Nhận định thị trường tuần 27/9-1/10

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 27/09 – 01/10 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tiến 33.18 điểm (tương đương 0.10%) lên 34,798.00 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.15% lên 4,455.48 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite mất 0.03% còn 15,047.70 điểm. Nasdaq Composite có thành quả kém hơn so với các chỉ số chính khác trên cơ sở tính từ đầu tuần đến nay và chỉ số này chỉ nhích 0.02% trong tuần. Dow Jones khép lại tuần qua tăng 0.6% và S&P 500 cộng 0.5%.

Đây là một tuần đầy biến động đối với các thị trường. Chứng khoán Mỹ đã phục hồi 2 ngày bắt đầu vào ngày thứ Tư (22/9) sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ không loại bỏ ngay các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình. Nhà đầu tư cũng dự đoán rằng cuộc khủng hoảng nợ của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande sẽ không gây ra khủng hoảng dây chuyền trên các thị trường toàn cầu.

Khép lại phiên 24/9, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 84 xu Mỹ, hay 1,1% lên 78,09 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 68 xu Mỹ, hay 0,9% và đóng phiên ở mức 73,98 USD/thùng. Đây là mức đóng phiên cao nhất của dầu Brent kể từ tháng 10/2018 và dầu WTI kể từ tháng 7/2021. Giá dầu Brent đã tăng ba tuần liên tiếp và chuỗi tăng này của dầu WTI là năm tuần liên tiếp, chủ yếu là do tình trạng gián đoạn sản xuất ở Vịnh Mexico của Mỹ do ảnh hưởng của bão Ida hồi cuối tháng Tám.

Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 93x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Thị trường chứng khoán toàn cầu khép lại một tuần đầy biến động với tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande. Bên cạnh đó Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể cho việc cắt giảm chương trình mua tài sản trong thời gian tới. Trong đó, TTCK Mỹ và Châu Âu duy trì đà tăng tích cực ngược lại khu vực EM và Trung Quốc tiếp tục trong xu hướng đi xuống.

Về thị trường Việt Nam:

1. Điểm tích cực

Thị trường tiếp tục đi ngang nhưng dòng tiền tuần qua tăng trở lại với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 20.082 tỷ đồng, tăng 4% so với tuần trước đó. Tổng GTGD bình quân 3 sàn đạt 27.519 tỷ đồng trong tháng 9 giảm 4% so với mức trung bình của tháng 8.

Tuần giao dịch từ 20-24/9 là thời điểm nhà đầu tư cá nhân trong nước đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường, trong khi tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) và khối ngoại đều bán ròng. Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HoSE với giá trị tăng 34% so với tuần trước đó và đạt 2.146 tỷ đồng, trong đó có 1.394 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Tính chung cả 4 tuần vừa qua, cá nhân trong nước mua ròng tổng cộng 10.570 tỷ đồng.

Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán vẫn là điểm tích cực của thị trường trong bối cảnh khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, dòng vốn này mua vào hơn 36 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE, trị giá 1.393 tỷ đồng, trong khi bán ra 28,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.305 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức hơn 7,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 87 tỷ đồng. Tuy nhiên so với tuần trước đó thì mức mua ròng nói trên giảm đến 92%. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp của dòng vốn này trên HoSE với tổng cộng 1.282 tỷ đồng.

2. Điểm tiêu cực

  • Kết thúc tuần giao dịch từ 20-24/9, VN-Index đứng ở mức 1.351,17 điểm, tương ứng giảm 1,47 điểm (-0,11%) so với phiên cuối tuần trước. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa bứt phá khỏi vùng tích lũy đã kéo dài hơn 3 tuần vừa qua khi thị trường ít nhiều chịu tác động từ thị trường chứng khoán thế giới và dòng tiền trong nước trở nên thận trọng.
  • Khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng trong tuần giao dịch vừa qua nhưng giá trị đã giảm đáng kể so với các tuần trước đó. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 140 triệu cổ phiếu, trị giá 5.852 tỷ đồng, trong khi bán ra 165 triệu cổ phiếu, trị giá 6.668 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 25 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 815 tỷ đồng. Tại sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị giảm 80% so với tuần trước và ở mức 829 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 29,3 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 7 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 17.968 tỷ đồng.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 27/9 – 1/10:

Nhìn chung, VN-Index vẫn đang dao động trong vùng 1,350 (+/- 20 điểm) trong khoảng ba tuần trở lại đây. Dòng tiền vẫn đang đang tương đối hạn chế và thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện nào. Mặc dù Chính phủ vẫn luôn thể hiện quyết tâm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2021 nhưng tâm lý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường vẫn khá dè dặt trong việc giải ngân, nhất là trong giai đoạn trống vắng thông tin như hiện tại. Tuy nhiên, điểm tích cực là chỉ số cho phản ứng hồi phục tương đối tích cực sau khi lùi về vùng hỗ trợ quanh 1,330 điểm.

Về kỹ thuật, VN-Index đang nằm trong nhịp tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng 1.350 điểm. Chỉ báo ADX tiếp tục giảm về 19,4 trong khi chỉ báo RSI duy trì ở mức 59,7. Đường MACD và đường tín hiệu vẫn đang giữ vững khoảng cách theo chiều giảm. Các tín hiệu kỹ thuật chỉ có biến chuyển không đáng kể với tuần trước. Tuy thông tin nguy cơ vỡ nợ của Evangrande đã khiến VN-Index điều chỉnh về ngưỡng 1.330 điểm (tương đương MA20) nhưng việc thị trường hồi phục nhanh chóng trở lại ngưỡng 1.350 điểm cũng cho thấy lực hỗ trợ khá vững tại ngưỡng này.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: VN-Index tuần tới có thể tiếp tục Sideway tích lũy trong vùng 1330-1360 điểm. Ba tuần gần đây trong khung dao động 1.330 – 1.360 điểm cùng với tâm lý chờ đợi của NĐT trước thông tin vĩ mô Q3 và KQKD của các doanh nghiệp niêm yết sắp được công bố. Có lẽ sự thận trọng trước những thông tin được dự báo không mấy tích cực là hoàn toàn dễ hiểu sau thời gian giãn cách kéo dài ở hai thành phố lớn ảnh hưởng rõ nét đến tăng trưởng kinh tế và KQKD của nhiều nhóm ngành. Dòng tiền quay trở lại phân bổ tăng nhẹ ở nhóm ngân hàng, bảo hiểm nhưng mới là tín hiệu sớm và chưa thực sự mạnh.

Hành động của chúng ta:

Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, em khuyến nghị các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thích hợp sẽ là giao dịch “lướt sóng” ngắn hạn trong biên độ hẹp với yêu cầu tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư trong trường hợp thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng mới và biến động vượt ngoài kỳ vọng.

Watchlist tuần tới: VHM, BVH, POW, CEO, HBC, SBT, IJC, dòng bank…

Danh mục khuyến nghị quý 3 đã được ghim trong nhóm.

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200

Liên hệ **** 0973498416 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.

Dòng than được ko em? Hay đấy.

dòng than em thấy cũng ổn đợt này đấy anh ạ. NBC với HLC khá đáng chú ý