VÌ SAO NGÀNH THÉP CÓ LỜI KHI GIÁ THÉP TRUNG QUỐC GIẢM?
Sal khi thị trường suy yếu, dòng tiền trở nên thận trọng hơn, nhà đầu tư cũng bắt đầu nhìn nhiều hơn về nội tại doanh nghiệp và triển vọng trong giai đoạn quý 3
Đây cũng là lúc những thông tin bất lợi đối với ngành thép lộ diện
- Giá thép Trung Quốc rơi sâu
- Nguy cơ phá sản của ngành thép Trung Quốc
- Biện pháp phòng hộ giá của liên minh Châu Âu
Mùa đông khắc nghiệt” của ngành thép: Cổ đông Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á “ngồi trên đống lửa” khi giá thép thế giới rơi tự do, nín thở chờ các quyết định chống bán phá giá
EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Việt Nam
Giá thép thế giới rơi tự do, doanh nghiệp ngành thép ‘nín thở’ chờ các quyết định chống bán phá giá
(Giá thép thế giới rơi tự do, doanh nghiệp ngành thép 'nín thở' chờ các quyết định chống bán phá giá)
Với những khó khăn như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp HPG, HSG, NKG nên phải chịu những khoảng lỗ khổng lồ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhà máy thép phải nên bị đóng cửa, nhân công nên phải bị sa thải hàng loạt. Tuy vậy, nghịch lí xảy ra
- Quý 2,2024 HPG, HSG, NKG tiếp tục đà tăng trở và mở rộng biên lợi nhuận.
- HPG đạt lợi nhuận 3,300 tỷ, cao hơn Q1.24 (2,870 tỷ) và tăng hơn 100% so với Q2.23 (1,460 tỷ)
- Biên lợi nhuận ròng NKG mở rộng từ Q2.23 (2.28%) lên dần Q1.24 (2.84%) và tăng mạnh mẽ tới Q2.24 (3.88%)
Nghịch lí này thực tế đã từng xảy ra trong giai đoạn 2016, khi ngành thép Trung Quốc đi vào giai đoạn khó khăn thì ngành thép Việt Nam lại bước vào chu kì phát triển mạnh mẽ
(Bài báo tiếng Anh năm 2016: Công ty thép Baosteel đẩy mạnh cắt giảm sản lượng mạnh vào 2016-2017)
Ngược với Trung Quốc, chúng ta lại thấy năm 2016-2017 là thời kì hoàng kim của ngành thép Việt
Cổ phiếu thép đã giúp nhà đầu tư kiếm đậm thế nào năm 2016?
(Cổ phiếu thép đã giúp nhà đầu tư kiếm đậm thế nào năm 2016?)
Nghịch lý 2016 này có thể giúp chúng ta hiểu được tình huống hiện tại
- Giá thép hoàn tính chu kì rơi từ đỉnh 2011 (5,355 CNY/T) về đáy 2016 (1,763 CNY/T)
- Trung Quốc tự chủ cắt giảm sản lượng sản xuất thép trước những cáo buộc phá giá cũng như tình trạng thừa thép kéo dài của nước này
- Bộ Công thương ra quyết định áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp thép trong nước trước hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc
- Đại lý bán buôn tích cực tích trữ hàng tồn kho giá rẻ sau đó hưởng lợi khi giá thép tăng
Đáng chú ý là năm 2011-2016, lợi nhuận HPG tăng trưởng liên tục bất chấp giá thép giảm vì
- Chi phí nguyên liệu đầu vào (quặng thép) giảm mạnh khiến HPG duy trì tiếp tục biên lợi nhuận cần thiết
- Đẩy mạnh sản xuất trong nước khi bất động sản hồi phục sau giai đoạn đóng băng từ 2008 (nội địa chiếm tỷ trọng 70%)
- Hỗ trợ thuế bảo hộ phòng vệ của chính phủ
Giai đoạn hiện tại 2024, Việt Nam đang gặp những thuận lợi tương đồng giai đoạn trước đó
• Bộ công thương tiếp tục có biện pháp phòng hộ thuế đối với Trung Quốc, Ấn Độ (Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG) hưởng “lợi ích kép” khi tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế)
• Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chính sách hạn chế nguồn cung nhằm tăng bảo vệ môi trường cũng như đưa giá thép trở lại (Why China’s new 2024 steel output cut policy is altering value chain dynamics - Fastmarkets)
Giá thép xuất khẩu Việt Nam thực tế giai đoạn vừa rồi không giảm theo giá Trung Quốc mà còn tăng nhẹ. Điều này là bởi
• Giá thép Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường chính Châu Âu, Mỹ nơi giá thép nội địa vẫn đang có giá cao do chi phí sản xuất
• Chiến tranh thương mại và thuế phòng vệ làm tăng chi phí nhập khẩu thép Trung Quốc. Việt Nam may mắn hưởng lợi khi Trung Quốc bị cuốn vào chiến tranh thương mại này
Giá thép xuất khẩu tăng nhờ việc Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường giá thép cao như Liên Minh Châu Âu
Tuy vậy chính việc đẩy mạnh xuất khẩu thép sang thị trường Châu Âu với giá cạnh tranh đã đẩy Việt Nam vào khó khăn mới: chịu thuế phòng hộ ngược
• Liên minh Châu Âu (EU) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng xuất khẩu của Việt Nam (EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam)
• Thép HRC Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá (Thép HRC Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá - Tạp chí Người Đưa Tin)
Như vậy, ngành thép Việt Nam đang đứng trước một thách thức chưa từng có khi tới 1/3 thị trường xuất khẩu đang lăm le áp thuế bảo hộ