Nhờ F247 lưu lại: Đây là những bài mình đã viết nhưng não cá vàng hay quên nên mở pic này lưu lại cần lại vào tìm đọc

Ant, Dri… có còn toả hương thơm của sầu riêng không nhỉ

Xin hỏi cụ, QT sao Fed phải hạ ls?

3 Likes

Cái này khá là dài dong và rắc rối dưới hiểu biết hạn chế của mình thì mình nói sơ thôi nhé chứ thực tế nó có nhiều yếu tố khá nữa:

Đầu tiên phải định nghĩa dc ntn là ls fed hay nói và quan trọng nhất là FFR fed fund rate hay gọi là LS quỹ Liên Bang cái ls này cực kỳ quan trọng.
Tại sao nó quan trọng khác với sbv các ls của sbv chỉ là tác động gián tiếp thì ls ffr sẽ tác động trực tiếp lên nền kte và đồng usd:

  • Các loại lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tiền gửi hoặc là lãi suất trái phiếu đều phải lấy lãi suất FED làm cơ sở chính.
  • thương mại thế giới đồng tiền chủ chốt là usd —> với các chính sách của Fed xác lập giá trị của đồng usd thông qua các công cụ của mình làm tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
5 Likes

Như vậy ae đã hiểu được vì sao nâng hạ ls của Fed nó có tác động mạnh như vậy

1 Likes

Ngoài ra khác với truyền thống cũng như ae đã được học trong sách giáo khoa là nâng hạ lãi suất thì có thêm khái niệm QE/QT điều này đã được một số CB áp dụng như Fed, ngân hàng Châu Âu, Nhật Bản

1 Likes

Nôm na như thế này: QE là bơm tiền, QT là hút tiền:
QE: Quantitative easing nới lỏng định lượng

: các CB in tiền( tiền dtu) mua vào trái phiếu kho bạc hoặc chứng khoán nợ/ thế chấp mbs —> bơm tiền làm tăng lượng tiền lưu thông —> hạ thấp chi phí vay —> kích thích ts chính ck tăng, coin, bds …
QT: Quantitative Tightening - QT: ngược với QE các CB bán lượng trái phiếu/ mbs để hút tiền về —> tiền lưu thông giảm

3 Likes

Nhìn trên đồ thị bảng cân đối của fed ae sẽ thấy ts của fed tăng khủng khi mua vào 1 lượng như trên trong chu kỳ bơm tiền.
Như vậy quay lại khi fed quyết định hạ ls thì các ls cơ bản cũng sẽ hạ giúp cho chi phí đi vay cũng giảm hơn( ae lại nhớ câu chuyện vì sao sbv- cb của Việt Nam) hạ ls nới room tín dụng —> nhưng vì sao tăng trưởng tín dụng lại ko tăng mình đã phân tích 2022 :).
Cung tiền, tín dụng tăng được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ ko phải chỉ nâng hạ lãi suất là nó tăng giảm liền.’—> trong dài hạn sẽ có tác dụng tích cực.
Nhưng QT/QE thì nó sẽ tác động trực tiếp ảnh hưởng đến bơm hút tiền.
Ví dụ trong ngắn hạn fed giảm ls nhưng tốc độ QT thậm chí tăng hơn so với hiện tại thì thị trường trong ngắn hạn phản ứng sẽ khác( trước mà hút 60 tỏi usd hiện là hút 25 tỏi trái phiếu kho bạc)

3 Likes

Như vậy vấn đề bây giờ là fed cũng khó giảm mạnh ls khi yếu tố tiền vẫn nhiều và lạm phát mặc dù đã giảm nhưng là yếu tố không thể chủ quan.
Ảnh hưởng của ls cũng như tăng giảm của nó mình đã nói rồi—> nên qt thì qt mà hạ ls thì hạ thôi :slight_smile:
Lp về gần mục tiêu, chỉ số việc làm giảm thất nghiệp tăng —-> nếu vẫn giữ mức ls cao thì có lợi ko?


2 Likes

Em đọc trong sách Phân tích TTCK có ý này. Anh Lê phân tích thêm xem có ý giống anh ko ạ? :slightly_smiling_face:


2 Likes

đúng đó em QE chỉ khác là anh nghèo ko có sách đọc nên đoán mò thôi kkk

Vâng anh! Em phải trích dẫn vì liên quan câu hỏi của anh, em nhớ có đoạn này và muốn tham khảo thêm ý của anh chứ trình như anh như thì cần gì sách ạ! :grin:

3 Likes

câu tl of cụ BN:

Thắt chặt định lượng (QT) khó có thể đảo ngược hoàn toàn tác động của Nới lỏng định lượng (QE) đối với cả lãi suất dài hạn và ngắn hạn.

QE liên quan đến việc các ngân hàng trung ương mua tài sản dài hạn (thường là trái phiếu chính phủ từ thị trường) để bơm thanh khoản vào nền kinh tế, điều này thường làm giảm lãi suất dài hạn và khuyến khích vay và đầu tư. Mặt khác, QT liên quan đến việc giảm bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương bằng cách cho phép các tài sản này đáo hạn mà không cần tái đầu tư, điều này có thể dẫn đến lãi suất cao hơn. Khi trái phiếu được cho phép đáo hạn thay vì thay thế khi đến hạn gọi là thắt chặt thụ động. Khi ngân hàng nhà nước mua lại nhưng vẫn chưa giảm bảng cân đối kế toán, điều này có nghĩa là bảng cân đối kế toán sẽ thu hẹp so với GDP theo thời gian thực, điều này có nghĩa là thắt chặt hữu cơ.

Tuy nhiên, quy mô của QT thường nhỏ hơn so với QE. Ví dụ, bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng đáng kể trong QE, nhưng QT dự kiến ​​sẽ chỉ làm giảm một phần. Điều này có nghĩa là trong khi QT có thể tăng lãi suất, thì nó có thể không bù đắp hoàn toàn cho tác động giảm của QE.

QT (thắt chặt định lượng) không ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản hoặc lạm phát vì các lý do sau:

Cân bằng cung cầu tiền mặt: Trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu về thanh khoản tăng cao, và các ngân hàng trung ương đã “in tiền” để đáp ứng nhu cầu này. Hiện tại, khi nhu cầu thanh khoản đã giảm, Fed giảm lượng dự trữ tiền mặt trong hệ thống để giữ cân bằng cung cầu tiền mặt. Điều này giúp tránh tình trạng thừa cung tiền mặt, từ đó không gây ra lạm phát.

Dữ liệu lạm phát: Trong suốt 10 năm qua, dữ liệu lạm phát cho thấy QE (nới lỏng định lượng) không gây ra lạm phát. Tương tự, QT cũng không có tác động tiêu cực đến lạm phát. Nếu Fed không giảm cung tiền mặt hiện tại, cung tiền mặt sẽ vượt quá nhu cầu và có thể gây ra lạm phát nghiêm trọng.

Điều chỉnh cần thiết: Việc giảm cung tiền mặt là cần thiết để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu tiền mặt. Điều này đảm bảo rằng thanh khoản trong hệ thống tài chính không bị ảnh hưởng đáng kể.

5 Likes

Cụ BN là cụ nào vậy bác kkk, thì mình cũng nói rồi mà để giảm tác động fed cũng đã giảm thu hẹp từ 60 bio xuống 25 bio đó :slight_smile:

A chạy xe ôm rảnh thì lôi sách của các vĩ nhân trên sòng vnindex ra đọc thôi e kkk

Tin khẩn cấp. Bão về khu vực miền bắc và trung quốc sẽ làm cho các cánh đồng trái cây ở miền bắc và trung quốc tan lát. những DN xuất khẩu nông sản và trái cây ở miền nam và Tây nguyên lại không có hàng để bán

Riêng trái cây muốn phục hồi cũng phải mất một thời gian dài. Thứ 2 có thể lên tàu DN về trái cây ở miền trung, miền nam, Tây nguyên phải không @mr_le198x

pic hội tụ khá nhiều thông tin, tks ad

1 Likes

Ok bác nice weekend

1 Likes

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trước hết là số liệu theo báo cáo chung là 6,63% tính đến 26/8. Sáng nay, báo cáo tại cuộc họp Chính phủ, dư nợ tín dụng tính đến 30/8 tăng 7,31%, theo số liệu thống kê của NHNN. Như vậy, mục tiêu cả năm đặt ra là khoảng 15% có điều chỉnh theo các yêu cầu thực tế tới thời điểm cuối năm. Những tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng âm, có thời điểm âm tới 2% trong 3 tháng đầu năm. Từ tháng 4 trở đi, tăng trưởng tín dụng khá tích cực. Tăng trưởng trong tháng 7, tháng 8 tích cực hơn. So với thời điểm này của năm 2023 mới đạt 5,33% và cuối năm vẫn đạt được con số mục tiêu đặt ra là 13,71%.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, năm nay, 15% có đạt được hay không, với tốc độ cũng như xu hướng chung của nền kinh tế và đặc biệt là so với trước kia, tình hình khởi sắc rất nhiều, tốc độ tăng trưởng trên tất cả các mặt được đánh giá là rất tích cực, khả năng đạt được 15%.

Mục tiêu tăng trưởng 15% tất nhiên là con số định hướng trong điều hành, không phải con số áp đặt, nhưng quan trọng nhất lúc này là làm sao tập trung tăng trưởng tín dụng, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. NHNN ngay từ đầu năm đã đặt ra những nhiệm vụ rất quyết liệt để tăng trưởng tín dụng. NHNN đã triển khai hàng loạt giải pháp, biện pháp rất tích cực với kinh nghiệm từ những năm trước cũng như biện pháp của riêng năm nay.

Trong đó, việc phân bổ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tổ chức tín dụng ngay từ cuối năm 2023 đã phân bổ hết chỉ tiêu 15% cho tất cả các ngân hàng để các ngân hàng thương mại chủ động trong cấp tín dụng.

Thứ hai, đã có các biện pháp để từng bước hạ lãi suất. Theo số liệu hiện nay, lãi suất đã giảm khá tích cực. Lãi suất hiện nay cho vay những khoản mới trung bình là 6,23%, giảm 0,86% so với cuối năm 2023. Lãi suất huy động là 3,84%, tăng 0,23%, ở mức nhỏ của một số NHTMCP nhỏ.

Có thể nói lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay giảm, điều đó cũng đồng nghĩa các ngân hàng thương mại đã chia sẻ với doanh nghiệp rất nhiều. Mặc dù tiền gửi huy động phải tăng lên để trả lãi suất cao hơn cho người gửi nhưng tiền cho vay lại giảm thì chênh lệch đầu vào đầu ra sẽ thu hẹp, lợi nhuận năm nay có phần giảm bớt so với các năm trước.

Thứ hai, tỷ giá rất ổn định. Mức mất giá của VND đến nay mới chỉ có 1,5%, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Nhìn chung điều hành tỷ giá đầu năm, những tháng đầu năm cũng như những tháng cuối năm, tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định, hợp lý và thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài.

Phó Thống đốc nhấn mạnh, thanh khoản cho nền kinh tế và thanh khoản các tổ chức tín dụng đồng thời giảm, tức là khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay, kể cả room tín dụng cũng như nguồn lực, nguồn vốn thanh khoản, đều đủ cho nhu cầu vốn tín dụng. Quan trọng lúc này là khả năng hấp thụ nhu cầu vốn vay. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh. Còn nhiều chính sách giải pháp vĩ mô khác đồng hành để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ vốn tín dụng.

Các hội nghị kết nối của tất cả 63 tỉnh, thành phố, các chính sách tín dụng ưu đãi, các chính sách tín dụng trong chương trình mục tiêu đều được triển khai rất quyết liệt. Đặc biệt, cơ chế chính sách, sau khi thực hiện Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, đã tháo gỡ rất nhiều hay nói đúng hơn là tinh gọn rất nhiều thủ tục, điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ pháp lý để đẩy mạnh việc cho vay.

Một phần nữa là ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay cũng như người cho vay.

Đấy là một số biện pháp đã và đang triển khai, cũng như thời gian sắp tới sẽ tiếp tục coi trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, cũng như yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung hơn nữa vào những lĩnh vực trọng tâm, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thống đốc cho biết thêm, những gói tín dụng ưu đãi như gói 140.000 tỷ đồng (vì có 4 ngân hàng thương mại đăng ký thêm) cũng như gói cho xuất khẩu thủy hải sản đã giải ngân vượt con số dự kiến 30.000 tỷ đồng, đạt 36.000 tỷ. Sáng nay, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo chung, NHNN sẽ tiếp tục tăng số dư của gói này lên dự kiến khoảng 50.000-60.000 tỷ đồng.

Gói tín dụng cho nhà ở xã hội 140.000 tỷ đồng cũng sẽ tiếp tục tăng tính ưu đãi, lãi suất giảm bớt, trước đây là 2% thì nay giảm thêm 1% nữa thành 3%, thời hạn kéo dài từ 5 năm lên 10 năm để giúp người mua nhà có điều kiện tiếp cận cũng như giải ngân tích cực gói này.

Đây là những nội dung chúng tôi sẽ tiếp tiến hành trong thời gian tới. Tóm lại, với con số dư nợ tín dụng tới thời điểm hiện nay và bằng những chính sách của ngành cũng như chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự đồng bộ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chúng tôi hi vọng cuối năm nay mức tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục góp phần cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế từ 6,5 đến 7%.

3 Likes