Nhận định thị trường tuần 6-10/9

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 06/09 – 10/09 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/9, chứng khoán Mỹ trái chiều sau khi báo cáo việc làm tháng 8 được công bố cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta. Dow Jones mất 74,73 điểm, tương đương 0,21%, xuống 35.369,09 điểm. S&P 500 giảm 0,03% xuống 4.535,43 điểm, sau khi giữ mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch buổi chiều. Cổ phiếu công nghệ khởi sắc, giúp Nasdaq Composite tăng 0,21% lên 15.363,52 điểm. Trong tuần, Nasdaq là chỉ số khởi sắc nhất, tăng 1,5%. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 0,6%, trong khi chỉ số Dow giảm khoảng 87 điểm, tương đương 0,2%.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã nhấn mạnh sự cần thiết của số liệu việc làm mạnh mẽ hơn trước khi ngân hàng trung ương bắt đầu giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu. Báo cáo đáng thất vọng có thể thay đổi kỳ vọng về thời điểm Fed sẽ bắt đầu quá trình “siết van”.

Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/9) sau khi báo cáo việc làm tháng 8 yếu của Mỹ cho thấy sự phục hồi không nhất quán có thể đồng nghĩa với việc nhu cầu nhiên liệu chậm hơn trong bối cảnh đại dịch đang bùng phát trở lại. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,24% xuống 69,12 USD/thùng vào ngày 4/9. Giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng giảm 0,78% xuống 72,46 USD/thùng.

Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 92x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI All – Country index) đã hoàn tất tháng thứ 7 tăng liên tiếp khi khép lại tháng 8 vừa qua khi bảng cân đối của các ngân hàng Trung ương (G4 central bank) tiếp tục mở rộng lên các mức cao mới. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của Covid đối với việc tuyển dụng và hoạt động của thị trường lao động trong tháng 8. Biến thể Delta đã trở thành yếu tố cản trở đối với nền kinh tế và tác động của nó có thể khiến thay đổi lập trường của Fed trong thời gian tới.

Về thị trường Việt Nam:

1. Điểm tích cực

Trong tháng 8, VN-Index có được mức tăng nhẹ 21,42 điểm (1,64%) so với tháng trước và lên mức 1.331,47 điểm sau khi đã giảm mạnh 7% trong tháng 7.

Thanh khoản bình quân 3 sàn đạt 28.807 tỷ đồng trong tháng 8 tăng 18% so với mức trung bình của tháng 7, ở các tuần cuối tháng 8 dòng tiền giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu nhỏ khi nhóm bluechips chịu sức ép giảm giá của cổ phiếu ngân hàng.

Thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ trong tháng 8 với dấu ấn rõ nét của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 12.380 tỷ đồng trong tháng 8, gấp 8,7 lần so với tháng 7, đây cũng là mức mạnh thứ 2 của dòng vốn này kể từ đầu năm. Như vậy, cá nhân trong nước đã có 11 tháng mua ròng liên tiếp với tổng giá trị 67.200 tỷ đồng. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 11.194 tỷ đồng trong tháng 8 và 75.131 tỷ đồng sau chuỗi 12 tháng mua ròng liên tiếp.

2. Điểm tiêu cực

  • Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến thị trường chứng khoán rung lắc khá mạnh trong tháng 8. Trong bối cảnh thị trường không quá thuận lợi, khối ngoại cũng quay đầu bán ròng hơn 7.100 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có "đóng góp” không nhỏ từ các quỹ ETFs như Fubon FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VNDiamond ETF. Điều đó cũng là một trong số các nguyên nhân khiến chỉ số Vnindex nằm trong nhóm phục hồi chậm so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á.
  • Khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch không quá sôi động. Theo dữ liệu của FiinPro, khối tự doanh tháng 8 mua vào 175 triệu cổ phiếu, trị giá 8.360 tỷ đồng, trong khi bán ra 186 triệu cổ phiếu, trị giá 8.479 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 11 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 120 tỷ đồng.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 6 – 10/9:

VN-Index hiện đang được giao dịch ở mức P/E 15.x-16 lần thu nhập, là vùng phù hợp cho việc xây dựng danh mục trung hạn sau khi giảm 6,52% từ đỉnh. Định giá của thị trường trong trung và dài hạn vẫn còn rất tốt. Hơn thế nữa thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và thanh khoản nhất ở thời điểm hiện tại, thanh khoản giữ ở mức tăng trưởng cao với GTGD hơn 28.800 tỷ cả ba sàn trong tháng 8 là diễn biến tích cực. Với việc nhà nước áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cùng việc đẩy nhanh tiêm chủng trên diện rộng trong tháng 9, tình hình dịch bệnh được kỳ vọng có thể đạt đỉnh và giảm dần.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ dạng ‘Spinning top’ với giá đóng cửa nằm dưới đường MA50 ngày, đây là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang giằng co, và đà tăng bắt đầu chững lại. Do đó, em cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần quanh vùng 1320 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1285 - 1300 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở quanh 1350 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,360 – 1,380 điểm.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục nhịp hồi phục có dạng mô hình tiếp diễn với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước với vùng điểm mục tiêu từ 1.360 – 1380 điểm. Với 4 phiên tăng liên tiếp sau nhiều phiên thử thách vùng 1.285 điểm – 1.300 điểm, chỉ số VN-Index đã lấy lại ngưỡng MA50 và hơn ½ mức giảm trong tháng 7. Đây cũng là vùng hỗ trợ tương ứng với trendline nhỏ đang giúp chỉ số thu hẹp dần dao động nghiêng về phía tích lũy và phục hồi kỹ thuật.

Hành động của chúng ta:

Trong bối cảnh hiện tại, em khuyến nghị nhà đầu tư có thể giải ngân dần vào những cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt chỉ số chung như nhóm ngân hàng, bđs, đầu tư công, đặc biệt là những doanh nghiệp có triển vọng ghi nhận kết quả kinh doanh tốt sau quý 3/2021 cũng như giai đoạn còn lại của năm nay.

Watchlist tuần tới: VHM, DRI, C4G, DBC, dòng bank,…

Danh mục khuyến nghị quý 3 đã được ghim trong nhóm.

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200

Liên hệ **** 0973498416 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.