Nhận định thị trường tuần 18-22/7: Tiếp nối đà hồi phục – Chờ đợi phản ứng sau sự kiện

Về thị trường
Thị trường đã có một tuần giao dịch kiểm định thành công hỗ trợ ngắn hạn vùng 115x - 1160 và tiến đến hồi phục về các vùng kháng cự phía trên, điểm tích cực rằng VN-Index tuần vừa rồi đã lấp được Gap giảm 1180, với điểm sáng chủ yếu đến từ các nhóm chính: Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS và Thép. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (15/7), VN-Index đứng ở mức 1179,25 điểm, tương ứng tăng 7,94 điểm (0,68%) so với phiên cuối tuần trước.
Về yếu tố thanh khoản, thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 13.525 tỷ đồng, tăng 4,25%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân tăng 4,73% lên mức 12.048 tỷ đồng.

Về diễn biến dòng tiền
image

Trong tuần giao dịch từ 11 - 15/7, nhà đầu cá nhân trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường, trong khi cả tổ chức trong nước và khối ngoại đều bán ròng. Nhà đầu tư cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng 2.173 tỷ đồng ở sàn HoSE, gấp 3,5 lần tuần trước đó. Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.108 tỷ đồng, trong đó, tổ chức trong nước không gồm tự doanh đẩy mạnh bán ròng 867 tỷ đồng. Khối tự doanh bán ròng trở lại 241 tỷ đồng ở sàn HoSE sau 3 tuần mua ròng liên tiếp trước đó. Tương tự như dòng vốn tự doanh, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.064 tỷ đồng (tăng 15% so với tuần trước), tương ứng khối lượng bán ròng là trên 37 triệu cổ phiếu.

Về thông tin

  • IMF: Đến năm 2023, lạm phát toàn cầu sẽ được kiểm soát.
  • FED xem xét tăng lãi suất ở mức mạnh nhất trong hơn 30 năm.
  • NHNN giữ chỉ tiêu tín dụng tăng 14%, tỷ giá USD/VND đi lên.
  • Thủ tướng yêu cầu ngành điện không để khủng hoảng năng lượng, yêu cầu Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác mua bán điện với Lào đến 2025 và giai đoạn tiếp theo.
  • Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan khẩn trương điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu và các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
  • Thống đốc SBV: cuối T5/2022, dư nợ tín dụng với lĩnh vực BĐS là 2.33 triệu tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (chiếm 20.66% tổng dư nợ tín dụng).
  • SBV: rút ròng 100,000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần 2 tháng 7 qua kênh tín phiếu.

Về kĩ thuật

image

Về khung tuần: Tiếp tục là 1 tuần biến động khi đầu tuần VN-Index mở 1 gap down rơi khi, tuy nhiên biến động trong tuần cho thấy thị trường duy trì và giữ vững được vùng hỗ trợ ngắn hạn 115x – 1160 sau những tin đồn liên quan đến nhóm cổ phiếu Vin và thông tin CPI ở Mỹ.

Hiện tại chỉ số chung Vnindex cũng như chỉ số Vn30 đều vận động điều chỉnh, gặp áp lực khi tiệm cận kênh xu hướng giảm từ tháng 4/2022 cho thấy chưa có sự đồng thuận giữa các nhóm ngành và các nhóm cổ phiếu trụ. Điểm tích cực thanh khoản đã được cải thiện. Chỉ báo RSI khung tuần cho tín hiệu phân kì dương giữa chỉ số RSI và chỉ số, kì vọng tiếp tục nhịp hồi phục.

Kháng cự gần nhất: Vùng 1200 - Hỗ trợ gần nhất: Vùng 115x – 1160.

Kịch bản tuần 18/7 – 22/7: Tiếp nối đà hồi phục – Chờ đợi phản ứng sau sự kiện
TTCK quốc tế: CK Mỹ hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch cuối tuần trước một số thông tin tích cực. Với chỉ số CPI vừa được công bố ở mức cao, trong kì họp sắp tới khả năng FED có thể tăng lãi suất mạnh lên tới 1% phần nào cũng có thể dự đoán trước và NĐT sẽ chuẩn bị tâm lý phản ứng trước. Do vậy, thông tin về chính sách của FED tới ĐCTT cho rằng sẽ không tác động tâm lý mạnh đến NĐT.
Hiện tại tỷ giá Euro – USD thủng đáy, điều này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu gặp khó khăn và tăng trưởng khi đồng Euro sụt giảm so với USD. Bên cạnh đó, lạm phát châu Âu cao kỷ lục và tin tức về Nga dọa cắt nguồn cung khí đốt, Đức là nước tiêu thụ khí đốt nhiều nên thông tin là chất xúc tác cho nhóm phân bón ở giai đoạn này. Trong tuần tới vào ngày 21/7, ECB công bố tăng lãi suất; đây cũng là lần đầu tiên ECB công bố tăng lãi suất sau nhiều năm, sẽ tác động đến tâm lý NĐT trên thế giới cũng như ở trong nước.
TTCK trong nước: Các DN cũng đã dần dần công bố BCTC quý II, đây cũng là căn cứ để NĐT có thể tham khảo về kết quả hoạt động kinh doanh và chiến lược thời gian tới để lựa chọn tham gia các cổ phiếu phù hợp. Thông tin thay đổi thời gian hoàn tất thanh toán chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 sẽ tạo lợi thế riêng cho các cổ phiếu nhóm Chứng khoán. Ngày 21/7 cũng là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai nên khả năng sẽ có ảnh hưởng đến nhóm trụ nói riêng cũng như toàn VN-Index nói chung.
+) Nhóm VN30 tuần vừa rồi đã giữ vững được hỗ trợ ngắn hạn vùng 1220, có sự phân hóa khi các trụ nhóm Vingroup (VHM, VIC, VRE) và một số mã VN30 khác như FPT, PNJ, MWG gây sức ép tiêu cực lên chỉ số VN30 nói riêng hay toàn thị trường nói chung. Ở chiều hướng ngược lại các trụ nhóm Ngân hàng và Chứng khoán là điểm sáng chủ đạo.
+) Các nhóm chính (Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS) tuần vừa rồi đã nâng đỡ chỉ số thị trường chung. N hóm Chứng khoán và BĐS KCN mà ĐCTT khuyến nghị cũng đã có những phiên giao dịch thể hiện rất tích cực.
+) Những nhóm ngành Điện, Phân bón, Dầu khí, Cảng biển có nhịp hồi phục sau thời gian bị điều chỉnh khá mạnh.
+) Nhóm xây lắp – ĐTC tiếp tục thể hiện tích cực.
+) Giai đoạn hiện tại ĐCTT khuyến nghị tạm thời không tham gia các nhóm cổ phiếu, các cổ phiếu sản xuất, xuất khẩu vào khu vực Châu Âu.
=> ĐCTT kì vọng VN-Index sẽ có nhịp hồi phục và vượt được kháng cự gần nhất là vùng 1200 với sự hỗ trợ của các nhóm ngành chính (Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS), song song với việc giữ vững hỗ trợ vùng 115x – 1160.

LIST CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: CTG – VCI – CEO – CII – VSH – PVC - KBC

CHÚC ANH CHỊ TÌM ĐƯỢC CƠ HỘI ĐẦU TƯ TỐT TRONG THỜI GIAN TỚI !

1 Likes

All in CEO+KBC