Nhận định thị trường tuần 13-17/9

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 13/09 – 17/09 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/9, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế đã xuất hiện. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 271,66 điểm, đóng cửa ở mức 34.607,72 điểm. S&P 500 giảm gần 0,8% xuống 4.458,58 điểm và Nasdaq Composite giảm 0,9% xuống 15.115,49 điểm. S&P 500 và Dow đã không phục hồi kể từ báo cáo việc làm gây thất vọng vào thứ Sáu tuần trước, các phiên sau đó đều rớt điểm. Trong tuần, chỉ số Dow giảm khoảng 2,2%, ghi nhận tuần giao dịch tiêu cực thứ 2 liên tiếp. S&P 500 giảm khoảng 1,7%, trong khi Nasdaq Composite thấp hơn 1,6% từ đầu tuần đến nay.

Các nhà đầu tư đang lo lắng về các trường hợp Covid-19 gia tăng kéo dài làm chậm sự hồi phục của nền kinh tế cũng như lạm phát nóng khiến Cục Dự trữ Liên bang rút lại các chính sách dễ dàng. Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cuộc họp hai ngày vào ngày 21/9 và nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao về những thay đổi trong chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương. Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo duy trì chính sách tiền tệ của mình, nhưng nói rằng họ sẽ làm chậm tốc độ của chương trình mua tài sản của mình.

Chốt tuần, giá dầu WTI tăng 2,27% lên 69,69 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng tăng 2% lên 72,88 USD/thùng. Tính chung tuần, cả hai loại dầu đều tăng nhẹ, với dầu thô Brent đã tăng 41% trong năm nay sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm nguồn cung và nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Thị trường dầu mỏ giao dịch tích cực nhờ tin tức về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà phân tích nhận định cuộc điện đàm dấy lên hy vọng về mối quan hệ ấm áp hơn và thương mại toàn cầu hơn.

Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 92x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World index rời đỉnh cao mới dưới áp lực từ thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu, trong khi đó chứng khoán khu vực Châu Á cho thấy sự hồi phục nhờ lực đẩy từ chứng khoán Nhật Bản, Trung Quốc và Hong Kong. Một số nhà phân tích cho biết, chứng khoán châu Á đang hấp dẫn ở mức định giá hiện tại và có thể tạo ra một giai đoạn tăng trở lại do chiến dịch tiêm chủng được đẩy mạnh và sự gia tăng mức tiêu thụ nội địa trong khu vực.

Về thị trường Việt Nam:

1. Điểm tích cực

Thị trường chứng khoán trong nước có tuần phục hồi thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng vào việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. VN-Index kết thúc tuần giao dịch từ 6-10/9 ở mức 1.345,31 điểm, tăng 10,66 điểm (0,8%) so với phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ.

Khối tự doanh của các công ty chứng khoán giao dịch có phần tích cực ở tuần qua và góp phần giảm áp lực trên thị trường chung. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, khối tự doanh mua vào 33,3 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE, trị giá 1.588 tỷ đồng, trong khi bán ra 30,9 triệu cổ phiếu, trị giá 1.423 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 2,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 165 tỷ đồng. Thậm chí, nếu tính theo giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 238 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mang đậm dấu ấn trong tuần giao dịch vừa qua khi duy trì trạng thái mua ròng trong khi tổ chức trong nước cùng khối ngoại đều bán ròng mạnh. Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước trong tuần từ 6-10/9 tiếp tục mua ròng 4.619 tỷ đồng, gấp đôi so với tuần trước đó. Nếu tính về khớp lệnh thì dòng vốn này cũng mua ròng 4.286 tỷ đồng, gấp 2,3 lần tuần trước.

2. Điểm tiêu cực

Khối tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực khi mua vào 178 triệu cổ phiếu, trị giá 7.629 tỷ đồng, trong khi bán ra 220 triệu cổ phiếu, trị giá 10.748 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 42 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 3.120 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị gấp 2,4 lần tuần trước đó và ở mức 2.863 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 28,4 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 12.919 tỷ đồng.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 13 – 17/9:

Chỉ số đang tiệm cận vùng điểm số 1,350 điểm và dòng tiền trên thị trường vẫn tương đối dồi dào, tuy nhiên nhà đầu tư không thực sự hưng phấn và nhìn chung không mua đuổi giá trong tuần qua. Mặt khác, dù vẫn có áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện trong phiên nhưng đà giảm không kéo dài lâu và chỉ số nhanh chóng hồi phục ngay sau đó, cho thấy dòng tiền lớn vẫn đang dần trở lại thị trường.

Về kỹ thuật, VN-Index tăng điểm nhẹ với khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 ngày. Bên cạnh đó, chỉ số cũng xuất hiện cây nến có thân nhỏ, qua đó cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất giằng co và thận trọng. Nếu đà tăng vẫn tiếp diên thì chỉ số sẽ có thể tiến lên test lại đỉnh cũ tháng 08/2021 (tương đương vùng 1,360-1,380 điểm). Chỉ báo MACD cũng ủng hộ khả năng này khi duy trì tín hiệu tích cực. Nếu chỉ báo Relative Strength Index cũng vượt được trendline giảm ngắn hạn thì tình hình sẽ khả quan hơn nữa. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là đường SMA 50 ngày đang suy yếu và đang về gần đường SMA 100 ngày. Nếu hai đường này cắt nhau thì xu hướng hiện tại sẽ có thể bị đảo ngược. Vùng hội tụ của 2 đường này sẽ là hỗ trợ quan trọng cho chỉ số nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện trở lại.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: VN-Index tuần tới có thể sideway tích lũy và vùng dao động sẽ xoay quanh ngưỡng 1.310 – 1.350 điểm , khi các thông tin quan trọng như kỳ review danh mục ETF và phiên họp của Fed trong tháng 9. Các quỹ ETF ngoại sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý 3/2021 trong đó hai nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 17/9. Trong kỳ cơ cấu này, FTSE Vietnam Index thêm mới KDH và VCI. Còn MVIS Vietnam Index đã thêm mới 10 cổ phiếu, trong đó có tới 9 cổ phiếu Việt Nam (gốm THD, SAB, DGC, KDC, DIG, VND, DPM, PVS, SHS) là qua đó nâng số cổ phiếu Việt Nam trong danh mục quỹ lên con số 31. Tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ tăng lên 73,83%, cao hơn so với mức 69,22% của kỳ trước. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến kỳ họp FED vào ngày 21 và 22/9/2021 sắp tới nhằm tìm kiếm thông điệp mà FED sẽ hành động trong quá trình đó tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 2-3/11/2021. Lần này, các thành viên của FED sẽ cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận để có thể bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ nới lỏng dự kiến trong tháng 11/2021. Theo những kế hoạch đã được định hình, giới chức Mỹ sẽ có thể giảm mua trái phiếu ở tốc độ phù hợp nhằm kết thúc quá trình mua tài sản vào giữa năm sau.

Hành động của chúng ta:

Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến một vài tuần tích lũy nữa trước khi đến mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021. Vì vậy, em cho rằng nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy dần những cổ phiếu có triển vọng ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong quý 3 và quý 4 năm nay, hoặc quan sát thêm để chờ đợi mặt bẳng giá mới được thiết lập ổn định rồi mới tìm kiếm cơ hội giải ngân mới trong giai đoạn tiếp theo.

Watchlist tuần tới: VHM, DRI, C4G, DBC, VCI, dòng bank…

Danh mục khuyến nghị quý 3 đã được ghim trong nhóm.

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200

Liên hệ **** 0973498416 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.