@Tammy.Tr OIL phi nên nay cười phớ lớ ha
Nếu ae đọc cuốn huyền thoại về chứng khoán theo phong cách đầu cơ là william o’ Neil hoặc Phù Thủy Chứng khoán sẽ hiểu phong cách này: Trừ mấy cp trà đá đánh cho vui thì ko nói nhưng những CP có nội tại thì đúng theo phong cách này: CP có kỳ vọng, có tín hiệu break và xác nhận lại việc break đó là đúng và thường sẽ ăn dc từ 30-50% @Vampire_rtn
Please check your sms my dear bro not only OIL
NTP ngon quá, chúc mừng bác
Biên độ 10% nó múc 2 3 phát trần bằng họ cay cả quý nhỉ kkk
Em đang đầu cơ mấy con dbc( chốt 2/3) và pc1 chạy ko lẹ dc bằng anh kkk
TIPS tiếp theo, ôn lại 1 chút đâu là những yếu tố ae cần quan tâm: Đây chỉ là những ý chí cá nhân của mình chứ cũng chẳng phải chuyên gia gì nhé ae nào học về Vĩ mô rồi thì cười nhẹ bỏ qua giúp:
Nên thực ra mọi người chỉ cần nhớ: Tăng Trưởng - Lạm Phát - Tỷ giá là chìa khoá giải quyết tất cả các vấn đề rồi đúng không nào.
À tớ quên nhiều ae sẽ thắc mắc vậy lãi suất nó sẽ ở đâu:
Lại nói thêm chút về biết số lãi suất đây là 1 biến số động và biến thiên theo nhiều yếu tố:
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển đồng thời là nền kinh tế mở với trụ cột là xuất khẩu nên nhu cầu tín dụng/ nhu cầu vốn là rất lớn. Để huy động được nhiều tiền buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để đủ hấp dẫn người dân gửi tiền( Lý giải vì sao LS Việt nam cao hơn rất nhiều so với Nhật…).
- Như ta đã thấy vai trò to lớn của đồng USĐ thì VN muốn PT được hay " giãn nở nền kinh tế hay định giá lại hay …" thì VN phải là nước “ngậm đô và ngậm càng nhiều đô càng tốt” → Tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất.
- Người gửi tiền mong muốn có lãi → Việt Nam là nước đang phát triển → Tín dụng tăng nóng → Lạm phát cao → LS cũng cần cao hơn tối thiểu lạm phát.
→ Như vậy mọi người đã hiểu được phần nào yếu tố của LS rồi đúng ko nào.
Và thường thị trường tiền tệ liên quan đến các khoản vay ngắn hạn vì đặc thù của nó chủ yếu là huy động tiền gửi trong ngắn hạn.
Để an toàn vốn thì bắt đầu từ tháng 10 này tỷ lệ cho vay dài hạn/ huy động là 30%.
— Gộp bài viết, 10/01/2024, Bài cũ: 10/01/2024 —
Mọi người thường nghe câu bơm tiền vậy bơm tiền khi nào? Liệu SBV cấp room, nâng hạ lãi suất là có thực sự bơm hút tiền hay không?
— Gộp bài viết, 10/01/2024 —
sbv có phải là thực sự " Bơm " 2 triệu tỷ như media rả rích cả 2 tuần nay không? Nhờ tín hiệu này mà bank cũng đã tăng rất tích cực sau thời gian ảnh hưởng của scb của thị trường trái phiếu kìm hãm.
SBV có đối ứng 2 triệu tỷ VND vào thị trường hay ko theo các bạn?
Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được “bơm” vào nền kinh tế năm 2024
Vậy bơm tiền khi nào, đây là quan tâm của tất cả chúng ta đúng không nào?
Khẳng định lại em dân IT chưa học ngày nào về ngân hàng, kinh tế thì may ra học kinh tế chính trị cơ bản năm 1 gì đó cũng cố lết được 5 điểm như môn triết học mác lê nin để được học bổng mà lâu rồi chẳng nhớ gì.
Nên thôi em giải thích theo nhà nước Grab thôi nhé có gì ae học bài bản thì thông cảm:
Em lại lan man chút chưa liên quan lắm đến bơm tiền đó là chúng ta quay lại thông tư 41 ngày 30/12/2016 của ngân hàng nhà nước: quy định về tỷ lệ an toàn vốn sau này có sửa đổi là thông tư 22, thông tư 22 2019 vậy nội dung của 41, 22 là gì:
Note 1 vài ý chính:
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8% nâng lên 9%
Hệ số rủi ro tín dụng (CRW): Đối với tài sản là khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách, hệ số rủi ro tín dụng là 0%. Đối với khoản phải đòi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), hệ số rủi ro là 20% → Thêm 1 đống rủi ro khác mọi người lôi ra đọc nhé dài quá.
Giới hạn đầu tư kinh doanh trái/ cổ phiếu Tỷ lệ nợ xấu: Không quá 3%
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2020: 40%;
b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 37%;
c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 34%;
d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022: 30%.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%(LDR).
Như vậy để bơm được tiền ra cho nền kte thì các bank phải pass qua được 1 đống các quy định chằng chịt nào là:
An toàn thanh khoản, an toàn vốn, tỷ lệ cho vay đối với các ngành nghề( SX, bán lẻ, bds …), tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, LDR, tỷ lệ nợ xấu… nói chung là có hết trong thông tư á ae chịu khó đọc.
Hay hiểu cách khác để giúp bơm được tiền xài được hết room thì các ngân hàng thương mại phải đáp ứng được 1 loạt các tiêu chí an toàn → Đó là điều kiện 1 của bơm tiền:
Mình lấy ví dụ cho dễ hiểu nhé tiền sẽ được bơm:
Hạ tỷ lệ LDR,
Tăng tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung dài hạn từ 30 lên 35%,
Hạ tỷ lệ giữ trữ bắt buộc VND từ 3% về 2%
NHNN cho phép giãn hoãn các khoản nợ thuộc nhóm xấu của người dân, của doanh nghiệp.
Tăng tỷ lệ tiền gửi của kho bạc nhà nước vào các tính tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoản
→ Như vậy ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn kết hợp với nới ROOM tiền sẽ được " bơm" ra nền kinh tế nhiều hơn.
Điều kiện thứ 2 của bơm tiền: Đó là khi việt nam thu hút được lượng lớn dòng tiền ngoài vào cả FDI và FII → Buộc ngân hàng nhà nước phải bơm ra 1 lượng lớn tiền VND tương đương để đối ứng. → khi đó đích thực là bơm tiền vì lượng tiền vnd vào nền kte dồi dào hơn.
→ Ngoài đáp ứng XNK thì dẫn dòng vốn ngoại cũng là 1 trong những lý do giải thích vì sao tỷ giá rất quan trọng.
Đầu tư công có phải là bơm tiền hay ko?
Media lại bơm chuẩn bi được bơm 700k tỷ qua đầu tư công?
vậy bản chất ĐTC có phải là kênh bơm tiền hay ko?
Không nhé, bởi vì:
- Khi đẩy mạnh đtc kho bạc phải rút đi 1 phần tiền gửi tại các ngân hàng → Để đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoảng … do khoảng tiền bị rút đi buộc các ngân hàng phải tăng cường huy động → Góp phần làm ls tăng.
Như vậy ĐTC không phải là kênh bơm tiền nhé và cũng sẽ ko anh hưởng đến điều hành tỷ giá của nhnn.
→ từ một số yếu tố trên sẽ làm -->Cung tiền tăng, tín dung tăng → Mới gọi là bơm tiền.
Vậy là ae hiểu 1 phần rồi nhé, đừng nghe media nó bảo nới room, hạ lại suất là ồ ạt bơm tiền nhé.
Câu 6: Kênh chứng khoán, kênh bất động sản có phải là kênh hút tiền giúp kiềm chế lạm phát hay ko?
Không nhé
Đầu tiên muốn biết thì phải xem lạm phát của VN chủ yếu từ đâu? Có phải là do bơm tiền như Mỹ hay châu âu hay ko? hay do các chi phí đẩy tăng?
Để biết được đầu tiên chúng ta phải nghiên cứu rổ hàng hóa tính CPI của chúng ta
Trong rổ hàng hoà tính CPI của chúng ta tỷ trọng cao nhất sẽ là: Thit gia súc chủ yếu thịt heo chiếm 5.15%; giáo dục 5.45%; Yte 4.11%; nhiên liệu 3,8%, điện 3.3%, thuỷ sản 3.1, rau quả 2.3, sinh hoạt tiêu dùng gia đình 8.6%…
Như vậy rổ CPI của VN chúng ta khác với Mỹ, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn là năng lượng, thuê nhà, lương thực thực phẩm.
Điều này giải thích vì sao trong năm rồi Mỹ và Châu Âu lạm phát rất cao nhưng LP Việt nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát bởi vì: mỹ và châu âu vừa ảnh hưởng của bơm tiền và giá cả hàng hoá gia tăng đó là ảnh hưởng kép.
Còn nhìn vào rổ CPI của Việt Nam những hàng hoá chiếm trọng yếu lớn như Thịt heo, tiêu dùng, giáo dục … không tăng nhiều nên CPI ở mức khống chế.
Như vậy trong vài năm vừa rồi bản chất vẫn là ko bơm mạnh tiền ra nền kinh tế( Cung tiền, tăng trưởng tín dụng). và BDS cũng đâu phản ánh nhiều vào CPI vậy thì BDS kiềm chế LP ở đâu.
Chưa kể trong những giai đoạn nóng sốt của thị trường thị trường BDS và chứng khoán là bong bóng là đầu cơ lướt sóng chứ ít nhà đầu tư mua để nắm giữ 5 10 20 năm họ mua lướt sóng liên tục → Một phần nào đó còn gây áp lực ngược lại LP.
Rất đơn giản thôi:
- Các bạn vẽ trên đồ thị vnindex mối tương quan với lạm phát sẽ thấy có thực chứng khoán hấp thụ lạm phát hay không hay lạm phát tăng cao chứng khoán nát.
- Mọi người so sánh trên đồ thị mối tương quan của giá BDS với lạm phát qua nhiều năm trên cùng 1 đồ thị cũng sẽ thấy điều này thôi.
Khi biểu thị trên đồ thị, biểu thị bằng số liệu chúng ta sẽ thấy mối tương quan liền mà.
Em thì 1/2 đánh dài hạn 1/2 bay nhảy khá nhiều CP cầm quá 2 năm như FPT HAH … con PHR giờ e còn cầm.
Như vậy chiếu với các hành động hiện tại sbv thì ae sẽ biết thanh khoản của thị trường sẽ tăng hay giảm trong ngắn và trung hạn khi áp lực của tỷ giá khá lớn nhé.
Và nhớ đọc lại bài vai trò của dòng vốn ngoại đối với nền kte mở của VN
Nếu ae đánh theo trường phái đầu cơ của william o neil thì có mấy lưu ý:
- Cp tăng trưởng vượt trội hay có kỳ vọng
- Đếm nến:
Đếm break đếm khi nào FTD
Đếm nến phân phối khi nào thì dc gọi là phân phối, ví dụ phiên hôm qua có phải là phân phối hay ko kk?
Công nghệ vẫn là dòng tăng trưởng vượt trội nhất. Lê đọc nè 1 quý tăng trưởng hơn 400% và còn chưa dừng lại - mới đọc trên viet stock
Cơn sốt AI chưa hạ nhiệt, Nvidia công bố doanh thu đột biến, cổ phiếu vượt 1,000 USD
2 giờ trướcNhững con số đột biến từ mảng trung tâm dữ liệu ở Nvidia cho thấy cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chưa có dấu hiệu lùi bước. Trong quý kết thúc vào tháng 4/2024, doanh thu của mảng này tăng trưởng đáng kinh ngạc 427%, trở thành điểm tựa cho sự tăng vọt của cổ phiếu Nvidia.
Đợt này dòng CN tăng ổn nhỉ, nhưng em cũng đang chờ xác nhận có cơ sở chút về LN doanh nghiệp, ngoài FPT vẫn duy trì 1 mức tăng trưởng nhất định thì các CP khác em vẫn chờ, e cũng đang hold cp điện lai đầu tư công, heo nhịp rồi nên đang chờ thời điểm rời tàu.
index tiến về mốc này thì rung lắc điều chỉnh cũng là bình thường cả nhà nhé index tăng tương đối thì cũng phải có lực chốt lời thôi, vẫn câu tập trung vào danh mục cp mình vẫn mạnh thì vẫn chưa sao cả.
Luôn phải ở tâm thế Index lên 1400 vẫn còn cp để chốt mà về 1000 vẫn còn tiền để mua
FPT đó à?
đúng anh LN của FPT á
Em đợi tour sau
Lên tàu VEA chạy rồi
giống VGI đó
Em đang full hàng rồi mà
đã lên tàu hôm qua rồi mà Bác.