NHNN hút 15 nghìn tỷ qua tín phiếu liệu có đáng lo?

, , , ,

Tổng quan phiên giao dịch 11/03

Kết phiên đầu tuần TT đóng cửa tại 1235.49 điểm với thanh khoản 23.8K tỷ, VN30 giảm 15.08 điểm, đóng tại 1235.12 điểm, phía đóng góp cho VN-INDEX nay gồm GVR FRT PNJ CTR VNM EIB…phía gây áp lực lên chỉ số là VCB GAS VPB BID MBB HPG. Khối ngoại nay Mua ròng 248.82 tỷ, tập trung mua FRT EIB FTS HPG VPI DBC KDH VHM…chiều ngược lại họ bán MSN KBC VPB SAB PVD DXG.

VN-INDEX mở cửa giằng co quanh tham chiếu, các mã TCB, GAS, BCM có tác động tiêu cực, chiều ngược lại, các mã BID, GVR, FPT là những mã có tác động tích cực lên chỉ số. Nhóm nhựa hoá chất hầu hết các mã đều tăng trưởng rất tốt như GVR DGC DPM PHR CSV BMP…

Ngoài ra, các mã thuộc nhóm thủy sản cũng tăng trưởng mạnh trong phiên sáng như IDI ASM ANV…và ngành công nghệ - sản xuất nổi bật có VNM DBC FRT FPT CTR VGI…

Đến phiên chiều, các mã trong rổ VN30 cho tác động tiêu cực lên chỉ số VCB, GAS, VPB, BID…Thanh khoản TT giảm so với phiên giao dịch trước đó.

Vì tin hút tiền về của SBV vào cuối phiên, khiến tâm lý TT thêm tiêu cực, ngành tài chính có mức giảm mạnh và sắc đỏ chiếm phần lớn trong rổ VN30, độ rộng toàn TT nghiêng về bên bán với 502 mã giảm dẫn đến VN-INDEX đóng cửa mất gần 12 điểm

Câu chuyện phát hành tín phiếu giảm áp lực lên tỷ giá

Tỷ giá tăng cao do đâu:

  • Kỳ vọng giảm lãi suất của FED sẽ trễ hơn do báo cáo CPI gần đây cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt

  • DXY quay lại mốc 105 sau đó giảm về vùng 102

  • Chênh lệch lãi suất Usd-Vnd dương kéo dài

  • Đầu cơ chênh lệch giá vàng => nhu cầu nhập vàng tăng => cầu Usd tăng

Khi tỷ giá tăng thì thường có 3 cách để xử lý:

  • Phát hành tín phiếu hút tiền về để kéo lãi suất VND tăng lên nhằm làm giảm chênh lệnh với lãi suất USD để ngăn chặn kỳ vọng mất giá VND tránh rút vốn (giải pháp trong ngắn hạn thường sử dụng)

  • Dùng dự trữ ngoại hối cung USD để hạ nhiệt (nếu phương án trên ko hiệu quả)

  • Tăng lãi suất điều hành (đây là bước cuối cùng nếu 2 phương án trên bị vô hiệu, và trong giai đoạn kích thích tăng trưởng như năm nay thì giải pháp này sẽ ko sử dụng. Đồng thời lạm phát hiện tại vẫn trong mục tiêu của chính phủ < 4-4.5%).

Giải pháp hiện tại của ngân hàng nhà nước:

Về vấn đề phát hành tín phiếu, hôm nay ngày 11/3/2024 NHNN chính thức đấu thầu thành công 15k tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, kỳ hạn 1 tháng, lãi suất trúng thầu 1.4%

Điều này đồng nghĩa, NHNN tạm hút thanh khoản từ các NHTM trong 1 tháng, với mục đích giảm sức ép lên tỷ giá đã tăng nóng trong thời gian qua.

Giai đoạn điều chỉnh trước đó ngày 21/9, cũng có thông tin về việc phát hành tín phiếu và thị trường cũng chịu 1 đợt điều chỉnh. Tuy nhiên thanh khoản tại hệ thống ngân hàng lúc bấy giờ đang dư thừa vì người dân gửi tiền vào thì nhiều mà nhu cầu vay lại không tăng → Việc phát hành tín phiếu cũng chỉ hút bớt lượng tiền dư thừa chứ không có tác động nhiều đến thị trường.

Hút tiền bằng tín phiếu thì chỉ trong ngắn hạn, chứ không thay đổi chính sách nới lỏng của năm nay. Mọi người có cổ phiếu vi phạm chặn lãi thì cứ bán ra nhé, trong thị trường chưa rõ biến động như hiện tại thì ưu tiên bảo vệ thành quả trong đoạn vừa rồi.

Mời anh chị xem chi tiết video:

Sau hơn 4 tháng thì NHNN đã có động thái phát hành lại tín phiếu. Thực tế thanh khoản hiện tại vẫn đang dư thừa nên việc hút tiền sẽ vẫn chưa có ảnh hưởng đến dòng tiền ở thị trường chứng khoán. Anh chị nào tham gia thị trường giai đoạn sau đợt phát hành thì cần lưu ý về điều này để tránh ảnh hưởng tâm lý nhiều.

Tính đến hết quý 3/2023, tiền gửi của dân cư và khối tổ chức chảy vào hệ thống ngân hàng 3 đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm. → Thời điểm cuối quý 3 cũng là lúc NHNN phát hành tín phiếu đợt đầu và lúc này hệ thống ngân hàng cũng dư thừa thanh khoản rồi.