm đến đáng để ý. Câu chuyện MBS đã có share cho mọi người, ad sẽ share lại. Đó là 1 góc của nhóm chứng khoán vốn hóa vừa đang có triển vọng lớn hiện tại. TCBS thật ra mới là cty chứng khoán sẽ thú vị nhất, song cp thì không có trên sàn ^^. TCBS có thị phần tăng từ 3-4% lên gần 8%, tăng gần 60%-70% so với thị phần đầu năm.\

Ad vẫn đang cần đợi thêm báo cáo mới các DN để check xem midcap nào đáng chú ý tiếp theo hay không, vì tuần trước không ra quá nhiều DN.

Có thể là sau đợt khi báo cáo này ra xong thì cổ phiếu mới bắt đầu phản ánh. Dn nào ra trước thì sẽ lợi thế về mặt bằng thông tin sẽ được hấp thụ sớm.

kết quả kinh doanh các Dn tăng trưởng, được cập nhập ở Review KQKD của Q4/2023 - #29 bởi Huu_Hoa_Ba

Nhóm ck, BSI đang lên mạnh

Ngày 24.1.2024

Xu hướng hiện tại: Sideway – Nhịp tăng ngắn hạn suy yếu

Các ngày phân phối còn hiệu lực: 12/1/2024

Phiên FTD (Bùng nổ theo đà) gần nhất: 1/4/2024

Thanh khoản: 650-700 triệu cp/phiên


Một số thông số vĩ mô đang hơi xấu trong tuần

Hiện tại, có 2 thông số là

  • Tỷ giá của Việt Nam so với đồng Đô la mỹ

  • Dollar index

2 thông số vĩ mô này gần đây đang có nhịp tăng. Có thể sẽ không tác động tới dòng tiền nhiều như đoạn trước nhưng tâm lý dè chừng đang xuất hiện gần đây. Các điểm mua cổ phiếu, hãy cố gắng bám sát điểm mua của Ad khuyến nghị hoặc gần nền giá nhất có thể nhé. Hạn chế thấy cổ phiếu vụt tăng mạnh nhiều phiên rồi hưng phấn mua vào.


KQKD sáng rơi vào những doanh nghiệp ít ai quan tâm.

Tuần này là tuần cuối cùng các DN ra số liệu. Doanh nghiệp ra sau thì sẽ bị cảnh báo và là doanh nghiệp nộp chậm. Nên cẩn thận các doanh nghiệp dạng này.

Ad có coi qua thì thấy đoạn này ra KQKD khá khó. Các cp ra có thú vị thì lại rơi vào nhóm các cổ phiếu DN ít tên tuổi, ít người biết (các cp này không lạ trong giới tụi em nhưng với NĐT thì rất kén người), ví dụ như DXP hoặc là HCD.

Chỉ có 1 nhóm phổ biến hơn là chứng khoán nhưng KQKD lại chỉ rơi vào nhóm tầm trung, tức là midcap. Nhóm ck vốn hóa lớn hơn thì không được sáng cho lắm. Nhóm Bank cũng rất khó nói, chất lượng LN nhìn kỹ thì không thật sự thuyết phục.

Với bức tranh như hiện tại, chúng ta cần phải cẩn thận trong việc giải ngân vì tính phân hóa sắp tới sẽ rất cao. Các DN ra số liệu cực xấu như DGC sẽ là case warning “Nền giá kém chất lượng” vì không được đảm bảo bởi chất xúc tác cơ bản.

1 Likes

_ HDC:

Tổng tài sản không đổi: quanh mốc 4k5 tỷ, hàng tồn kho không đổi nhiều lắm, the light city chưa thấy biến chuyển nhiều.

Tài sản dở dàng tăng 1k lên 1k4, tăng ở khu nhà 18,54ha, đi từ the light về hướng Vũng Tàu xíu, Cách trung tâm tp tầm 10-12km, Chỗ đó xây bt mà ghi giá vốn cao, nhưng HDC lại ghi hơi khác, dự án chưa bán được

Biến động tài sản như hiện thì vấn đề đi ngang hoặc giảm đáng kể của HDC không có gì lạ vì DN chưa book gì.


_ LTG:

vẫn câu chuyện cũ, tổng tài sản gần 12k tỷ, xấp xỉ 2 quý gần nhất là Q2 và Q3 với 1 lượng nợ vay to tài trợ cho 12k tỷ này, khoảng 6-7000 tỷ. Doanh thu Q3 vs Q2 có tăng thật nhưng ra số lỗ 300 tỷ do giá vốn cao đột biến. (1 case làm ăn rất thiếu uy tín)

Doanh thu quý này 6k tỷ, gấp đôi so với cùng kỳ và tăng 50% so với Q3/2023, thứ không ngoài dự đoán. LNG 1k5 nhưng lãi vay tăng cao kèm với 2 chi phí bán hàng vs chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cực mạnh làm LNST tính ra chỉ còn 240 tỷ (vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ) nhưng số kém.

_ACB:

Core đi ngang k có gì (nếu nói đúng thì giảm nhẹ), lãi mua đầu tư chứng khoán 1k3 tỷ (trái phiếu). Chi phí hoạt động giảm 1k tỷ dẫn tới LN tăng chứ không phải từ core tăng.


-CSV:

core di ngang không biến động so với cùng kỳ, kể cả với quý gần đây.

Tổng tài sản cũng vậy, không biến động mấy. Với biến động này sẽ phải xem kế hoạch năm sau DN có làm gì mới không, Q4 không có gì đặc biệt.


_NLG: doanh thu đạt 1k6 (bán trọng điểm 2 dự án Izumi vs Southgate, ngang với Q4 (năm ngoái số khá to với gần đây) nhưng LNST giảm nhẹ

Tồn kho tăng khoảng 8-10%, nằm ở dự án Akari vs dự án cần thơ

_ DCM:

Số liệu vẫn sụt so với q4/2023 nhưng LNST vụt từ 200-250 tỷ lên gần 500 tỷ (nếu nhìn vào số các quý gần nhất) Lượng tồn kho giá rẻ gần đây khiến nhóm phân bón đang có lợi khi tận dụng được nhịp giá vốn rẻ.

Tổng tài sản không quá đổi khi hơn 80-85% tổng tài sản là tiền mặt vs tiền gửi. Doanh nghiệp chưa làm gì mới, đợi xem số liệu kế hoạch sắp tới.


_QNS:

Số liệu gần ngang số đỉnh điểm của Q2/2023, đồng nghĩa tăng trưởng tốt số q4/2022, LNST tăng 40-50% so với cùng kỳ

Tồn kho q4 thấp so với đoạn đỉnh điểm, doanh nghiệp không có dự định duy trì nhiều tồn kho nhiều quý nên đầu năm sẽ phải chờ thêm số liệu, tiền mặt DN khá nhiều, bao gồm trong đó nợ vay doanh nghiệp cũng không phải quá nhiều. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch đẩy mạnh công suất hay làm dự án gì đó lớn thì hoàn toàn có cơ sở với lượng vốn hiện tại nhiều.


_ BAF

Doanh nghiệp lỗ, Doanh thu vs LNG giảm và các chi phí nợ vay làm doanh nghiệp bị lỗ. Đây là con số nếu có ai đầu tư sẽ có thể là bất ngờ vì nhìn số liệu thì BAF không biến động gì đáng kể trong bảng cân đối so với các quý trước để dẫn tới lỗ nhưng giá bán đợt này có vẻ không sáng lắm.

BAF đang xây dựng trang trại mới

1 Likes

Cập nhập KQKD (30.1.2024)

_BFC

tổng tài sản từ 4k2 giảm về 3k4 tỷ.

Trong đó tồn kho giảm và nợ vay cũng giảm tương ứng.

Đánh giá lượng tồn kho giảm do đem ra bán này: Giá vốn rẻ và giúp cho doanh nghiệp dù doanh thu tăng cũng quanh 15-17% nhưng biên lợi nhuận tăng đáng kể kéo LNST tăng mạnh và EPS tăng mạnh hơn 136%. đây


DIG

KQKD quý này coi như không có gì

Có điểm đáng chú ý trong bảng cân đối: Tổng tài sản tăng từ 13k lên 16k8 tỷ:

Khoản mục tăng là phải trả khác: ghi chú là tiền đặt chỗ mua BĐS, tăng 2k tỷ hơn. Theo tìm hiểu thì có thể là khu Nam Vĩnh Yên. 1 điểm note đáng chú ý đợt này của DIG thì nếu DIG có thể kéo KQKD lên thì đây sẽ là khoản mục cần được theo dõi.


DBC:

Core kinh doanh lỗ do chi phí tăng quá mạnh: lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp.


FRT:

Doanh thu vượt đỉnh nhưng do chi phí bán hàng đè nặng nên dẫn tới lỗ. Câu chuyện FRT vẫn đang tạo phân cực trong góc nhìn đầu tư vì DN vẫn bị lỗ từ việc mở rộng ở chuỗi Long Châu. Song nếu ai đặt cửa FRT thì chỉ cần doanh nghiệp kiểm soát lại chi phí bán hàng và mở rộng phù hợp thì đây là case rất dễ chuyển từ lỗ thành lời thậm chí LNST còn có thể vượt đỉnh.

Hàng tồn kho tăng mạnh và kéo tổng tài sản tăng 30% so với đầu năm.


PVD

Doanh thu chạm ngưỡng sideway quanh 1k2- gần 2 tỷ. Tổng tài sản không đổi thì có thể đây là mức doanh thu PVD sẽ duy trì. Điều này cũng đồng nghĩa câu chuyện hồi phục của PVD đang gần tới đoạn kết. Cần thêm chất xúc tác.

2 Likes

các DN cập nhập KQKD sáng nay (Chưa đủ, sẽ cố gắng update thêm các đánh giá sau khi coi kỹ hơn. Vì số liệu ra nhiều nên cần thêm phần 2.
Dưới đây là các DN được biết đến nhiều và nhiều người quan tâm.
GMD:
Tổng TS không đổi, KQKD giảm mạnh do chi phí Quản lý doanh nghiệp tăng mạnh.
HPG:
KLH Dung Quất tiếp tục gih nhận tăng, cho thấy DN đang tiến triển hơn trong việc xây dựng. Tổng vốn đầu tư là 80k tỷ thi hiện tại đã được 20k tỷ hơn. Core thì quý này chưa có gì.
MSH
Tổng tài sản không biến động nhiều, nhân công vân chưa tuyển lại (nhìn vào tiền phải trả cho lao động) => đơn hàng chưa hồi phục.
CTG: doanh nghiệp Bank hiếm hoi tăng trưởng LN từ core khi quý này thu nhập từ lãi tăng. Cho vay KH cũng tăng tạm ổn, ít trích lập.
GVR: quay lại mức KQKD trước đây sau đoạn siêu thấp đầu năm, Tổng tài sản thì chưa đổi gì đáng chú ý.
PC1: Tổng tài sản không biến động mấy, doanh thu gần như đi ngang. GVHB tăng đột biến và các chi phí khác cũng tăng nhiều làm kéo LN giảm quý này.
VTP: doanh thu giảm so với cùng kỳ (vẫn quanh mức cao), Số lợi nhuận đi ngang nêu nhìn theo quý 3. Tiến mặt vs phải thu tạm ổn đợt này, đảm bảo VTP đang ở mức KD ổn định, chưa thây dấu hiệu bứt phá mới. Nếu ai quan tâm câu chuyện VTP về việc hồi phục thì nên suy nghĩ câu chuyện mới là tăng trưởng có khả thi hay không.
VCB: số liệu core kinh doanh giảm.
DGW: chi phí bán hàng tăng mạnh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ lần này. nên core tạm thời hồi phục.
LCG: Người mua trả trước tang 1000 tỷ so với đầu năm, (so với quý 3 thì thêm 4-500 tỷ). Tiền mặt vs phải thu cũng tăng khá ổn dẫn tới KQKD tăng trưởng và đang chạm ngưỡng KQKD cao. 1 phần lý giải vấn đề này đến từ việc LCG đợt rồi trúng thầu khá nhiều.

Chào buổi sáng cả nhà, hôm qua là 1 phiên biến động cực mạnh với áp lực thanh khoản cao. Vậy có những gì cần lưu ý ?


Thanh khoản cao từ đâu là trọng điểm ?
Thanh khoản cao nhưng cổ phiếu thực sự áp đảo và không có lực đỡ lại đến từ nhóm bank khi có SHB với mức thanh khoản cao kỷ lục và giảm 5% hơn.

Ở đây thì chúng ta không dự đoán cổ phiếu có giảm tiếp hay không mà chỉ nói về mức độ mạnh yếu sắp tới. Thông thường mà cổ phiếu xuất hiện các phiên kiểu như ngày hôm qua, xu hướng trước sẽ yếu dần. Nghĩa là xu hướng trước đó đang là tăng thì nó sẽ là cảnh báo yếu dần. Nhiều phiên giống vậy diễn ra trong 1 thời gian ngắn sẽ tạo đỉnh (ngắn hạn hay dài hạn tùy theo thời gian tăng đã duy trì bao lâu).

Lực bán rơi vào nhóm này là chính nên cá nhân em không nghĩ nó sẽ là xấu cho các cổ phiếu còn lại. Đương nhiên, trong 1 ngày mà áp lực bán diễn ra thì để cổ phiếu duy trì tốt ngay là khó. Vì vậy, ưu tiên hơn trong quan sát của em đó là “Đừng giao dịch lỏng lẻo quá, biên độ tăng giảm quá lớn”. Hôm qua thì em thấy được điều này, nhưng phân hóa, chỉ có 1 bộ phận cổ phiếu duy trì được điều này.


Vậy thị trường sẽ rủi ro hay không ?

Cá nhân em có đề cập rất nhiều lần. xu hướng tăng bị đe dọa khi trong 1 thời gian rất ngắn tầm 1-2 tuần, mật độ “Xuất hiện phiên phân phối” là nhiều (cách để theo dõi thì coi cái ở trên tin nhắn). Hôm qua cũng chỉ mới có 1 phiên, không nói lên điều gì rõ ràng. Nhìn vào đoạn trước, chúng ta thấy 1 đoạn “Cây nêm”.

Nghĩa là: Đỉnh sau cao hơn đỉnh cũ, đáy sao cao hơn đáy cũ nhưng mức chênh lệch là không nhiều và diễn lên xuống liên tục. thanh khoản sẽ là thanh khoản giảm.

Thông thường thì giao dịch như vậy là giao dịch xấu cho thấy sự thiếu nhất quán, không thu hút được dòng tiền và sẽ bị phá vỡ bởi 1 phiên giống hôm qua. Sau đó, các cổ phiếu và thị trường sẽ thiếp lập lại cân bằng.

Cá nhân em nghĩ phiên hôm qua là cần thiết, để xóa bỏ cái đang là tiêu cực của thị trường và phù hợp hơn là nó xuất hiện sau khi BCTC ra xong. Thị trường cân bằng và bắt đầu phản ánh thông tin vào giá sẽ giúp chúng ta né được bulltrap khi mua.

1 Likes



Những cp dẫn dắt hiện tại

1 Likes