Đầu tư công nên vật liệu cơ bản sẽ có lãi đầu tiên.
Nhựa HN chuyên sản xuất phần nhựa cho Honda.Có thế mạnh về khuân ép cúng.Văn phòng công ty và quỹ đất tại quận Hoàn kiếm.
Cổ phiếu rất cô đặc. AAA sở hữu tới 51%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu hợp nhất đạt 1.515 tỷ đồng, tăng trưởng 103% so với cùng kỳ 2020, lợi nhuận hợp nhất đạt 57 tỷ đồng, tăng trưởng 67% so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp của NHH tiếp tục tăng mạnh quý thứ 4 liên tiếp lên 20% so với mức 14,6% trong quý I/2021 và 15,7% quý II/2021, đóng góp chủ yếu do tăng tỷ trọng mảng nhựa xây dựng có biên lợi nhuận cao. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 68 tỷ đồng, tăng 143% so cùng kỳ 2020.
2. Giá thị trường
Kể từ đỉnh đã giảm hơn 60% và chạm đáy. Giá hiện tại có sự an toàn khá cao.
3. Định giá
Với doanh nghiệp tăng trưởng như NHH thì PE ~ 15 thì giá cổ phiếu hợp lý loanh quanh 7x.
Định giá q4 em này 150 tỏi nhé! Kế hoạch năm 2021 là 150 tỏi, mà năm nào cũng tăng 130% theo kế hoạch. Năm nay mới 45 tỏi. Thơm lừng, chưa kể năm ngoái nâng cấp máy móc hiện đại, đẩy mạnh sx ra nước ngoài, quan trọng ô tô lại free phí trước bạ trong nước.
Q3 đại dịch mà e nó so với toàn ngành quá ổn, Quý 3 của công ty với doanh thu tăng 71% lên 495 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp tăng 90% lên 99 tỷ đồng. Sau quý 2/2021 lợi nhuận tạo đáy thì quý 3 đã có sự hồi phục và khởi sắc hơn, kết quả kinh doanh tăng mạnh nhờ sự phục hồi của mảng nhựa kỹ thuật và đẩy mạnh xuất khẩu tấm ốp, sàn nhựa tới Mỹ.
Hi vọng, năm sau vni hướng tới 2k-2500. Hoàng đế Mr Dương và Quận vương Mr Hải không làm cổ đông thất vọng, để biến NHH ngành nhựa thành một “VCS” thứ 2.
P/s: mua bán kệ anh em, không chịu trách nhiệm mua bán. Thông tin mang tính chất tham khảo. Tránh việc chửi PR, úp bô, lùa gà…
Việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do, hàng loạt tập đoàn công nghệ toàn cầu đã theo làn sóng đầu tư đang dịch chuyển để tìm đến Việt Nam. Tiêu điểm là Foxconn, Pegatron, Wistron, Luxshare, là các đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã quyết định mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó là Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản, Lenovo, Techtronic từ Hồng Kông cũng đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Với lợi thế kinh nghiệm sản xuất linh kiện điện thoại cho Samsung, linh kiện điện tử điện máy cho Brother, Panasonic, động thái trên của các tập đoàn công nghệ mở ra một cơ hội lớn cho Nhựa Hà Nội trong việc phát triển mảng linh kiện nhựa và khuôn mẫu trong thời gian tới đây.
Đẩy mạnh xuất khẩu sàn nhựa An Cường Plastics (ACP)
Năm 2020, thị trường thế giới tiêu thụ 1,1 tỷ m2 sàn nhựa, trong đó thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ 325,2 triệu m2 và được dự báo tăng trưởng với tốc độ 6,5% trong giai đoạn 2021-2026. Sàn nhựa đang là xu hướng trong thập kỷ mới, tăng trưởng với tốc độ cao, là giải pháp thay thế hiệu quả cho các vật liệu tự nhiên như bê tông, gốm, đá và gỗ do thể hiện nhiều ưu thế hơn, đặc biệt ở độ bền, khả năng chống thấm nước, dễ làm sạch và lắp đặt, thiết kế linh hoạt và chi phí thấp. Đây là xu hướng không thể đảo nghịch, vì cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu nhân tạo sẽ ngày càng được nâng cấp, khoảng cách về thẩm mỹ và chất lượng sẽ ngày càng được nới rộng so với các vật liệu tự nhiên khác.
Cuối năm 2020, NHH đã mua lại toàn bộ ACP, công ty sản xuất ván và sàn nhựa SPC. ACP có công suất thiết kế 4 triệu m2 sàn SPC, định hướng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ACP dự kiến đem lại doanh thu trung bình tháng là 60 tỷ đồng khi chạy 100% công suất vào năm 2021. Biên lợi nhuận ròng mảng sản xuất này trung bình khoảng 7%, cao hơn so với biên lợi nhuận mảng nhựa ép truyền thống của NHH.
Biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trở lại mức quá khứ: Biên lợi nhuận gộp của NHH cải thiện lên mức 14,8% trong 6T2020 nhờ vào chính sách tiết giảm chi phí, cấu trúc sản phẩm cũng như tăng năng suất lao động của NHH. Chúng tôi kỳ vọng mức biên LNG sẽ tiếp tục cải thiện trong thời gian tới về mức quá khứ là trên 17%.