ngành y dược đang làm ăn ngon, em nó qua kỳ khó khăn rồi
dòng tiền lớn hoặc NAV lớn vẫn phải tập trung ở Banks bác à.
các dòng khác chỉ vừa phải.
Banks về bản chất vẫn là cửa ngõ của tất cả các giao thương trong nền kinh tế. Không có Banks là không có gì. Với mình Banks là cốt lõi. nếu nhìn ở góc độ buôn tiền thì Banks vẫn là số 1. Nên phần lớn ts của mình vẫn phải lựa chọn Banks làm trụ cột
Cảm ơn kinh nghiệm bác chia sẻ. Em sẽ nghiên cứu tiếp ạ, tại em vốn nhỏ nên cũng hơi ngại bank.
Mình đag ngó em nhỏ nhỏ HHP của bác. Mình để ý là bác cá hay chơi mấy con phát hành thêm như SSi, hhp, tsc.
SSI và HHP sẽ sớm bứt lên thôi bác. Vì nó đang tích lũy tốt ngắn hạn và còn dưới định giá của mình.
Mong bác chia sẻ
Em cũng có IJC đang đỏ, bác Be đang cầm nên em cũng kiên trì cầm hi vọng đến ngày hái quả :
Gần cuối giờ mà vẫn nhặt thêm được ít dép
Em nhặt thêm tý VPB.
Nay là phiên rung lắc thứ 2 sau ngày bùng nổ hôm trước.
Mai mình tham gia
Vâng em thấy đầu tư cp trong giai đoạn uptrend rất dễ và nhàn, chỉ cần chọn đúng cổ và đúng thời điểm + kiên nhẫn là kiểu gì cũng có ăn.
Còn giai đoạn tt sw và giá xuống thì em chưa gặp nên không biết, lúc đó chắc đứng ngoài
Tôi xin chia sẻ với các bác về góc nhìn của tôi:
1. Xung đột “Nga & UK” .
Với sự kiện thì tôi lưu ý tới một số đặc điểm:
- Nato có tham gia hay không ? Cái này thực sự rất khó trả lời. Và tôi cho rằng thì sẽ không xảy ra vì Mỹ & EU đều biết về hậu quả của nó là thế nào trong bối cảnh kinh tế còn mong mạnh sau đại dịch. Nhưng để giải quyết xung đột này sẽ không phải ngày 1 ngày 2, nhưng tôi tin sẽ có cách giải quyết theo hướng không cứng rắn hơn nữa. → Và là NDT chứng khoán thì các bác cứ để ý và theo dõi biến động của DowJones Future thời gian này thôi.
- Tiếp theo đó là vấn đề các đòn trừng phạt “Cấm vận Nga” → cái này sẽ là tác động trực tiếp tới nền kinh tế của Nga, và tất nhiên sẽ là ảnh hưởng tới chỉ số GDP toàn cầu. Nhưng nếu xét ở Việt Nam thì sao ? Tôi cho rằng ít ảnh hưởng ! bởi vì: (1).Giao thương với Nga của Việt Nam khoảng gần 6 tỷ $ trên tổng kinh ngạch XNK là 668.54 tỷ $ → nên rất thấp. (2). Ngoài ra còn vấn đề mà Media hay các bác nghe trong room dọa về cái “SWIFT” với Nga Các bác không phải lo lắng, vì bản thân Nga cũng đã có những chuẩn bị về cái này, hơn nữa một số NH của Nga mới bị. Đối với Việt Nam thì cũng đơn giản vì có những cách khác để kết nối với thanh toán tại Nga thông qua các NH đặt tại Nga, VD: NH Nông Nghiệp đã dự bị qua NH Ấn. → do vậy cái vấn đề SWIFT không phải là vấn đề quan trọng với Việt Nam .
- Vấn đề tiếp theo đó là “Lạm phát” → cái này là có tác động này. Vì cái này vô tình làm đẩy giá cả của một số nguyên vật liệu như: dầu, kim loại,… trên thế giới tăng lên do xung đột chính trị → Với cái này thì ắt là tác động lên nhiều nước không loại trừ Việt Nam. Nhưng với Việt Nam thì tất nhiên lạm pháp ắt là có nhích lên rồi nhưng sẽ là ở mức thấp do các chính sách kinh tế của mình vẫn rất ổn định và lạm phát ở VN trong năm 2022 vẫn nằm trong tầm kiềm soát và ổn định < 4%.
2. FED dự kiến tăng lãi suất tầm trung tuần tháng 3.
Tôi nghĩ FED sẽ tăng lãi suất thôi. Nhưng so với trước kia (trước thời điểm xung đột) thì nhiều chuyên gia dự báo rằng FED sẽ tăng 50 điểm cơ bản. Nhưng với tình hình xung đột này thì tôi dự báo FED nhiều khả năng FED sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản mà thôi, và cũng không loại trừ khả năng sẽ chưa tăng lãi suất do vấn đề xung đột vừa qua bởi bản chất việc tăng lãi suất lần này là việc FED lường trước về nguy cơ lạm phát tăng cao do giá Oil tăng mạnh vừa rồi (tác động của Oil lên CPI của mỹ là 30%), cũng có thể Mỹ sẽ mở kho dầu dự trữ để tăng lượng cung Oil trên thị trường là một biện pháp sau này. Còn đối với Việt Nam, việc tăng lãi suất của Fed tôi cũng đã có nói về vấn để này rồi: “chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện tại đang đi sau các nước trên thế giới và tôi dự báo đi sau khoảng ít nhất 1 năm”.
Đó là góc nhìn của tôi về thế giới
Còn đối với TTCK Việt Nam.
Với các điều kiện vẫn chưa thay đổi như:
- Lãi suất mặc dù có nhích lên nhưng vẫn ở mức thấp.
- Đầu tư công đang thúc đẩy với tăng trưởng tín dụng đang mạnh mẽ sau đại dịch
- Các lĩnh vực sản xuất đang đi vào guồng quay với dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 7.4% → tôi đánh giá VN là một nước hiếm có với sự hồi phục nhanh chóng.
- PE (foward) 2022 hiện tại trên TTCK hiện tại vẫn đang ở mức gần 14 lần.
- Lạm phát dự báo tiếp tục nằm trong tầm kiểm soát.
Do đó, với những gì tôi nhìn nhận thì VNindex đã và đang đi gần vào giai đoạn cuối cùng của quá trình tích lũy suốt 4 tháng từ đầu tháng 11/2021 tới nay trước vùng cản từ 1510-1535 điểm của VNindex vừa rồi → Tôi dự rằng Vnindex sẽ chuẩn bị cho sự bứt phá tăng vượt qua vùng cản này .
Các bác cứ chuẩn bị sẵn tinh thần nhé.
Goodluck các bác !
Các bác tham khảo thôi nhé. Vì mình có thể đúng hoặc sai.
rất hay, cảm ơn bác nhiều.
Cảm ơn bác Be Be Cá mập nhiều.
Rất cám ơn về những chia sẻ tâm huyết của bác Bebe!
nếu chỉ xét về kỹ thuật thì mình nghĩ có thể xoay về 12.6 -12.9 (quanh Bookvalue)
Cổ phiếu này có gì mà bác chú ý thế
Đợt này mình hay theo dõi DJF do cần theo dõi phản ứng NDT trên thế giới trước xung đột.
Vừa rồi phán đoán nhịp sóng thì đúng nhưng điểm số thì hơi trượt chút.
Mình dự kiến cái vùng vòng tròn DJF có thể xảy ra nhưng sẽ sớm có nhịp tăng khá mạnh trở lại.
Cái này là mình chém gió thôi nhé
Cám ơn bác đã cho những thông tin thuyết phục để những người còn kém như mình bớt sợ bởi hù doạ của media, của các room khác!