Nhìn lại chặng đường ấn tượng của vnindex trong 3 tháng vừa qua

VNINDEX đã tăng liền hơn 200 điểm trong 3 tháng vừa rồi. Rõ ràng đây là một đà tăng ấn tượng và bất ngờ của thị trường.

Với bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức, chắc hẳn hơn 200 điểm là con số mà nhiều nhà đầu tư đã bất ngờ khi nhìn lại thị trường. Khó lòng có thể nghĩ tới thị trường đi lên mạnh mẽ đến vậy. Nhìn lại thì rất giống với giai đoạn tăng điểm tốt của thị trường giai 2020-2021 khi Việt Nam còn đang gồng mình chống dịch và vực dậy nền kinh tế thời Covid.

Xét về bối cảnh thị trường có rất nhiều điểm tương đồng trong giai đoạn hiện tại và thời gian dịch bệnh hoành hành.

Với 2020 là chuyện đóng cửa chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh gần như đình trệ hoàn toàn. Năm 2023 lại là câu chuyện thiếu hụt nhu cầu từ trong và ngoài nước. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết 2 giai đoạn đều cho thấy sự sụt giảm so với cùng kì. Thị trường cũng vừa mới trải qua giai đoạn đổ vỡ, tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng ngiêm trọng.

Nhưng trái ngược với những con số vĩ mô xấu, kinh tế khó khăn thì TTCK của cả 2 giai đoạn đều có 1 đà tăng ấn tượng và đầy ngờ vực. Dòng tiền cũng đua nhau trong nghi ngờ đổ vào thị trường đẩy giá chứng khoán lên cao.

Một điểm quan trọng bậc nhất đối với thị trường mà chúng ta chưa nhắc tới chính là những nét tương đồng trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ.

Để vực dậy khó khăn cả 2 giai đoạn, Chính phủ đều có những biện pháp chính sách mạnh tay cả về tài khóa lẫn tiền tệ. Năm 2020 là 3 lần giảm đồng bộ các loại lãi suất chính sách, 2023 có tới 4 lần nhưng trên phạm vi cục bộ. Nhìn chung trong cả 2 giai đoạn thị trường đều gặp trạng thái thiếu hụt cung tiền do nền kinh tế chậm, điều đó dẫn tới vòng quay tiền không đảm bảo cho việc cân bằng giữa hàng hóa và lượng tiền. Mục đích chung cũng là giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn để phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế.

Từ góc nhìn của người tham gia thị trường chứng khoán, nguồn tiền và định giá sẽ là 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Hai yếu tố này mang tính dài hạn còn tâm lý thị trường đóng vai trò ngắn hạn.

Rõ ràng việc giảm lãi suất điều hành với mục đích giúp các NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay khiến lượng tiền trên thị trường dồi dào hơn. Một là đến từ nguồn vốn rẻ dễ tiếp cận hơn. Hai là lãi suất huy động ở mức thấp khiến kênh gửi tiết kiệm kém hấp dẫn đi. Những kênh tài sản như CK, BĐS,… sẽ hưởng lợi trực tiếp.

2020, phần lớn người dân làm việc ở nhà, kinh doanh khó khăn, việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vô cùng rủi ro. Bên cạnh đó, kênh tiết kiệm kém hấp dẫn, nguồn tiền tìm tới chứng khoán như lẽ tất yếu khiến chỉ số bay cao.

Với hiện tại tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. Nhưng việc kinh doanh cũng gặp khó khăn lớn khi thiếu hụt nhu cầu tiêu thụ trong nước, đơn đặt hàng nước ngoài cũng suy giảm nghiêm trọng. Lãi suất huy động đã giảm mạnh, làm giảm hấp dẫn kênh gửi tiền. Chứng khoán lại nổi lên như 1 kênh sinh lời hiệu quả.

Thị trường chứng khoán là thị trường của sự kỳ vọng nên việc thấy dấu hiệu của Chính phủ, NHNN có động thái giảm lãi suất để kích thích kinh tế gần như chứng khoán sẽ tăng ngay lập tức. Phản ứng tăng là do kỳ vọng “nới lỏng”, kỳ vọng các doanh nghiệp vực dậy từ khó khăn. Lãi suất huy động ở mức thấp, dòng tiền nhàn rỗi sẽ tìm tới và đặt cược vào những kỳ vọng trên. Ngoài ra, để đóng góp vào đà tăng ấn tượng của VNINDEX trong 3 tháng vừa rồi cũng đến từ lượng tiền gửi đáo hạn tại vùng lãi suất cao, khi hết hạn gặp lãi suất huy động đã giảm đi rất nhiều, đồng thời lãi suất cho vay của các NHTM cũng chưa giảm tương ứng nên dòng tiền nhàn rỗi đã và sẽ tiếp tục đi tìm những cơ hội khác để thay thế, trong đó TTCK cho thấy mức sinh lời hấp dẫn trong thời gian ngắn sẽ tiếp tục hút được dòng tiền.

NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG ẤN TƯỢNG CỦA VNINDEX TRONG 3 THÁNG VỪA QUA. VNINDEX đã tăng liền hơn 200 điểm trong ...

(Nguồn Wichart)

Hiện tại khi thị trường đã vượt mốc tâm lý 1200 điểm, kỳ vọng vào 1 lần giảm lãi suất điều hành nữa gặp vướng ngại với việc tỷ giá lên cao. Có vẻ việc thị trường đã tới ngưỡng và chuẩn bị kết thúc giai đoạn “tăng do nới lỏng” và dịch chuyển dần sang tìm kiếm các cơ hội riêng của từng doanh nghiệp với câu chuyện phục hồi và tăng trưởng.

Cơ hội vẫn còn khi viễn cảnh xấu từ việc đảo chiều chính sách từ mới nới lỏng sang thắt chặt ngay tại điểm hiện tại là cực khó. Thị trường có thể tăng đều tiếp được nhưng dư địa không lớn khi đã gần tới ngưỡng. Cơ hội lúc này sẽ phân hóa và tập trung ở các ngành nghề, các doanh nghiệp cụ thể còn kỳ vọng cho việc phục hồi và tăng trưởng LNST của mình.

Vậy nên thời gian tới là thời gian để chúng ta chậm lại, thị trường chuẩn bị không còn mua gì cũng thắng nữa, cuộc chơi sẽ cạnh tranh hơn !