TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 10/06 – 14/06 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (07/06), chỉ số S&P 500 lùi 0.11% xuống 5,346.99 điểm, sau khi đạt mức cao mọi thời đại vào đầu phiên. Chỉ số Dow Jones giảm 87 điểm xuống 38,798.99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.23% còn 17,133.13 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều tăng trong tuần. Dow Jones tiến 0.29%, S&P 500 tăng gần 1.32% và Nasdaq Composite cộng 2.38% trong tuần này.
Chứng khoán Mỹ phục hồi sau áp lực vào đầu phiên sau báo cáo việc làm vào ngày thứ Sáu. Thông tin đó đã khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 15 điểm cơ bản. Cụ thể, báo cáo việc làm của Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra thêm 272,000 việc làm trong tháng 5, cao hơn so với dự báo 190,000 việc làm từ Dow Jones và mức tăng 175,000 việc làm hồi tháng 4/2024. Tiền lương trung bình mỗi giờ tăng 0.4% trong tháng trước và tăng 4.1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ngay cả khi việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng lên mức 4%.
Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (7/6) và ghi nhận tuần giảm thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư cân nhắc những lời trấn an của OPEC+ trước dữ liệu việc làm mới nhất của Mỹ làm suy yếu kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 0,54% lxuống 79,44 USD/thùng và giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,23% xuống 75,38 USD.
Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 104.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua mặc dù báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi. Giờ đây, khi thị trường lao động tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi, Phố Wall dường như tập trung vào ý tưởng rằng nền kinh tế vẫn đủ mạnh để tiếp tục tăng trưởng mà không cần sự trợ giúp của lãi suất thấp hơn. Báo cáo việc làm của Mỹ được công bố sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 06/06 đã hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019, gây thêm áp lực cho Fed về khả năng nới lỏng chính sách. Fed sẽ đưa ra quyết định về lãi suất vào tuần này sau cuộc họp chính sách ngày 11-12/06.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 3-7/6
- Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch đầu tiên của tháng 6 với xu hướng tích cực chiếm ưu thế (4/5 phiên tăng điểm). Thị trường đón nhận những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, tỷ giá cho đến đà bán ròng của khối ngoại dần hạ nhiệt.
- Ngay phiên giao dịch đầu tuần (ngày 3/6), dòng tiền đã bất ngờ tăng tốc giúp chỉ số VN-Index “đội” hơn 18 điểm, lên 1.280 điểm, áp sát vùng đỉnh cũ. Tuy nhiên liên tiếp 4 phiên sau đó là kịch bản quen thuộc, khi thị trường cố gắng mở tốc ngay trong phiên sáng nhưng gặp khó khăn trước nguồn cung tại vùng đỉnh, cũng như sự suy yếu của chính lực cầu. Dòng tiền gần như không quan tâm nhiều đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn là động lực chính để chỉ số bứt phá. Trong khi đó, các nhóm ngành cổ phiếu vừa và nhỏ là đích đến của dòng tiền.
- Đóng cửa tuần giao dịch từ ngày 3 đến 7/6, chỉ số VN-Index dừng ở mức 1.287,58 điểm, tăng 25,86 điểm (+2,05%) so với phiên cuối tuần liền trước, tạo bước lấy đà cần thiết trước khi vượt đỉnh.
2. Điểm tích cực
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần vẫn được duy trì ở mức khá tốt, tương tự mức của tuần trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên 3 sàn đạt 25.982 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ +2,0% so với con số tuần trước. Đóng góp vào mức tăng nhẹ của thanh khoản tuần qua chủ yếu đến từ sàn HOSE. Theo đó, giá trị giao dịch bình quân phiên của HOSE đạt 22.766 tỷ đồng/phiên, tăng +4% so với tuần trước.
Điểm sáng trong tuần giao dịch vừa qua vẫn đến từ việc cá nhân trong nước mua ròng bất chấp đà bán ròng từ tổ chức nước ngoài. Cụ thể, cá nhân trong nước mua ròng 3.247,7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 2.749,8 tỷ đồng.
3. Điểm tiêu cực
Khối ngoại vẫn có một tuần giao dịch bán ròng nhưng giá trị bán ròng đã giảm đáng kể. Theo đó, khối ngoại đã bán ròng 1.687 tỷ đồng trên toàn thị trường, giảm rất mạnh so với con số kỷ lục của tuần trước khoảng 7.800 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại vẫn duy trì chuỗi tuần bán ròng mạnh và liên tục, nâng giá trị bán ròng tính từ đầu năm lên tới 36.572 tỷ đồng.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 10 – 14/6:
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần (3 – 7/6) với giao dịch khởi sắc hơn. Chỉ số VN-Index đã tăng trở lại sau mấy tuần điều chỉnh trước đó. Mặc dù chưa thực sự bùng nổ và chưa chinh phục thành công vùng đỉnh xung quanh mốc 1.290 điểm, nhưng nhìn chung các yếu tố đã cho thấy sự tích cực hơn. Thanh khoản vẫn ở mức khá tốt, trong bối cảnh khối ngoại cũng giảm bán ròng khá mạnh.
Về kỹ thuật, Trong phiên giao dịch ngày 07/06/2024, VN-Index giao dịch giằng co cùng khối lượng giao dịch suy giảm và nằm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Hiện tại, chỉ số liên tục nằm trên đường Middle trong khi Bollinger Bands vẫn đang thu hẹp (Bollinger Squeeze) trong bối cảnh ADX tiếp tục suy giảm và nằm dưới mức 20. Điều này cho thấy khả năng cao VN-Index vẫn sẽ có những diễn biến phân hóa và giằng co tại vùng đỉnh cũ tháng 3/2024 (tương đương vùng 1,280-1,300 điểm) trong các phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo Stochastic Oscillator đang hình thành phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) trong vùng quá mua (overbought). Nếu chỉ báo cho tín hiệu bán và rơi khỏi vùng này trong thời gian tới thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao.
Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Phiên 07/06, thị trường tiếp tục trạng thái thận trọng khi tiến đến sát đỉnh cũ 1,293 điểm nhưng khác với các phiên trước, thị trường có nỗ lực bước qua ngưỡng 1,285 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy trạng thái lưỡng lực tạm thời của cả cung và cầu. Tín hiệu này tiếp tục cho thị trường thêm cơ hội kiểm tra lại nguồn cung tại vùng đỉnh cũ 1,293 điểm hoặc cao hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần cân nhắc khả năng nguồn cung sẽ hoạt động mạnh khi thị trường tăng điểm.
Hành động của chúng ta:
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường, tạm thời nên tránh rơi vào trạng thái quá mua. Đồng thời, có thể cân nhắc những đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
==============
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!