Hihi… cũng khó nói lắm anh
Khi đã là ng của công chúng thì k dễ gì vô tư dc như xưa
Đây vẫn là kênh You.tube đáng xem nhất hiện nay, theo ý em
Em k biết anh cmt gì nhưng cứ hãy đơn giản hoá 1 tí để thấy cs tươi đẹp hơn
À tại a com về mấy cái combat với các idol tiktok nên xoá
sao lại không bro nó là 1 trong các áp lực với nhiều nước DNA khi đô lên ngoại rút ròng vốn ra khỏi TT . nhưng ck luôn phản ánh trước một quý sớm hơn so với những gì chúng ta đang thấy. vĩ mô 3 tháng sau chính là index lúc này
Em đang đùa đó nó có độ trễ nhất định trước sau gì thanh khoản cạn kiệt nó sẽ phản ánh lên thị trường.
Đang đùa ae giờ tỷ giá cũng căng nhưng ko ai bàn tới đó.
Ổn định tỷ giá là một trong những nhiệm vụ trong tâm của sbv mà
Kkk e bán cp bds qua mua lô đất ở gần mũi né rồi.
chỉ khi hiện thực hoá lãi bằng cách chốt lãi và lm việc khác thì khi đó 100% mới lãi thực còn các con số trên tài khoản cũng chỉ là tạm thời thôi.
Vam k ở VN mua đất chi được bro
tôi ngược lại đang chú ý nhóm thép đtc bđs =)))
nếu kỳ vọng VNI xuống thì ôm dòng lẻ còn kỳ vọng 1 nhịp bull lên mạnh k thiếu 2 ông đó
Luật đất đai mới đi vào sẽ thông thoáng hơn đó anh.
Chắc do em ko đam mê nhiều với ck nên vốn dành cho nó ít nên có nhiều tgian lên mạng 8 đây
Nhịp rồi mấy dòng này chỉ tăng cp đơn lẻ index muốn lên dc thi cũng cần các ngành dẫn dắt.
Thị trường cứ tằng tằng tăng đẹp thì chẳng có việc gì phải bàn nhỉ? Danh mục của mình thì vẫn bán chưng heo đất và 1 vài cổ phiếu thấy có cơ hội tốt chỉ khác chút trong mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn tăng giảm tỷ trọng hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận.
Lại ăn cơm cà bàn thuyết âm mưu chút, lưu ý đây chỉ là nhận định và theo góc nhìn của thằng chạy grab không liên quan gì vận mênh hay tương lai gì cả, Mà đúng sai thì do tương lai quyết định
Trở lại vấn đề: Trước tình hình địa chính phức tạp và những bài học của VN trong quá khứ cũng bài học hiện tại như Triều Tiên, Ukraina, Cu Ba, Kazastan, Azabaijan… thì VN nên ứng xử ntn?
Những nước nằm cạnh các ông lớn và có vị trí địa lý chiến lược để dung hòa lợi ích thì chưa bao giờ là điều dễ dàng cả.
Bài học Ucraina còn đó trước mẫu thuẫn, trước quyết tâm tách rời khỏi Nga bằng mọi giá khởi nguồn là cuộc cách mạng cam, xung đột nội bộ ở vùng Donbas và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh giữa Nga và ủy nhiệm của Nato tại Ukraina đã đưa đất nước vào vòng xuáy nguy hiểm kể cả diệt vong khi 2 bên đã cưỡi lên lưng cọp và không thể quay đầu chỉ khi 1 bên thua:
- Nếu Nga thua trận mà do chính người Ukraina giải phóng chứ ko phải quân viễn chinh của Nato thì nước Nga thiệt hại nặng nề: Cả về kinh tế, chính trị, uy tín thương trường quốc tế hay nói ván bài tất tay thua trắng: Crưm các tỉnh khác như donbass về tay lại Ukraina, biển Đen, biển Baltic do nato kiểm soát, kinh tế bị cô lập suy yếu, người dân bất mãn sẽ càng dâng cao, chính trị mất ổn định cũng khó tránh khỏi. Nhưng nếu đội quân Nato đánh Nga sẽ khác sẽ kích thích tự hào dân tộc Nga, người dân Nga đồng lòng và nước Nga giải phóng Ukraina là để tránh thống trị, và Nato đang đánh trực tiếp vào Nga thì biện pháp cuối cùng Nga dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật( Dùng bút chì ở quy mô nhỏ) để hủy duyệt ucraina cũng không có gì lạ.
- Nato cũng ko thể để Nga thắng trận: mục đích Nato lập ra là để đối trọng với Nga và khối vacsava và luôn xem Nga là đối thủ lớn nhất nếu Nga thắng uy tín Nato sẽ suy giảm, 1 vùng rộng lớn của Ukraina sẽ gia nhập Nga, với nền kte quay về thời chiến quốc phòng Nga ngày sẽ càng mạnh hơn → Và anh ninh của cả Châu Âu sẽ trực tiếp bị đe dọa mà đặc biệt là các nước Đông Âu.
Khi 2 bên đều không được phép thua thì cuộc chiến sẽ tàn khốc, Ukraina không thể nhượng bộ không thể đàm phán khi đất ukraina mất ngày càng nhiều, Nga khó nhọc mới chiếm dc cũng ko dễ gì nhả ra bài học về ký kết thỏa thuận Nga- Nato đã nhãn tiền ra ngay tại Ukraina đó là thỏa thuận Min 2014 rồi thỏa thuận tháng đầu năm 2022 ukraina đã xé.
Dù cho như thế nào kết quả ra sau thì đất nước Ukraina cũng tan nát
Đầu tiên nói đến ảnh hưởng kinh tế VN có thể áp dụng linh hoạt mô hình nào để đất nước đi nhanh lên hiện đại hóa, là nước thu nhập cao thoát được bẫy thu nhập trung bình, nhớ nhé thu nhập cao thì thu nhập bình quân đầu người phải tầm 14k usd trở lên, còn về ảnh hưởng địa chính trị Vn nên theo phe nào hay vì sao là ngoại giao cây tre chúng ta sẽ nói sau:
Quay lại câu chuyện vào những thập niên 199x Vn là 1 trong những nước nghèo của Tgiới
Sau vài năm đổi mới, gia nhập khối DNA đi đâu cũng nghe câu VN đi tắt đón đầu, tiến thẳng lên CNXH
Nói đến CNXH lý tưởng đó là chế độ không có thống trị không bóc lột bình đẳng bác ái là 1 chế độ XH quá lý tưởng thực tế còn rất rất rất dài để chúng ta mới đến được đó nên từ tiến thẳng nghe khẩu hiệu thực tế tối thiểu để bình đẳng bác ái thì chúng ta phải: Có của cải có thặng dư có nền sx tiên tiến nhất, có nền chính trị ổn định nhất, minh bạch nhất, XH văn minh nhất. Trên thế giới cũng chỉ có 1 số ít đạt được hay tiến đến gần nhất như: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan mạch … → Nên tạm gác lại đi tắt đón đầu hay tiến thẳng lên chủ nghĩa XH.
Đầu tiên có thể tham khảo mẫu hình của nước trong khối đó là Singapore:
Nói lại chút Singapore đất nước nhỏ bé diện tích cũng chỉ gần ngang với Đà Nẵng
Sing từng thuộc địa của Anh và sau đó có thời gian ngắn sát nhập vào Malaysia nhưng do xung đột về chính trị, tôn giáo đã tách ra độc lập:
Là đất nước từng được coi như nước thứ 3 với rất nhiều hạn chế: Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan, Không tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước ngọt thiếu thốn, đất đai hạn chế, quốc phòng không có gì, bị vây bởi nước khác,
vậy điều gì biến Singapore từ nước thứ 3 vươn mình thành 1 nước tiên tiến top đầu thế giới, với hộ chiếu quyền lực top 3 thế giới.
Đầu tiên phải nói đến cộng đồng/ dân tộc người hoa( Tiếng Hoa và anh là ngôn ngữ chính của Sing) ở Singapore đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu tác động để Sing tách ra khỏi Malaysia
Trước ảnh hưởng lớn của nhóm cộng đồng người Hoa vào năm 1959 Lý Quang Diệu lên làm Thủ tướng:
- XH dung hòa về sắc tộc, gắng kết với Malaysia.
- Cp tập trung và chú trọng vào giáo dục
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, các khu công nghiệp lớn mọc lên như Jurong, siêu cảng Tus, siêu sân bay changji.
- Biến Singapore là 1 trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.
- Và đặc biệt là đẩy mạnh chống tham nhũng, là một trong những nước được đánh giá minh bạch nhất thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu từ 1959 đến 1990 và sau đó là người con lớn Lý Hiển Long kế thừa di sản của cha đã biến Singapore từ nước thứ 3 với tài nguyên ko có gì thành nước phát triển Top trên thế giới.
Lại quay lại câu nói tương quan VN Sing năm 2006:
Năm 2006, khi trao đổi với ông IL Houng Lee, trưởng đại diện IMF lúc bấy giờ, phóng viên trích dẫn dự báo của một số nhà nghiên cứu: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ là 552 USD). Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đặt giả thiết, nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng phát triển, Việt Nam sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm với Thái Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm với Singapore.
Còn nếu dựa trên giả thiết rằng tất cả các nước giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì thời gian để Việt Nam đuổi kịp các nước có phần lâu hơn.
Ông IL Houng Lee tính toán: “Ví như Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh trong 10 năm qua”. Thời điểm đó, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 7 trong 10 nước thành viên ASEAN về mức thu nhập, sự phát triển kinh tế.
Nhấn mạnh lại VN cần 197 năm để đuổi kịp Singapore theo suy đoán của 1 LĐ IMF năm 2006
Nhưng chỉ cần 17 năm 2023 so với 2006 khi VN đổi mới làm ăn với Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn … thì kết quả ntn:
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 đạt 4.320 USD (theo IMF). Nếu đặt giả thiết, các nước có GDP bình quân hơn ở ASEAN ngừng tăng trưởng, Việt Nam sẽ mất khoảng 3 năm để đuổi kịp Indonesia, 10 năm với Thái Lan, 19 năm với Malaysia và 52 năm với Singapore.
Còn nếu dựa trên giả thiết rằng, tất cả các nước được đề cập ở trên giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình như trong 10 năm qua, thì Việt Nam có thể mất 10 năm để đuổi kịp Indonesia, 14 năm với Thái Lan, 62 năm với Malaysia và 114 năm với Singapore.