Tại sao không chọn cả 2 mà phải lựa chọn giữa Tỷ giá và GDP?
Nếu chọn GDP, NHNN sẽ phải bơm tiền, hạ lãi suất để kích thích kinh tế, nhưng hạ lãi suất sẽ làm Tỷ giá tăng, và bơm tiền sẽ gây nên lạm phát.
Nếu chọn tỷ giá, NHNN sẽ phải tăng lãi suất, hoặc như gần đây là hút thanh khoản để gián tiếp làm tăng lãi suất và kềm tỷ giá. Như vậy, sẽ đi ngược lại với chọn GDP.
=>Chọn Tỷ giá hay GDP, thì đều mâu thuẫn với nhau và buộc phải bỏ 1 trong 2.
Tuy nhiên, nhiều khả năng NHNN sẽ chọn ổn định tỷ giá, và lạm phát để làm nền tảng ổn định vĩ mô để từ đó ổn định kinh tế xã hội và gián tiếp sẽ tăng GDP bền vững.
Nếu NHNN chọn Tỷ giá, vậy NHNN sẽ thực hiện như thế nào?
NHNN vẫn sẽ cố gắng duy trì 2 mục tiêu ổn định Tỷ giá và tăng GDP. Do đó, việc kiềm chế Tỷ giá NHNN sẽ thực hiện theo kiểu “ném đá dò đường” chứ không tác động một cách thô bạo. Và thứ tự “ném đá dò đường” của NHNN sẽ thực hiện dần các bước như sau:
Bước 1: NHNN sẽ thực hiện hút tín phiếu như giai đoạn vừa qua.
Bước 2: Nếu hút tín phiếu vẫn không khiến Tỷ giá giảm, NHNN sẽ tăng hút tín phiếu kèm theo tăng lãi suất trúng thầu.
Bước 3: NHNN sẽ bán tỷ giá USD kỳ hạn (forward).
Bước 4: NHNN sẽ bán tỷ giá USD giao ngay (Spot).
Bước 5: Tăng lãi suất.
Vậy, NĐT cần hành động như thế nào?
Vậy, NĐT cần hành động như thế nào?
Quan điểm và mục tiêu của NHNN và NĐT là hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu của NHNN là ổn định tý giá, ổn định vĩ mô để làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội.
Mục tiêu của NĐT là tìm kiếm lợi nhuận, bảo toàn danh mục đầu tư.
Do vậy, nếu NĐT đợi NHNN can thiệp tỷ giá, thì đã quá muộn vì danh mục đầu tư của chúng ta không phản ứng với Tỷ giá, mà phản ứng trực tiếp với Thanh khoản của thị trường. Do đó, điều chúng ta quan tâm là thanh khoản của thị trường chứ không phải là Tỷ giá. Tỷ giá là việc của NHNN.
Việc NHNN can thiệp vào tỷ giá, bằng cách Tăng lãi suất hay Bán tin phiếu đều là 1 cách làm giảm Thanh khoản của thị trường. Khi thanh khoản thị trường cạn thì Index sẽ ảnh hưởng giảm, và tác động tiêu cực tới CP cũng như danh mục của chúng ta. Do đó, nếu chúng ta đợi tới khi NHNN can thiệp bán tỷ giá USD thì đã quá muộn, vì khi đó thị trường đã bị cạn thanh khoản, và Index đã suy giảm.
Là NĐT trên TTCK, chúng ta cần phản ứng ngay từ “Bước 2: Nếu hút tín phiếu vẫn không khiến Tỷ giá giảm, NHNN sẽ tăng hút tín phiếu kèm theo tăng lãi suất trúng thầu
.” hoặc chậm hơn 1 chút thì Chúng ta cần chờ xem khoản đáo hạn đầu tiên, NHNN sẽ ứng xử như thế nào? Tiếp tục phát hành 1 khoản tín phiếu
có giá trị ngang/hoặc lớn hơn với lãi suất trúng thầu cao hơn hay là NHNN giữ nguyên, không phát hành thêm.
Nếu NHNN không phát hành thêm, để thanh khoản được bơm trở lại hệ thống NH. Thì mọi việc vẫn ổn, chúng ta tiếp tục nắm giữ danh mục.
Nếu NHNN tiếp tục phát hành thêm và kèm theo lãi suất tăng, thì ý chí của NHNN là tiếp tục can thiệp Tỷ giá, và tiếp tục hút thanh khoản. Hoặc, NHNN sẽ dùng biện pháp mạnh hơn như bán USD. Do đó, Chúng ta cần đề cao cảnh giác và chú ý quản trị danh mục đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Điểm nhấn cần chú ý tuần 8/4/2024 tới 12/4/2024:
Ngày 8/4/2024, sẽ là khoản đáo hạn đầu tiên trị giá 15,000 tỷ, và trong tuần này giá trị đáo hạn là khoảng 66,500 tỷ. Chúng ta cần chú ý việc đáo hạn có đi kèm NHNN sẽ phát hành bù lượng tín phiếu đáo hạn hay không?
Ngày 11/4/2024, NHTW Châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp, và trước đó, NHTW Thụy Sỹ đã hạ lãi suất. Vậy nếu ECB thể hiện “bồ câu” theo Thụy Sỹ hạ lãi suất đón đầu FED, thì hành động “gồng tỷ giá” của NHNN là thoải mái hơn, vì đang theo đúng hướng các NHTW Lớn. Còn trường hợp ECB “diều hâu” trong vấn đề hạ lãi suất, thì có vẻ, thời điểm hạ lãi suất của FED sẽ chưa tới gần, và áp lực lên NHNN sẽ lớn hơn.
Do đó, hành động của NĐT là quan sát hành động của NHNN ứng xử với các khoản Tín phiếu đáo hạn, để dự đoán hành động của NHNN và quản trị danh mục.